5 lời khuyên về lối sống tối giản: Không chỉ giảm căng thẳng mà còn tiết kiệm được bội tiền
Khi theo chủ nghĩa tối giản, bạn không chỉ tiết kiệm thời gian dọn dẹp nhà cửa mà còn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.
Chủ nghĩa tối giản là lối sống tập trung vào việc giảm bớt sự lộn xộn trong cuộc sống kể cả về đồ vật bên ngoài và các yếu tố gây xao nhãng khác. Những người theo đuổi lối sống này sẽ tìm cách loại bỏ những phiền nhiễu khỏi cuộc sống của họ. Nó mở ra nhiều cơ hội hơn cho họ trên những phương diện và lĩnh vực khác, bao gồm cả vấn đề tài chính.
Nhiều người trong chúng ta có thể có quá nhiều vật dụng trong nhà. Thậm chí có thể chi tiêu quá nhiều cho những khoản mua sắm không cần thiết. Thiết lập một ngân sách phù hợp và lành mạnh sẽ giúp bạn cắt giảm những thứ bạn không cần. Thậm chí có thể làm giảm lo lắng, căng thẳng và giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn.
1. Ít mua hàng trùng lặp
Bạn đã bao giờ mua một món quà sinh nhật nhưng không thể nhớ mình đã có thiệp sinh nhật hay giấy gói ở nhà chưa? Hay chẳng hạn đi mua sắm đồ chuẩn bị ăn lẩu, song không thể nhớ ở nhà đã có nước ngọt để uống kèm chưa?
Chủ nghĩa tối giản giúp bạn ghi nhớ từng món đồ trong ngôi nhà của mình. Bạn sẽ có một bức tranh rõ ràng hơn về những gì bạn đã có. Điều đó có nghĩa là cắt giảm các giao dịch mua trùng lặp và tiết kiệm tiền trong quá trình này. Mỗi khoản tiết kiệm có nghĩa là có thêm cơ hội đầu tư cho tương lai của bạn.
“Lật tung” ngôi nhà của bạn lên. Hãy chọn ra những thứ bạn không cần, vẫn có thể sử dụng tốt. Sau đó, hãy tặng những món đồ đó hoặc bán chúng cho những người thật sự phù hợp hơn.
Khi thực hiện xong quá trình đó, bạn sẽ thấy ngôi nhà của mình thoáng đãng hơn. Câu chuyện dọn nhà sẽ dễ dàng hơn bao nhiêu!!! Đồng thời, bạn cũng nhận ra mình không cần nhiều đồ đạc đến vậy. Duy trì sự đơn giản trong cuộc sống, bạn buộc phải mua hàng có chủ đích. Và tất nhiên, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền mà chính bạn cũng có thể không tưởng tượng được.
3. Tập trung vào nhu cầu hơn mong muốn
Một lợi thế của chủ nghĩa tối giản là cách bạn làm quen với bản thân. Sau một thời gian, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì bạn coi trọng. Bao gồm cả những thứ bạn “muốn” và những thứ bạn “cần” để sống cuộc đời tốt nhất của mình.
Video đang HOT
Hành động đơn giản cắt giảm nhu cầu. Tập trung vào nhu cầu có thể mang lại lợi ích cho ngân sách hàng tháng của bạn.
4. Coi trọng chất lượng hơn số lượng
Giả sử bạn cần một chiếc áo khoác mùa đông mới. Thay vì mua chiếc áo khoác có chất lượng kém hơn một chút, do bạn thấy nó đang sale, hãy coi trọng chất lượng sản phẩm.
Hãy chọn một món đồ, đẹp và bền, có thể “sưởi ấm trái tim” bạn qua nhiều mùa đông. Chứ đừng chọn 1 “anh” áo ấm chỉ lướt qua bạn trong vài ngày lạnh buốt năm nay. Và vài mùa đông kế tiếp thì “ghost” bạn.
Có thể nó sẽ đắt hơn so với những sản phẩm khác vào thời điểm đó. Song, nếu một chiếc áo khoác chất lượng và có thể dùng trong thời gian dài, có thể là vài năm, nó đáng để bạn bỏ tiền ra mua. So với việc chi ra 500 “cành” và chỉ dùng được trong một mùa đông, một chiếc áo giá 1 triệu có thể đi cùng bạn 3,4 mùa đông, rõ ràng nó đang giúp bạn tiết kiệm kha khá.
5. Tiết kiệm tiền mua nhà
Bạn có đang nghĩ đến việc cần 1 ngôi nhà lớn hơn vì có quá nhiều đồ cần chỗ để? Hay bạn muốn cải tạo lại nhà để có được nhiều chỗ để đồ hơn?
Sao bạn không nghĩ đến việc bỏ bớt đồ đạc thừa đi. Nếu bạn chỉ giữ những tài sản phục vụ cho một mục đích nào đó, bạn sẽ cần ít không gian hơn. Sống thoải mái trong một không gian nhỏ hơn mang đến cho bạn nhiều thời gian, nhiều lựa chọn hơn để tiết kiệm tiền mua nhà.
Nếu bạn quyết định áp dụng lối sống tối giản, đừng nản lòng nếu bạn không thể thực hiện tất cả cùng một lúc. Chủ nghĩa tối giản là một quá trình liên tục. Bạn có thể dành nhiều năm để tinh chỉnh những gì phù hợp nhất với mình và từ bỏ những thứ đang làm bạn chậm lại.
Điều quan trọng ở đây là kiên trì tìm ra một cách sống lành mạnh hơn, hạnh phúc hơn. Nếu điều đó khiến bạn mất nhiều thời gian hơn dự kiến, đừng lo lắng! Vì quá trình này là xứng đáng, khoản tiền mà bạn đã tiết kiệm được chính là phần thưởng cho những nỗ lực của bạn.
Ảnh: Tổng hợp
Áp dụng 6 quy tắc cơ bản này của chủ nghĩa tối giản, bạn sẽ "lập lại trật tự" cho căn nhà của mình "một lần và mãi mãi"
Bằng việc sắp xếp các vật dụng trong nhà, chúng ta cũng có thể dọn dẹp lại trái tim mình.
Danshari, có thể hiểu là tối giản, được đề xướng bởi tác giả người Nhật Yamashita Hideko. "Dan - Đoạn": không mua, không thu, ngăn chặn những thứ không cần thiết xâm nhập vào cuộc sống của chúng ta. "Sha - Xả": Vứt bỏ những thứ không có giá trị và vô dụng trong nhà, tránh việc tích lũy quá nhiều. "Ri - Ly": vứt bỏ sự lệ thuộc của bạn vào vật chất, để ngôi nhà có một không gian rộng rãi, thoải mái và tự do tự tại.
Yamashita Hideko trong cuốn sách "Dan-sha-ri: Order your life" đã khẳng định : "Bằng việc sắp xếp các vật dụng trong nhà, chúng ta cũng có thể dọn dẹp lại trái tim mình".
Các nguyên tắc của chủ nghĩa tối giản mà Yamashita Hideko đưa ra đã nói lên rằng sự ngăn nắp, trật tự trong không gian sống là con đường dẫn bạn đến hạnh phúc. Bà đề xuất chúng ta hãy vứt bỏ mọi thứ vô dụng, từ chiếc áo khoác đã phai màu không còn sử dụng nữa đến những ký ức cũ kỹ khiến chúng ta thiếu thoải mái. Trong quá trình đó, bạn sẽ hiểu bản thân mình hơn và đạt đến sự thư thái, thoải mái về tinh thần.
Dưới đây là các quy tắc cơ bản theo "Dan-sha-ri" giúp bạn lập lại trật tự cho căn nhà của mình một lần và mãi mãi, không bao giờ phải lo lắng, áp lực về sự bừa bộn đồ đạc nữa!
1. Quy tắc về dung lượng
Không quan trọng là tủ quần áo, tủ lạnh, ngôi nhà hay não bộ của bạn, hãy cố gắng chỉ lấp đầy chúng tối đa 80%. Bằng cách đó bạn sẽ không làm lộn xộn mọi thứ có bên trong, giữ lại được khoảng trống để lưu chuyển, đồng thời quản lý sắp xếp dễ dàng hơn.
2. Quy tắc thay thế
Hãy chỉ chọn lựa những thứ thực sự khiến bạn hạnh phúc và giới hạn bản thân sống trong phạm vi những món đồ ấy. Bạn chỉ nên thay thế đồ khi có một thứ mới xuất hiện xứng đáng với vị trí đó.
Bạn cần học cách trân trọng những gì mình có. Bằng cách giới hạn tổng số món đồ yêu thích, tần suất bạn sử dụng đến đồ đạc sẽ nhiều hơn, tận dụng tối đa công năng của món đồ, vừa tiết kiệm tiền lại khiến không gian sống gọn gàng, thoáng đãng.
3. Quy tắc "một lần chạm" tìm vị trí đặt đồ
Nhằm giúp mọi thứ trong căn nhà được gọn gàng trật tự nhất có thể, bạn cần phải cân nhắc để đưa ra quyết định xem nên đặt món đồ nào ở đâu. Trong khía cạnh này, Yamashita khuyên bạn nên áp dụng quy tắc dựa trên hành động cất đồ và lấy đồ.
Chúng ta chỉ nên thực hiện tối đa 2 động tác, đó là mở cửa tủ và lấy đồ ra, không cần động tác thừa mất công sức nào khác. Tuân theo nguyên tắc ấy, bạn sẽ tìm ra được vị trí thích hợp để cất đồ dùng của mình. "Cá nhân tôi không sử dụng các hộp có nắp đậy hay dây cao su gây khó mở", bà nói.
4. Quy tắc chiều thẳng đứng khi lưu trữ đồ
Lấy ví dụ như cách sắp xếp hàng hóa trong siêu thị, nó giúp bạn tự do lựa chọn những thứ mình cần một cách dễ dàng, từ ấy khiến chúng ta có những bữa ăn ngon một cách tự chủ.
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách tổ chức chiều thẳng đứng vào tủ lạnh, khu vực đựng đồ khô, tủ quần áo, giá sách... Chỉ cần nhìn lướt qua là tìm được thứ mình cần, thêm một cái nhấc tay, bạn lập tức lấy được đồ.
5. Quy tắc hạnh phúc khi giữ lại đồ
Khá giống với tư tưởng của Marie Kondo, một trong những điều bắt buộc của lối sống Danshari là bạn phải chọn ra những gì thực sự hữu ích và khiến mình hạnh phúc để giữ lại trong không gian sống. Đó là một sự nỗ lực không hề đơn giản. Nhưng nó lại chính là quá trình quan trọng và thiết yếu nếu bạn muốn duy trì sự trật tự và yên tĩnh trong ngôi nhà của mình.
6. Quy tắc giá trị sử dụng khi mua đồ
Mọi đồ vật chỉ có giá trị khi chúng được sử dụng. Nếu bạn giữ vật dụng trong nhà chỉ để đề phòng dùng đến trong tương lai, thói quen này sẽ đưa đến kết quả đáng lo lắng. Thay vì ngôi nhà sạch sẽ ngăn nắp, thứ bạn sở hữu được sẽ là một không gian sống chứa đầy giấy tờ, đồ lưu niệm và rất nhiều món đồ bạn thậm chí còn không nắm rõ hết.
Đó là lý do tại sao trước khi mua bất kỳ món đồ nội thất hoặc đồ gia dụng nào, điều cần thiết là bạn phải suy nghĩ về giá trị của nó. Từ một chiếc bàn cà phê, chiếc túi nhỏ hay chiếc bình hoa trang trí, hãy chỉ mang về nhà nếu nó thực sự phát huy tác dụng trong không gian sống của bạn.
Marie Kondo hướng dẫn 5 quy tắc vàng để tiết kiệm chi phí và mang lại sự thư thái, vui vẻ Rồi bạn sẽ thấy tất cả không đơn thuần chỉ là việc dọn dẹp không gian sống, sự thư thái, nhẹ nhõm chúng ta nhận được sau đó còn có ý nghĩa hơn nhiều. Từ nhà bếp tới tủ quần áo hay văn phòng làm việc, bất cứ sự lộn xộn ở không gian nào cũng khiến chúng ta cảm thấy nặng nề,...