5 loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn trong mùa thu
Nếu không muốn nguy hại sức khỏe và ảnh hưởng đến thai nhi mẹ bầu không nên ăn những loại thực phẩm dưới đây.
Mùa thu là mùa thu hoạch, thời tiết cũng hanh khô hơn. Mẹ bầu thường ăn nhiều hoa quả, thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng và dưỡng ẩm da. Tuy nhiên, ăn quá nhiều một số loại trái cây có thể khiến bà bầu tức bụng, thậm chí gây kích thích tử cung. Dưới đây là những loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn.
Táo gai là một loại thực phẩm phổ biến trong mùa thu. Nó có vị chua ngọt, hợp với khẩu vị của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần thận trọng khi ăn táo gai, vì táo gai có tác dụng kích thích tử cung, thậm chí gây sảy thai. Vì vậy, thời kỳ đầu mang thai, nhất là những thai phụ có dễ bị sẩy thai hay có dấu hiệu dọa sẩy thai thì tốt nhất không nên ăn táo gai.
Long nhãn là loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn trong mùa thu
Long nhãn là một loại trái cây bổ dưỡng. Tuy nhiên, theo y học cổ truyền Trung Quốc, long nhãn có thể gây nóng trong người. Phụ nữ mang thai ăn nhiều long nhãn sẽ bị nóng trong và tức bụng.
Mùa thu mẹ bầu nên tránh ăn quả hồng
Video đang HOT
Quả hồng giàu dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất nhưng mẹ bầu nên ăn hồng vừa phải. Quả hồng có chứa các hợp chất phenol và một chất làm se hòa tan được gọi là tanin đỏ. Ăn quả hồng khi đói sẽ gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Vì vậy, bà bầu nên tránh ăn hồng.
Cùi sầu riêng chứa nhiều loại vitamin, giàu dinh dưỡng, có mùi thơm đặc trưng. Sầu riêng có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein và lipid. Theo quan điểm này, bà bầu ăn sầu riêng rất tốt. Tuy nhiên, cellulose có trong sầu riêng sẽ hút nước và làm ruột và dạ dày nở ra. Ăn quá nhiều sầu riêng sẽ làm tắc ruột và gây táo bón. Phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ không nên ăn sầu riêng. Và sầu riêng có hàm lượng calo quá cao, nếu ăn sầu riêng khi mang thai mẹ bầu sẽ tăng cân chóng mặt.
Mía là thực phẩm bà bầu không nên ăn mùa thu
Mía chứa nhiều đường, nước, vitamin, chất béo, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt và các chất khác rất có lợi cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Mía không chỉ tạo thêm vị ngọt cho món ăn mà còn có thể cung cấp dinh dưỡng và calo cho cơ thể. Tuy nhiên, do mía chứa nhiều đường nên ăn quá nhiều mía có thể khiến đường huyết của mẹ bầu tăng cao và gây bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra những mẹ bầu bị tỳ vị hư hàn, bụng trướng đau cũng không nên ăn quá nhiều mía.
5 loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn khi bụng đói, không những gây đau bụng, tiêu chảy mà còn "bào mòn" dạ dày của bạn
Để sinh tồn, con người cần phải ăn, tuy nhiên, ăn uống sai cách có thể khiến bạn càng trở nên ốm yếu, bệnh tật nhiều hơn. Dưới đây là 5 loại thực phẩm bạn không nên ăn khi đói bụng kẻo rước bệnh vào người.
Chế độ ăn uống là một điều vô cùng quan trọng, một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ có lợi cho sức khỏe. Tất nhiên, đôi khi bạn sẽ ăn uống sai cách, dẫn đến tổn thương cơ thể, nhưng tốt nhất là hạn chế việc làm đó lại, nếu không bạn sẽ trở nên ngày càng ốm yếu, nhiều bệnh tật.
Một trong những cách ăn uống sai thường gặp là chọn sai loại thực phẩm khi đói bụng. Dưới đây là 5 loại thực phẩm bạn không nên ăn lúc này kẻo rước bệnh vào người.
1. Khoai lang
Trước kia, khoai lang được coi là loại lương thực chính, nó có thể giúp bổ sung năng lượng và tăng cường sức khỏe cho con người, thậm chí ở một số quốc gia, người ta coi khoai lang là "thực phẩm trường thọ".
Tuy nhiên, việc ăn khoai lang cũng không nên tùy tiện, nhất là không nên ăn nhiều khi đói bụng. Điều này là bởi ăn nhiều khoai lang có thể gây trướng bụng, đầy hơi, dễ tạo ra hiện tượng trào ngược axit dạ dày và ợ chua, đặc biệt nguy hiểm cho những người bị khó chịu về đường tiêu hóa. Nếu duy trì tình trạng trên trong thời gian dài thì nó sẽ là mối nguy hiểm lớn tiềm ẩn cho dạ dày.
2. Quả hồng
Nhiều người thích quả hồng chín bởi nó có vị ngọt, không bị chát lại có tác dụng bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn hồng cũng có những lưu ý nhất định, đặc biệt là không ăn nó khi bụng đói.
Hồng là loại trái cây chứa nhiều axit tannic, loại axit này đi vào cơ thể con người với lượng lớn sẽ liên tục gây kích thích đường tiêu hóa, tạo ra cảm giác khó chịu càng dữ dội hơn, thậm chí ăn hồng khi bụng đói còn có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.
3. Táo gai
Táo gai có vị chua rất tốt để tạo cảm giác ngon miệng, tuy nhiên đây cũng là loại thực phẩm không nên ăn khi đói bụng.
Thực tế, táo gai cũng chứa nhiều axit tannic và hàng loạt các loại axit hữu cơ khác như axit maslinic, axit ascorbic... những chất chua này có tác dụng kích ứng tương đối mạnh với dạ dày. Nếu được ăn khi bụng đói, nó sẽ kích thích mạnh hơn đến niêm mạc dạ dày khiến cho dạ dày bị đầy hơi, gây khó chịu nghiêm trọng. Vì lý do này, bạn không nên ăn táo gai khi bụng đói.
4. Đường
Điều này nghe có vẻ vô lý bởi thông thường khi bạn cảm thấy đói bụng, chỉ cần ăn một viên đường, vị ngọt sẽ khiến bạn cảm thấy rất tuyệt và xua tan ngay cảm giác đói, tại sao không nên ăn khi đói bụng?
Khi đói, việc ăn đường vào lúc này có thể ảnh hưởng, biến động lớn đến lượng đường trong máu. Hơn nữa, bản thân đường cũng là một loại thực phẩm có tính axit, nếu ăn vào sẽ kích thích dạ dày của bạn, không có lợi cho sức khỏe.
5. Mật ong
Tương tự như đường, nhiều người cũng thích uống mật ong khi đói bụng. Tuy nhiên, việc ăn mật ong khi đói bụng có thể khiến dạ dày tiết quá nhiều axit và gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
Do đó, tốt nhất bạn nên pha mật ong với nước ấm để uống sau bữa ăn 1 giờ. Ăn mật ong khi bụng đói thực sự không tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là sức khỏe đường tiêu hóa.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This
Từ bỏ 3 loại thức ăn giúp giảm 80% nguy cơ đột quỵ Nhiều người đang vô tình làm tăng nguy cơ đột quỵ của bản thân khi thường xuyên ăn các loại thực phẩm không lành mạnh. Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao hàng đầu thế giới. Tình trạng xảy ra khi quá trình cấp máu não bị gián đoạn...