5 loại thực phẩm không nên dùng khi cảm lạnh
Khi mắc cảm lạnh, điều quan trọng nhất là tránh ăn những thức ăn gây mất nước, viêm hoặc làm gián đoạn giấc ngủ. Các loại thực phẩm trong danh sách này được xem là xấu đối với sức khỏe, khi bạn bị cảm lạnh, theo Livestrong.
Ảnh: Shutterstock
Có những lý do để hạn chế tiêu thụ thường xuyên thịt xông khói. Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại các loại thịt chế biến – kể cả thịt xông khói – như là chất gây ung thư. Tuy nhiên, một lý do khác để giảm bớt thịt xông khói khi bạn bị cảm lạnh là quá nhiều natri. Khi đang lạnh, bạn nên tập trung vào cung cấp nước. Thực phẩm mặn ảnh hưởng mục tiêu cung cấp nước.
Kem
Sự kết hợp giữa chất béo cứng và các loại đường đơn trong kem không tốt cho cổ họng của bạn, đặc biệt là khi bị cảm. Sự kết hợp viêm này tạo gánh nặng lên hệ miễn dịch. Thay vào đó, hãy thử dùng sữa chua với ít chất béo kết hợp với trái cây tươi để làm dịu cổ họng.
Thịt bò
Mặc dù nó cung cấp protein và kẽm, nhưng một miếng thịt bò béo sẽ làm tăng chứng viêm và ngăn chặn hệ miễn dịch làm việc tốt. Thay vào đó, hãy chọn hải sản hoặc súp gà truyền thống để bổ sung protein và kẽm.
Nước uống có ga và đường
Đường thêm vào nước sô đa không tốt cho sức khỏe, nhưng còn một lý do khác để bỏ thói quen uống loại nước này – đặc biệt khi bị cảm lạnh. Caffein từ nước uống có ga và đường vào cuối ngày có thể khiến bạn khó ngủ. Cơ thể thèm ngủ khi bạn bị bệnh vì chiến đấu với nhiễm trùng gây ra mệt mỏi. Theo Khoa Y học về Giấc Ngủ tại Trường Y Harvard (Mỹ), các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng ngủ sâu hơn đã cải thiện cơ hội sống sót sau nhiễm vi khuẩn. Hãy thử chuyển sang dùng ấm trà thảo dược vào buổi tối khi bạn bị cảm.
Video đang HOT
Trong khi một miếng bánh kẹo có vẻ như là một thứ giúp ngủ ngon, nhưng không phải vậy, khi bị cảm lạnh, bạn sẽ tốt hơn khi dùng một chén trà để xoa dịu cổ họng và làm ướt các đường dẫn khí mũi. Kẹo ngọt sẽ kích thích viêm và làm yếu hệ miễn dịch. Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ cho thấy đường làm giảm hiệu quả của bạch cầu bằng cách giảm khả năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
10 đồ uống tốt cho người dễ bị cảm lạnh trong mùa đông này
Những đồ uống dưới đây không những tốt cho những người dễ bị cảm lạnh mà còn phòng ngừa những bệnh khác trong thời tiết mùa đông nóng lạnh thất thường của năm nay.
Chanh mật ong
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vì thời tiết mùa đông, bạn nên thử công thức đồ uống gồm có rễ gừng, quả mọng, chanh và mật ong. Đồ uống nóng là giải pháp hữu hiệu để phòng tránh cảm lạnh cũng như giảm bớt sự mệt mỏi, mang tinh thần bạn trở lại.
Chocolate
Mặc dù chứa đường, chocolate nóng vẫn tốt hơn nhiều so với một số loại đồ uống chứa chất bảo quản được bán tại các cửa hàng. Công thức làm chocolate nóng chỉ sử dụng 4 thành phần chính là bột ca cao, vani, đường và thêm sữa nếu bạn muốn.
Cà phê sữa mật ong
Để làm thức uống này, bạn cho đậu khấu, mật ong vào tách cà phê sữa Latte. Để giảm bớt lượng calo, bạn có thể dùng sữa hạnh nhân hoặc hạt điều thay vì sữa động vật.
Súp lê
Quả lê có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng khô họng, ngứa họng, đau họng và khản tiếng... ở những người có bệnh về đường hô hấp. Đun sôi nước lê, cho vừa đủ một lượng đường hoặc thêm chút mật ong sẽ thành món nước lê hoặc súp lê, có tác dụng bổ âm mát phổi, hỗ trợ cho dạ dày rất tốt, ngoài ra còn trị ho hạ nhiệt.
Nước táo ép
Táo có nhiều vitamin, dưỡng chất gúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bạn, đặc biệt giúp bạn ngừa cảm lạnh, phòng bệnh hay gặp mùa đông.
Hồng trà
Loại thức uống này tính ngọt nhẹ, mát, có thể dưỡng dương, tốt cho dạ dày. Do chứa một lượng protein nhất định, có thể có lợi cho cơ thể, uống hồng trà trong mùa đông, sinh nhiệt, ấm bụng, tăng cường khả năng chịu rét cho cơ thể.
Trà sả
Trong mùa đông, trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh, lá bạc hà. Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, giữ ấm toàn thân và dịu cơn ho trong mùa lạnh.
Ngoài ra, trà sả có tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, đặc biệt chống viêm. Khi bạn gặp phải những triệu chứng về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu,... chỉ cần dùng 30-50g sả, sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày để chữa trị các triệu chứng trên.
Trà gừng cam thảo
Nếu bạn chỉ muốn dùng trà, thức uống này là sự lựa chọn thông minh. Gừng tươi làm dịu chứng đau rát cổ họng khi bị cảm lạnh, còn cam thảo làm cho tách trà của bạn thơm ngon, hấp dẫn hơn.
Trà hoa cúc
Một tách trà hoa cúc trắng sẽ giúp bạn chữa phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt,... Trà hoa cúc vàng cũng thường dùng trong phòng cảm lạnh, cúm, viêm mủ da, hoa mắt, tăng huyết áp,...
Vì hoa cúc có tính mát, tác dụng thanh nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn, hay lạnh tay chân, lạnh bụng, huyết áp thấp thì không nên dùng trà hoa cúc.
Trà bạc hà
Lá bạc hà chứa vitamin B, canxi, kali giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Vì vậy, trà bạc hà có thể giúp chống lại một số bệnh thông thường mùa đông như cảm lạnh, ho khan, cảm cúm,... Một ly trà bạc hà hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm các cơn co thắt đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Một điều bạn cần phải lưu ý là trà bạc hà không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ, hoặc bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.
Theo Tùng Anh
Gia đình & xã hội
Ích lợi của nước gừng Nước gừng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn chỉ cần đun sôi 1 - 2 lít nước với chừng 3/4 chén gừng xắt nhuyễn trong ít nhất 20 phút, để các thành phần chữa bệnh của gừng thấm vào nước. Ảnh: Shutterstock Nước gừng ấm giúp cải thiện một số chứng bệnh đáng kể. Cảm lạnh: Lấy một thau nhỏ,...