5 loại thực phẩm giải độc cơ thể đón năm mới
Trước thềm năm mới hãy làm sạch cơ thể để bắt đầu không chỉ thời khắc mới cho cuộc sống mà cả thể trạng mới cho cơ thể. 5 loại thực phẩm dưới đây giúp bạn nhanh chóng “refresh” lại cơ thể dễ dàng.
Các độc tố có ảnh hưởng xấu đến cơ thể bao gồm cả độc tố bên trong và bên ngoài. Nội độc tố như: các gốc tự do, phân, cholesterol, chất béo axit uric, acia lactic, nước, thuốc và tắc nghẽn. Độc tố bên ngoài như: Ô nhiễm không khí, dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả, khí thải công nghiệp, hóa chất, chất bảo quản thực phẩm, mỹ phẩm quá nhiều kim loại nặng, đồ ăn vặt và các tác dụng phụ khác gây ra bởi nền văn minh hiện đại, vi sinh vật gây bệnh.
Lý do cơ thể cần giải độc
Nếu cholesterol quá cao, cơ thể khó bài tiết dẫn đến các bệnh như tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Phân là gốc rễ của các độc tố trong đường ruột của con người. Khi sức khỏe đường ruột không được lạc quan, các độc tố sẽ lưu giữ và xâm nhập trở lại vào cơ thể, làm giảm hệ thống miễn dịch, suy giảm năng lượng, hoặc thậm chí gây táo bón mãn tính. Kết quả là cơ thể lão hóa sớm trước tuổi. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, trước thềm của năm mới hãy làm sạch cơ thể để bắt đầu không chỉ thời khắc mới cho cuộc sống mà cả thể trạng mới cho cơ thể.
5 loại thực phẩm dưới đây giúp bạn nhanh chóng “refresh” lại cơ thể một cách dễ dàng.
Gạo nâu – hữu hiệu cho đường ruột
Video đang HOT
Gạo nâu rất giàu vitamin B, E, có hiệu quả cải thiện khả năng miễn dịch cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu, ổn định việc cung cấp năng lượng cho đường ruột. Hơn nữa, nó còn chứa lượng kali, magie, sắt, kẽm, mangan và các nguyên tố vi lượng khác và nhiều chất xơ có thể thúc đẩy sự gia tăng của vi khuẩn đường ruột, ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không thưởng thức ngay một bát cơm rang vừng từ gạo nâu, không chỉ ngon miệng mà còn tốt cho cơ thể nữa đấy!
Tảo bẹ – nhu động “tăng tốc” cho đường ruột
Chuyên gia y tế Trung Quốc chỉ ra rằng tảo bẹ là thực phẩm có tính kiềm, giàu I-ốt có thể thúc đẩy sự trao đổi chất triglyceride máu, và ngăn chặn quá trình axit hóa của máu, giúp nhuận tràng, nhưng lại chứa ít calo, giàu chất xơ, có thể tăng tốc chuyển động đường ruột. Ngoài ra, tảo bẹ cũng chứa axit alginic, có thể làm giảm khả năng hấp thu đường ruột của stronti phóng xạ, và bài tiết qua sức khỏe đường ruột, trong khi đó nó cũng đóng vai trò quan trọng trong dự phòng bệnh bạch cầu.
Mộc nhĩ – làm sạch “một phần” đường ruột
Mộc nhĩ là một loại thực phẩm giúp rửa ruột tốt nhất cho mọi lứa tuổi. Trong thời gian dài đường ruột hấp thu các chất không lành mạnh như bụi và các tạp chất thì một dung nạp một lượng mộc nhĩ nhỏ cũng có tác dụng rửa ruột hiệu quả.
Đậu phụ – “năng lượng tích cực” cho đường ruột
Đậu phụ có tác dụng rất tốt cho nhu động ruột sinh lý, làm giảm sự khó chịu mỗi ngày. Ngoài ra, đậu phụ giàu chất xơ, với thành phần chính là glucomannan, có thể hình thành một màng bảo vệ trong thành ruột, rút ngắn thời gian cư trú của thực phẩm, giúp chất thải đường ruột sạch sẽ, có hiệu quả cho phép đường ruột hoạt động khỏe mạnh.
Lạc – Làm ẩm và tăng độ dai đường ruột
Cuộc khảo sát của Đại học Y tế công cộng cho thấy: Lạc có tác động mạnh mẽ đối với ruột. Điều này là do một chất đặc biệt trong dạ dày có tác dụng làm ẩm đường ruột rất tốt. Hơn nữa, phytic acid, phytosterol, và vật liệu đặc biệt khác sẽ làm tăng độ dai đường ruột, tăng khả năng chống lại sự xâm nhập bên ngoài.
Theo PNO
Những lưu ý khi cho trẻ ăn phomai
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa được xem là nguồn thực phẩm chủ yếu dành cho trẻ nhỏ. Trong số đó, phomai là một trong những lựa chọn ưu tiên vì đây là sản phẩm "đa chất", phụ huynh có thể kết hợp khi chế biến thức ăn cho bé.
Bác sĩ Chuyên khoa 1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về sản phẩm này.
Chỉ cho trẻ trên 6 tháng tuổi dùng phomai
Sau 6 tháng tuổi, ngoài việc bú sữa mẹ, cần cho trẻ ăn dặm thêm nhằm cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất giúp trẻ tiếp tục tăng trưởng nhanh. Có thể bổ sung phomai vào thực đơn của trẻ như những thực phẩm khác. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 6 tháng dùng phomai vì không cần thiết, hệ tiêu hóa của trẻ chưa có đủ men tiêu hóa thức ăn khác ngoài sữa; bên cạnh đó, phomai có thể làm hại đường ruột của trẻ gây tiêu chảy, nôn ói, khó tiêu,...
Khi mới tập cho trẻ ăn, phụ huynh nên cho trẻ ăn một miếng nhỏ, duy nhất một lần trong ngày. Nếu quan sát thấy trẻ có tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng thực phẩm thì phải ngưng cho ăn ngay và chỉ tập lại sau đó một tháng. Nếu thấy trẻ bình thường, vẫn bú tốt thì có thể tăng dần dần theo sở thích và khả năng tiêu hóa của bé.
Hiện nay, chưa có khuyến cáo về lượng phomai tiêu thụ tối đa hay tối thiểu cho trẻ ăn trong 1 ngày hay 1 tuần. Tuy nhiên, tính về thành phần dinh dưỡng cân đối thì mỗi ngày chỉ nên cho trẻ ăn 1 lần, tuần ăn vài ngày là đủ, để trẻ còn ăn các thức ăn khác. Phụ huynh cũng có thể cho trẻ ăn hàng ngày trong một thời gian ngắn nhưng không tốt bằng thay đổi với các món ăn khác vì sẽ dễ làm trẻ ngán và không được đa dạng thực phẩm.
Cách chế biến đa dạng
Với những thực phẩm khác, nếu không biết cách chế biến có thể sẽ không giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất; phomai lại không như vậy. Ví dụ như khi cho phomai vào cháo thì có thể cho vào nấu hay gần nhắc xuống mới cho vào cũng được.
Thành phần chất dinh dưỡng trong phomai gồm có đạm, béo, canxi và vitamin A..., không có chất bột đường như sữa toàn phần. Một chén cháo đủ dinh dưỡng cho bé thì cần khoảng 10-15ml dầu ăn, nếu sử dụng phomai thêm thì tùy lượng phomai dùng bao nhiêu mà cần thêm dầu nhiều hay ít. Cách chế biến thực phẩm thường ít ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của phomai. Việc pha trộn phomai để dùng với các món khác cũng không có tương kỵ gì. Ba mẹ có thể cho bé ăn nhiều cách như có thể ăn với bánh mì, nấu chung với cháo hay làm những món ăn khác...
Phomai tươi là một sản phẩm sữa có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein chiếm khoảng 15-20%, đầy đủ các loại axit amin quan trọng... Ngoài ra, trong phomai tươi còn có một lượng đáng kể các chất khoáng Ca, P, Fe, Mg... cần cho sự phát triển tế bào, sự tạo thành xương và quá trình trao đổi chất trong cơ thể của bé. Tuy nhiên, dù phomai là thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu vì hương vị hoặc do cơ địa mà bé ăn không được thì phụ huynh có thể thay thế thực đơn bổ sung cho bé với những thức ăn khác như sữa tươi (cho trẻ trên 1 tuổi) hoặc các chế phẩm khác của sữa như bánh flan, sữa chua, kem,...
Theo PNO
Công dụng chữa lành vết thương của cây lô hội Cây lô hội cũng dễ trồng trong nhà và có thể được sử dụng khi cần thiết để làm dịu các kích ứng da, giảm đau, giảm sưng và giải độc cho cơ thể. Cây lô hội (Aloe vera) là một loài cây mọng nước phát triển trong vùng khí hậu ấm áp, khô cằn. Loại cây này cũng rất có lợi cho...