5 loại thức ăn làm dịu cơn đau những ngày “đèn đỏ”
Hãy cất những viên thuốc giảm đau đi và thêm những món sau vào thực đơn teen girl nhé!
1. Chống đầy hơi và khó tiêu
Cái này thì chỉ có phe XX mới hiểu rõ hơn ai hết. Đúng là vào những ngày nguyệt san ghé thăm, có rất nhiều teen girl bị khó tiêu, và đó cũng là một trong nhiều nguyên nhân làm teen girl bị đau bụng. Bạn cũng có thể để ý thấy là trong những ngày này, vòng 2 của chúng mình bị tăng kích cỡ rõ rệt, thậm chí có thể tăng từ 1-2 kg là chuyện bình thường.
Nguyên nhân khiến vòng 2 và cân nặng tăng lên là do cơ thể chúng mình đang tích trữ nhiều nước hơn trong kì nguyệt san. Để tránh tình trạng “mất thẩm mỹ” này, trước khi cô nàng nguyệt san đến khoảng 5-7 ngày, bạn nên ăn ít muối và các thức ăn có vị mặn. Nếu lỡ…không chuẩn bị từ trước thì khi cô nàng nguyệt san đến, teen girl có thể ăn nhiều đậu nành, hoặc các thực phẩm giàu magie (rau chân vịt, đậu hà lan, bông cải) để tránh tích nước.
2. Làm dịu cơn đau ở bụng
Đau bụng, nhức mỏi thắt lưng, đôi khi còn bị chuột rút nhẹ ở chân… tất cả là do nguyệt san gây ra. Nếu bạn bị đau bụng vào những ngày “đèn đỏ” thì cũng chẳng lạ gì, vì có tới 85% XX bị đau bụng nhiều trong những ngày này, cá biệt có tới gần 20% XX bị đau dữ dội mà nếu không có thuốc giảm đau các bạn ý chỉ có…xỉu thôi!
Mệt mỏi thật đấy, vậy làm sao để “đề phòng” cơn đau này? Một lần nữa, nhóm thực phẩm giàu magie lại là cứu cánh cho teen girl trong việc giảm đau bụng. Ngoài ra, sữa và các món ăn giàu canxi khác cũng giúp giảm đau nữa. Nếu bạn không thích uống sữa thì có thể dùng 1 ly trà hoa cúc ấm mỗi khi thấy…h ơi hơi đau vì hoa cúc sẽ làm dịu cơn co thắt ở tử cung, giúp bạn thư giãn và giảm đau nhanh chóng.
3. Tạm biệt chứng đau đầu
Video đang HOT
Trường hợp chóng mặt đau đầu trong những ngày “đèn đỏ” là khá phổ biến, nhất là ở những teen girl có “đèn đỏ” nặng hơn các bạn khác vì cơ thể chúng mình phải hy sinh một lượng máu không nhỏ tí nào (thường thì xấp xỉ 80-100ml chưa kể những bạn có nguyệt san nặng nề). Mỗi tháng mất… ngần ấy máu mà không bồi dưỡng cơ thể thì bạn sẽ có nguy cơ bị thiếu máu đấy.
Trong thời gian “đèn đỏ”, bạn nên hạn chế tối đa việc nạp các chất kích thích như cà phê, rượu sau đấy thì cần ăn nhiều thịt bò và cải xanh có chứa chất sắt để bù đắp lại “những gì đã mất” nhá!
4. Chữa chứng “nắng mưa”
Ui chao, con gái ngày thường đã… khó hiểu lắm rùi ý, còn đến kì nguyệt san thì các nàng lại còn… nắng mưa thất thường hơn nữa. Cái này thì con gái hoàn toàn có “quyền” đổ lỗi cho đám hormon giới tính. Các nhà khoa học chứng minh rằng chính sự mất cân bằng của các hormon trong cơ thể vào những ngày này khiến con gái buồn vui, giận hờn lung tung cả lên. Hix, thậm chí có một số teen girl đặc biệt dễ rơi vào tình trạng trầm cảm trong giai đoạn này dù ngày thường các bạn ý cũng vui vẻ cởi mở không kém ai.
Món ăn chữa tính “nắng mưa” này là nhóm thực phẩm giàu vitamin B6, giúp cơ thể cân bằng và làm dịu não bộ như chuối, thịt gà, khoai tây, cá hồi.
5. Cứu cánh cho làn da
Khoảng 1 tuần trước kì nguyệt san là da dẻ con gái lại bắt đầu biểu tình, những nốt mụn từ lấp ló dưới da đến trồi hẳn lên trên bề mặt da. Thường thì chúng sẽ xẹp dần sau nguyệt san nhưng nếu không trị sứt điểm chúng sẽ cứ trồi lên rồi xẹp xuống hết chu kì này tới chu kì khác (có khi còn rủ thâm cả…anh em bạn bè của chúng nữa). Nên cách tốt nhất là bạn uống thật nhiều nước và ăn rau xanh thật nhiều mỗi ngày. Có thể ban đầu cơ thể thải độc tố, da bạn sẽ mọc mụn nhiều hơn. Cố gắng chịu đựng trong 3-5 tháng tuỳ tình trạng mỗi người nhé, vì sau thời gian ấy những kì nguyệt san tiếp theo lũ mụn không “làm khó” bạn nữa đâu!
Theo PLXH
"Tất tần tật" về chu kỳ nguyệt san
Thông thường, XX chỉ quan tâm đến ngày "đèn đỏ" thôi mà không hề biết rằng kể từ khi nguyệt san xuất hiện, cơ thể chúng mình sẽ bắt đầu hoạt động theo một chu kì đã được "lập trình" sẵn.
Một chu kỳ nguyệt san được bắt đầu tính từ ngày nguyệt san xuất hiện cho tới ngày cuối cùng trước sự xuất hiện tiếp theo của nguyệt san.
Thông thường, chu kỳ này của XX kéo dài từ 28 - 35 ngày. Tuy nhiên, con số này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và những yếu tố khách quan quan khác, vì thế chúng không cố định. Hơn nữa, chu kỳ của mỗi bạn gái là hoàn toàn khác nhau, không có bất kì sự "rập khuôn" nào cả, bạn nhớ nhé.
3 giai đoạn của chu kỳ nguyệt san
1. "Ngày đèn đỏ"
Đây chính là khoảng thời gian XX cần đến sự viện trợ của "urgo" và tampon. Nguyên nhân của hiện tượng này là trong quá trình sản xuất trứng, lớp cổ tử cung bắt đầu dày lên và nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và... nguyệt san xuất hiện.
"Dòng suối đỏ" sẽ ra ngoài cùng với các niêm mạc này. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường nhưng chỉ được "mặc định" cho phe con gái thôi nhé.
2. Sự phát triển của noãn bào
Ngay sau khi những "ngày đèn đỏ" chấm dứt, buồng trứng sẽ tiết ra kích thích tố progesterone và estrogen làm nội mạc tử cung dày lên. Trong khi đó, trong buồng trứng, một trong số vô vàn tế bào trứng đang phát triển bên trong nang trứng và cứ thế, các tế bào được nhân đôi và hình thành não bào.
3. Sự rụng trứng
Vào ngày thứ 14 của chu kỳ nguyệt san, các nang noãn chín, bề mặt buồng trứng tạo thành một miệng mở và trứng rụng.
Nếu gặp được "tinh binh", nàng trứng sẽ được "hô biến" thành phôi và quay trở lại "làm tổ" trong tử cung. Từ đây sẽ xuất hiện các quá trình sản sinh hormone để phục vụ cho sự phát triển của phôi.
Nếu không được thụ tinh, các "nàng" trứng sẽ thoái hoá, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu
Chu kỳ nguyệt san cũng có sự cố đấy nhé!
Đó là khi XX có những ngày "đèn đỏ" nhưng lại không hề rụng trứng. Hiện tượng này có thường thấy ở những bạn gái mới dậy thì, nguyệt san và ngày trứng rụng chưa ổn định. Nguyên nhân có thể do cơ năng dưới đồi tuyến yên không tiết đủ số lượng chất kích thích sinh dục.
Biểu hiện lâm sàng là chu kỳ nguyệt san thường ngắn hơn so với bình thường (từ 22 - 24 ngày). Nếu gặp trường hợp này, XX nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.
Sự cố đáng nói tiếp theo là sự "biến mất" của nguyệt san. Những XX mắc chứng biếng ăn hoặc là "tín đồ" của mẫu người "mình hạc xương mai" thường mắc phải hiện tượng này.
Đối với XX, nguyệt san tuy mang đến cho bạn những khó chịu nhất định nhưng cũng đừng vì thế mà đối xử "tệ bạc" với "cô bạn" này nhé. Bởi vì nguyệt san chính là dấu hiệu để chứng tỏ con gái là... con gái mà.
Theo PLXH
"Đối phó" với nguyệt san: Chọn tampon hay "urgo"? Bạn đã thật sự hiểu về tampon & "urgo" (băng vệ sinh) hay chưa? Những ưu nhược điểm của 2 "người bạn" này như thế nào? Cùng chúng tớ tìm hiểu nhé! Ưu tiên cho "cô bạn" tampon trước nhé! Tampon có hình dáng rất nhỏ bé, bé hơn "urgo" rất nhiều ấy. Chính vì thế nên "cô bạn" này mới có thể...