5 loại rau giàu protein không kém gì thịt, tăng tác dụng chống ung thư
Một chén đậu phụ, một cốc đỗ đen có thể cung cấp cho bạn lượng protein không thua kém gì thịt gà hay thịt bò. Nguồn đạm từ nguồn gốc thực vật còn có giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
Khi cần cung cấp protein cho cơ thể (đặc biệt là để phát triển cơ bắp), bạn thường nghĩ đến thịt. Tuy nhiên, trái với niềm tin phổ biến, protein cũng có thể được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Thậm chí nhiều loại rau cung cấp lượng protein không thua kém gì thịt gà hay thịt bò. Dưới đây là 5 loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chứa nhiều protein như thịt:
Lentil hay đậu lăng
Là một món ăn chính trong ẩm thực Ấn Độ, những cây họ đậu màu vàng, đỏ, xanh lá cây hoặc nâu này có thể tồn tại hàng tháng trên kệ bếp, cho dù được mua khô hay đóng hộp. Mỗi thìa đậu lăng cung cấp cho bạn hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng, bao gồm protein, sắt, canxi và chất xơ, bên cạnh đó còn có các polyphenol có lợi cho tim.
Lượng chất xơ cao có trong đậu lăng hỗ trợ giảm cholesterol trong máu. Giảm lượng cholesterol, từ đó làm giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và làm sạch động mạch. Ngoài chất xơ, nó cũng chứa folat, magiê góp phần duy trì sức khỏe tim.
Một chén đậu lăng tương đương với 18 gam protein mỗi khẩu phần (khoảng 228 gam).
Đậu đen hay đỗ đen
Đỗ đen có hàm lượng carbs cao (40 gam), nhưng những carbs này được hình thành tự nhiên, không giống carbs có trong bánh mì và bánh ngọt. Bên cạnh protein (15 gam mỗi khẩu phần), loại đậu này cũng là một nguồn carb là chất xơ – chất xơ hòa tan đặc biệt, có liên quan đến việc giảm cholesterol xấu, theo chuyên gia dinh dưỡng Samantha Cochrane, Đại học bang Ohio. Đây là lý do tại sao đỗ đen thường được coi là thực phẩm tốt cho tim vì nồng độ cholesterol cao có thể gây ra bệnh tim và các vấn đề liên quan đến tim khác.
Bên cạnh protein và chất xơ, đỗ đen còn rất giàu chất dinh dưỡng khác, bao gồm 46 miligam canxi và chất chống oxy hóa như phytochemical có nguồn gốc từ thực vật, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
Video đang HOT
Chickpeas – Đậu gà
Đậu gà cung cấp lượng protein cao, khoảng 15 gram mỗi một cốc đầu gà. Bạn có thể lựa chọn loại đậu này thay thế cho mì ống, gạo, khoai tây chiên và kem. Đậu gà có rất nhiều công dụng, giàu dinh dưỡng, không dị ứng và có giá rẻ.
Edamame hay đậu nành Nhật
So với hầu hết các nguồn thực phẩm cung cấp protein từ thực vật thì đậu nành con có hàm lượng protein cao hơn, khoảng 19 gram mỗi cốc khẩu phần. Những hạt đậu nành chưa trưởng thành này không chỉ giúp bạn nạp vào cơ thể protein mà còn là nguồn cung cấp chất xơ, folate và kali tốt.
Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như edamame có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Đậu phụ
Đậu phụ được làm từ sữa đậu nành dù không hương vị nhưng có thể mang đến cho bạn tất cả những điều tốt đẹp mà bạn sẽ thích khi bạn sáng tạo và nấu chúng đúng cách. Nó ngấm gia vị như một miếng bọt biển và rất dễ chế biến, thích hợp với nhiều món. Bạn có thể làm món đậu phụ chiên giòn, trộn nó vào nước sốt hoặc biến nó thành phô mai không sữa.
Một chén đậu phụ tương đương với 20 gram protein mỗi khẩu phần.
5 thực phẩm tốt cho người hóa trị ung thư
Người mắc ung thư trong thời gian hóa trị nên dùng cà rốt, chuối, các thực phẩm giàu protein, selenium...
Hóa trị là phương pháp được chỉ định phổ biến nhằm điều trị cho bệnh nhân ung thư. Sau khi hóa trị, bệnh nhân ung thư nên được bổ sung dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể phục hồi, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh. Dưới đây là 5 loại thực phẩm cho người thực hiện hóa trị tham khảo.
Cà rốt
Theo Thạc sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thị Vũ Thành, Chuyên gia y tế công cộng Quỹ toàn cầu, trong cà rốt có chứa lượng lớn carotenoid, thành phần có lợi trong việc nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà rốt còn có thành phần giúp hạn chế tác hại của quá trình hóa trị lên cơ thể bệnh nhân, đồng thời là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể phục hồi sau đợt hóa trị dài ngày. Vì thế, cà rốt thường được nhắc đến trong bữa ăn hàng ngày cho người hóa trị ung thư.
Cà rốt giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Chuối
Chuối chứa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng như vitamin B6, B12, vitamin E và các khoáng chất khác. Các chất này đều có lợi trong quá trình ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư.
Ngoài ra, với nhiều bệnh nhân sau quá trình hóa trị gặp tiêu chảy, bác sĩ thường gợi ý dùng chuối để giảm tình trạng này.
Protein
Cơ thể người bệnh sau hóa trị cần được quan tâm và cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn. Vì thế, protein là thực phẩm được khuyến nghị sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
Bệnh nhân nên bổ sung những thực phẩm giàu protein như các loại thịt màu trắng (thịt gà) hay thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn...). Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nên hạn chế chế biến, tẩm ướp nhiều gia vị hay chiên rán nhiều dầu mỡ, lựa chọnnguồn cung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Món hầm
Khô miệng là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân ung thư, do đó, trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh, nên dùng thức ăn lỏng, không quá khô, dễ nuốt. Người chăm sóc cho bệnh nhân có thể chế biến đa dạng thực phẩm dưới dạng hầm, súp, hầm canh hay chan nước sốt giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác của người bệnh.
Ngoài ra, xay nhuyễn thức ăn cũng giúp tiêu hóa của người bệnh dễ dàng hơn, song song với việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, bệnh nhân có thể ăn 5 - 6 bữa mỗi ngày với lượng thức ăn ít đi để dễ tiêu hóa, hấp thu lại đầy đủ dinh dưỡng.
Thực phẩm dưới dạng hầm, súp giúp tăng cảm giác ngon miệng, dễ ăn.
Thực phẩm giàu selenium
Selenium là một khoáng chất có tác dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khoáng chất này hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch, nên bổ sung cho bệnh nhân ung thư sau đợt hóa trị dài ngày.
Một số thực phẩm giàu selenium như hải sản, yến mạch, gạo lứt... Tuy nhiên, một số loại hải sản có vỏ như ngao, sò, hàu không nên sử dụng để tránh nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị. Ngoài ra, khi chế biến các loại cá nước ngọt cũng nên nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Trong và sau quá trình hóa trị, cơ thể người bệnh sẽ có nhiều sự thay đổi về khẩu vị ăn uống. Người nhà bệnh nhân nên lưu ý các triệu chứng thay đổi, nếu nghiêm trọng cần thông báo tới bác sĩ điều trị. Ngoài ra, việc quan trọng là quan tâm đến các thức ăn cho người hóa trị ung thư để cung cấp cho người bệnh một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và an toàn.
4 nguồn đạm thực vật an toàn với người bị dị ứng Bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm thực vật giàu protein, có thể thay thế thịt động vật; đặc biệt với người bị dị ứng đạm động vật. Đó là đậu lăng, đậu gà, hạt hướng dương và các loại đậu hạt khác. Các loại đậu là nguồn cung cấp đạm tốt cho cơ thể 1. Đậu lăng Đậu lăng chứa...