5 loại quả giàu dinh dưỡng lại mát gan
Trong số các loại hoa quả có trong tự nhiên, có một số loại trái cây được cho là tốt nhất với sức khỏe của bạn. Dưới đây là 5 loại hoa quả tuyệt vời vừa giàu dinh dưỡng và khoáng chất, vitamin tốt cho sức khoẻ vừa giúp bạn hạ nhiệt cơ thể.
Rất nhiều người đã từng ăn đu đủ nhưng không phải ai cũng biết ngoài việc quả đu đủ chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng không những tốt cho sức khỏe mà còn là một phương thuốc để chữa bệnh trĩ rất đơn giản lại có hiệu quả tốt.
Đối với những người mắc bệnh trĩ thì nên dung đu đủ bằng cách sau: Đu đủ ương 150g và trực tràng heo 100g làm sạch cắt khúc, gia vị gừng hành vừa đủ hầm ăn.
Hoặc có thể dùng công thức: Đu đủ chín 50g, hồng xiêm chín 50g, dâu tây 50 cho cả 3 loại quả này vào xay sinh tố uống ngày 1 – 2 lần
Với sản phụ bị bệnh trĩ sau sinh thì dung đu đủ ương hầm chung với xương lợn để ăn sẽ rất tốt.
Cắt một trái đu đủ xanh, quả đu đủ khi cắt phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thì bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Làm như vậy để qua đêm thì mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Cứ tiếp tục thực hiện cách làm này đến khi khỏi thì thôi.
Chuối có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ chúng ta. Chuối là loại trái cây chứa đường tự nhiên, những loại đường này có tác dụng kích thích não, làm bạn có thể nhớ lại các thông tin nhanh hơn và suy nghĩ nhanh hơn.
Tryptopan có trong chuối mà cơ thể chuyển đổi thành serotonin, chất gây hứng phấn tinh thần, sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thư giãn, tư duy trong chiều hướng lạc quan yêu đời.
Chính nhờ hàm lượng kali dồi dào mà chuối là nguồn nhiên liệu tốt cho não vì chúng giúp bạn tập trung và suy nghĩ minh mẫn hơn.
Ngoài ra, chuối còn là một chất khoáng rất cần thiết giúp bình ổn chứng ợ nóng, đưa ôxy lên não và điều chỉnh lượng nước cân bằng trong cơ thể, giúp giảm stress.
Ăn dứa giúp kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào bệnh.
Dứa làm kìm hãm khả năng di căn của các loại ung thư vú, phổi, đại tràng, buồng trứng và da.
Dứa có chất bromelin – một loại enzym giúp thủy phân protein thành các acid amin, có tác dụng tốt trong tiêu hóa.
Dứa còn được dùng để trị bệnh tăng huyết áp (dứa chín nướng cháy, gọt bỏ vỏ, mỗi ngày ăn 1 quả, ăn trong 4 ngày), làm tan sỏi thận đồng thời giúp hạ nhiệt, giảm sốt (uống nước ép của lá dứa non).
Chỉ nên ăn dứa sau bữa ăn vì nếu ăn lúc đói các acid hữu cơ và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày gây nôn nao, khó chịu.
Video đang HOT
Cam là một trong những loại trái cây có nhiều vitamin C và một trái cam chứa khoảng 170mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa.
Cam có chất limonoid hoạt động một cách đặc biệt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu.
Nước cam còn chứa nhiều canxi hơn là các sản phẩm từ sữa và cũng có vitamin B1, niacin, riboflavin… vì thế rất tốt cho những người muốn giảm cân hoặc những người không hấp thụ được sữa.
Vỏ cam còn có tác dụng chữa bệnh ho có đờm và giã rượu rất hiệu quả.
Theo Lao Động
15 thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe trong mùa đông
Uống ít nước, mặc quá nhiều quần áo, ăn thoải mái, ngủ nhiều... là những thói quen sai lầm làm ảnh hưởng đến sức khỏe trong mùa đông.
Vào mùa đông, chúng ta có xu hướng lười biếng khiến cho cơ thể ít hoạt động và dẫn tới nhiều loại bệnh tật như ho, cảm lạnh, dị ứng... Chính vì vậy, bạn hãy loại bỏ những thói quen sinh hoạt không tốt làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
1. Uống quá ít nước
Hãy uống 2 lít nước mỗi ngày (Ảnh minh họa)
Vào mùa đông, chúng ta thường cảm thấy không khát nước như mùa hè, do vậy nhiều người thường lười uống nước. Tuy nhiên, theo Hiệp hội dinh dưỡng Anh, cơ thể cần hai lít nước mỗi ngày vào mùa đông, nếu không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể thì thể dẫn đến những biến chứng sức khỏe khác như vấn đề về thận, khó tiêu... Hãy thường xuyên uống nước ấm vào mùa động và tránh các loại nước ngọt, nước có gas.
2. Mặc nhiều quần áo
Khi có cảm giác rét lạnh, mọi người thường có xu hướng mặc nhiều quần áo, kết hợp áo len, áo khoác thành nhiều lớp để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều quần áo sẽ dẫn đến cơ thể ra nhiều mồ hôi và càng khiến chúng ta cảm thấy lạnh hơn. Thay vì quá nhiều quần áo, bạn nên học cách vận động nhiều để cơ thể có thể thích ứng được với giá rét.
3. Giữ ấm bàn tay và bàn chân
Chúng ta thường sử dụng găng tay và tất để bảo vệ đôi bàn tay và bàn chân của mình, tuy nhiên đây không phải là cách tốt để đánh bại giá buốt. Bởi, bàn tay và bàn chân là hai bộ phận giúp con người thích nghi với cái lạnh, điều này có nghĩa rằng bạn đang hạn chế việc thích nghi với nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh đó bạn không nên đi tất đi ngủ bởi hành động này sẽ cản trở việc lưu thông mạch máu, đặc biệt là máu từ tim về các chi. Đi tất lúc ngủ có thể gây ra hiện tượng đông máu ở các chi.
Không nên mang tất khi đi ngủ (Ảnh minh họa)
4. Quá chăm tắm
Mùa đông là lúc trời hanh khô khiến da của nhiều người trở nên căng, khô, thậm chí rất ngứa. Việc tắm thường xuyên sẽ làm mất chất dầu bài tiết trên bề mặt da và các vi khuẩn bảo vệ, gây tổn thương lớp biểu bì của da, gây mẩn ngứa, sức đề kháng của da yếu đi, dễ gây ra các bệnh về da.
Ngoài ra, việc tắm thường xuyên trong tiết trời giá lạnh như mùa đông sẽ khiến chúng ta dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, bạn nên tắm 2-3 lần mỗi tuần và duy trì vệ sinh cá nhân hàng ngày, nhiệt độ thích hợp của nước từ 24-29 độ C.
Đặc biệt, với trẻ sơ sinh và người già, chỉ nên tắm 1-2 lần mỗi tuần. Bạn chỉ cần vệ sinh vùng kín, cánh tay, nách để không bị bệnh ngoài da. Không nên tắm về đêm, ngay sau khi ăn hay khi cơ thể mệt mỏi đều không tốt cho sức khỏe.
5. Ăn thoải mái
Chúng ta thường có xu hướng ăn thoải mái với các loại thực phẩm để đánh bại cái lạnh mùa đông mà chủ yếu là các thực phẩm chiên, xào, giàu chất béo.
Ngoài ra, bởi vì cơ thể chúng ta thường lười tập luyện, vận động vào mùa đông nên cơ thể hạn chế đốt cháy calo. Điều này đồng nghĩa với việc trọng lượng cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng và có thể gây ra bệnh béo phì.
Để có một chế độ ăn lành mạnh vào mùa đông giúp trái tim khỏe mạnh bạn nên ăn các sản phẩm tươi và các loại trái cây và rau.
6. Trùm chăn kín đầu
Vào mùa đông, nhiều người thường có thói quen trùm chăn kín đầu khi ngủ để đỡ lạnh song đây lại là một việc khá nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trùm chăn kín khi ngủ sẽ làm lượng khí oxy giảm, khí cacbonic tăng cao khiến bạn cảm thấy khó thở, đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy. Lâu dài có thể dẫn đến tổn thương não bộ, hoặc suy giảm trí nhớ.
7. Ngủ nướng
Mùa đông, nhiệt độ trong chăn khiến chúng ta cảm thấy ấm áp và ngại ra khỏi giường để tiếp xúc với cái lạnh, nhất là vào buổi sáng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm thay đổi chu kỳ sinh hoạt của bạn khiến bạn có thể chậm trễ công việc và lười biếng hơn.
8. Ở nhà, ngại ra ngoài
Với thời tiết quá lạnh, nhiệt độ dưới 0 độ C thì bạn nên ở nhà để tránh cái lạnh và bệnh tật. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ không quá rét buốt thì bạn nên ra ngoài để tận hưởng không khí. Đi dạo buổi tối là một ý tưởng tốt trong mùa đông. Đi dạo trong công viên giúp tăng cường lưu thông máu và giữ ấm tự nhiên.
9. Hơ tay lên quạt sưởi hay đống lửa
Đây là một thói quen không tốt và nó chỉ làm cho bạn có cảm giác thoải mái lúc đầu mà thôi. Hơ tay lên quạt sưởi hay đống lửa sẽ khiến đôi tay bạn trở nên khô nẻ hơn. Muốn ấm tay khi trời lạnh, bạn chỉ cần xoa xoa hai tay vào nhau.
10. Sử dụng nhiều loại kem dưỡng da
Nhiều người có xu hướng sử dụng khá nhiều loại kem để dưỡng ẩm da. Tuy nhiên, họ lại quên đi việc tẩy da chết và điều này khiến các tế bào chết trên da sẽ gây ra mụn trứng cá, phát ban và dị ứng.
11. Không sử dụng kem chống nắng vào mùa đông
Mùa đông, nhiều người cho rằng ánh nắng mặt trời tiếp xúc lên da ít hơn mùa hè vì vậy nhiều người bỏ thói quen bôi kem chống nắng. Tuy nhiên, ánh nắng mặt trời mùa đông không kém khắc nghiệt hơn mùa hè, vì vậy bạn nên áp dụng bôi kem chống nắng để giúp da không cháy, tránh và giảm nguy cơ ung thư da.
12. Uống rượu
Nhiều người có cảm giác rằng mùa đông uống rượu sẽ giúp xua tan lạnh giá. Việc uống rượu làm người ấm lên do cồn trong rượu làm cho cơ thể toả nhiệt sẵn có. Nhưng khi hết rượu, đa phần nhiệt lượng toả ra ngoài khiến toàn thân nổi gai ốc, dễ bị lạnh. Uống nhiều rượu sẽ tàn phá tới dạ dày, gan, tim mạch... rất ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài.
13. Hút thuốc
Bạn sẽ có cảm giác người ấm lên khi hút một điếu thuốc nhưng đó chỉ là cảm giác tức thời. Theo các bác sĩ, người hút thuốc lại có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn những người không hút. Hút thuốc khiến cho hệ thống miễn dịch suy yếu, sức đề kháng với bệnh tật kém.
Hơn nữa thuốc lá còn là thủ phạm gây ra rất nhiều bệnh nan y như: ung thư vòm họng, ung thư phổi, viêm phổi, ung thư phế quản... Những chứng minh gần đây cho thấy hút thuốc lá làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não.
14. Để quần áo ẩm trong nhà
Việc bạn để quần áo ẩm trong nhà rất ảnh hưởng đến sức khỏe nhất là đối với trẻ nhỏ. Quần áo ẩm có thể làm gia tăng sự nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em và người già. Vì vậy, bạn cần sấy khô quần áo ở trong nhà và mở cửa sổ cho căn nhà của bạn luôn luôn thoáng mát.
15. Lạm dụng thuốc
Vào mùa đông, bạn thường hay dễ mắc nhiều bệnh như ho, cảm cúm và bạn thường xuyên sử dụng các loại thuốc để chữa bệnh. Điều này làm cho hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm. Do vậy, bạn có thể tìm hiểu một số loại thảo dược để chữa bệnh cảm cúm bình thường.
Thu Trang (Theo Giadinhonline.vn)
Bảo vệ sức khỏe của trẻ khi thời tiết thay đổi Thời tiết đang chuyển dần từ mùa thu sang đông. Nhiệt độ hạ dần xuống khiến hệ miễn dịch của trẻ vốn dễ bị suy yếu trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, vi-rút... Do đó, để giữ gìn sức khỏe cho bé trong giai đoạn chuyển mùa, bạn có thể tham khảo một số bí quyết...