5 loại cây là tiên dược chữa bệnh đau lưng vô cùng hiệu quả
Dưới đây là danh sách những loại thảo dược vô cùng quen thuộc trong gia đình bạn, nhưng lại có công năng chữa bệnh đau lưng rất hiệu quả.
Ớt là vị thuốc Nam có khả năng trị đau, tránh hàn.
Lá lốt nổi tiếng bởi món chả lá lốt. Người Việt rất ưa chuộng món này. Tuy nhiên, bên cạnh công dụng là thức ăn, lá lốt còn có công dụng chữa bệnh.
Theo y học cổ truyền, lá lốt có tác dụng giảm đau, chống viêm. Chính vì thế, nó thường được dụng để chữa đau lưng, những mỏi chân tay.
Cách dùng: Lá lốt kết hợp với lá ngải cứu theo tỉ lệ 1:1, sau đó giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng lên. Sau đó đắp và chườm ngày 2 lần. Giảm đau rất hiệu quả.
Ngải cứu
Thành phần của ngải cứu có tinh dầu cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, archly… chúng đều có khả năng chữa đau dây thần kinh, thấp khớp…
Video đang HOT
Cách dùng: Dùng lá ngải cứu rửa sạch, xào với dấm hoặc rang nóng. Trải lá chuối tươi xuống giường, đặt ngải cứu đã xào lên. Sau đó nằm ngửa, đặt lưng vào ngải cứu. Hoặc nằm sấp, đắp ngải cứu nóng lên thắt lưng.
Lưu ý:Tránh dùng triền miên, dài ngày. Những người nhiệt âm hư, cao huyết áp, thai sản không nên dùng.
Ớt cay
Theo Y học cổ truyền, ớt là vị thuốc Nam có khả năng trị đau, tránh hàn. Khoa học hiện đại cũng phân tích cho thấy trong ớt có chất capsicain có tác dụng kích thích não bộ tiết ra endorphin có khả năng gây tê giảm đau. Bạn có thể dùng lá ớt hoặcquả ớtđể trị chứng đau lưng.
Cách dùng:15 quả ớt chín, 3 lá đu đủ, 80g rễ cây ớt chỉ thiên, đem giã nhỏ, ngâm cồn theo tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp thắt lưng mỗi lần xuất hiện cơn đau.
Hoặc 50g lá ớt cay, rửa sạch, giã nát, rang nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể rang lại 1-2 lần.
Chất cay trong gừng tươi đã được chứng minh có khả năng chống lại quá trình ôxy hóa, giảm đau tức thời nhất là cơn đau lưng.
Cách dùng: Dùng 20g gừng tươi, 15g hành củ, 30g bột mỳ sao nóng rồi đáp nên chỗ đau.
Rễ cây đinh lăng
Trong y học cổ truyền đinh lăng được ví như “sâm nam” vì nó có tác dụng chữa bệnh rất lớn dùng để thông huyết bổ khí. Rễ cây đinh lăng đã được khoa học chứng minh có chứa tới 13 loại acid amin khác nhau như: lyzin, xytein, vitamin B1… Ngoài ra nó còn chứ một số hoạt chất có lợi khác như: saponin trerpe, alcalot.
Cách dùng: Dùng từ 20-30g rẻ đinh lăng sắc uống hàng ngày để trị đau lưng.
Theo Khoevadep
4 món ăn từ ngải cứu trị bách bệnh
Ngải cứu mang tới cho bạn những món ăn ngon, không chỉ vậy từ những thức ăn này còn có công hiệu vô cùng quan trọng trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
Cây ngải cứu còn có tên trong dân gian là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp có tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae.
Đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng chữa các bệnh như đau lưng, cầm máu, điều hòa khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị mụn, lưu thông máu lên não...
Ngải cứu vừa là cây thuốc, vừa là cây rau có thể ăn hàng ngày. Với loại rau này, bạn có khi hái về phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu.
4 món ăn từ ngải cứu trị bách bệnh.
Trứng gà ngải cứu
Trứng gà ngải cứu giúp lưu thông máu lên não, trị bệnh đau đầu. Đây là món ăn quen thuộc bổ dưỡng của nhiều gia đình.
Trứng gà tráng ngải cứu giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.
Canh ngải cứu nấu thịt nạc
Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.
Gà tần ngải cứu
Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.
Cháo ngải cứu
Cháo ngải cứu có thể chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp. Cách nấu: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
Theo Khoevadep
Nguy hại 'chết người' từ rau ngải cứu ai cũng phải biết Ngải cứu là loại rau ngon được nhiều người ưa chuộng nhưng không phải ai cũng nên ăn, vì nó sẽ gây hại cho sức khỏe. Ngải cứu vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ. Ngải cứu tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng...