5 lần Mỹ dùng đến sức mạnh quân sự và phải nhận kết cục thảm hại
Mỹ hiện là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới, với mạng lưới đồng minh trải dài từ tây bán cầu cho đến vịnh Ba Tư, nhưng không phải là Mỹ chưa từng nếm mùi thất bại quân sự.
Quân đội Mỹ hiện là lực lượng hùng mạnh nhất thế giới.
Theo National Interest, lịch sử đã cho thấy cường quốc quân sự như Mỹ cũng từng gặp phải sai lầm chiến lược và tổn hại về uy tín.
Dưới đây là 5 lần Mỹ dùng tới sức mạnh vũ lực và đều dẫn đến kết cục không mấy sáng sủa.
Việt Nam (1962-1975)
Theo tác giả Daniel R. DePetris, không một cuộc chiến nào gây tiêu cực như cuộc chiến kéo dài hơn một thập kỷ của Mỹ ở Việt Nam. Mọi chuyện bắt đầu từ khi Mỹ cố vấn cho lực lượng miền Nam Việt Nam từ đầu những năm 1960.
Kết quả là Mỹ bị sa lầy vào cuộc chiến tiêu tốn tiền của, sinh mạng của 58.000 lính Mỹ, khiến người dân đứng lên phản đối chính quyền.
Trong hai nhiệm kỳ tổng thống Mỹ sau khi tham gia chiến tranh, Washington tỏ ra bất lực trước chiến thuật du kích của miền bắc Việt Nam, buộc các nhà lập pháp phải đưa ra giải pháp rút quân toàn diện.
Cuộc chiến kết thúc với sự thất bại muối mặt, và cuộc di tản quy mô lớn bắt đầu từ nóc nhà Đại sứ quán Mỹ. Đến năm 1975, quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, thống nhất đất nước.
Hàng thập kỷ sau đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara thừa nhận sai lầm của chính quyền Tổng thống Johnson. “Chúng tôi đã lầm. Chúng tôi đã phóng đại mối đe dọa đối với nước Mỹ về những hành động của đối phương”.
Liban (1982-1984)
Năm 1982, Liban không còn là một quốc gia độc lập. Lực lượng Israel, Palestine và Syria cạnh tranh quyền lực lẫn nhau. Lo ngại về một cuộc chiến Ả Rập-Israel khác khiến Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan quyết định hành động.
Video đang HOT
Reagan ký lệnh đưa quân đội Mỹ đến Liban với vai trò lực lượng gìn giữ hòa bình để “chính phủ Liban có thể tăng cường khả năng kiểm soát, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”
Tình hình ở Liban cho thấy quốc gia này không sẵn sàng cho bất cứ một giải pháp hòa bình nào. Các lực lượng địa phương do nước ngoài hậu thuẫn vẫn tiếp tục thống trị.
Lực lượng Palestine không chịu rút lui, Syria cũng vậy, trong khi lính thủy đánh bộ Mỹ trở thành mục tiêu của những kẻ đánh bom tự sát. Đỉnh điểm là việc phi công Mỹ bị bắn rơi, bắt sống khiến các nhà lập pháp ở Washington muốn rút quân toàn diện.
Kết quả là Reagan đã ra lệnh rút quân đội Mỹ khỏi Liban vào năm 1984. Quân đội Mỹ tổng cộng mất 265 binh sĩ ở Liban và 159 người khác bị thương.
Iraq (2003-2011)
Lính Mỹ tuần tra ở Iraq năm 2003.
Dù bớt đẫm máu hơn cuộc phiêu lưu sai lầm của Mỹ đến Việt Nam, chiến tranh Iraq vẫn được coi là một trong những thảm họa về chiến lược nhất của Mỹ.
Mục đích của cuộc xâm lược là lật đổ chính quyền Saddam Hussein và dựng nên chính quyền thân Mỹ ở Baghdad.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Bush khi đó tự tin rằng có thể chiến tranh chớp nhoáng, hoàn thành mục tiêu trong vài tuần. Công cuộc tái thiết Iraq sẽ sử dụng chính khoản lợi nhuận mà Baghdad thu được từ bán dầu mỏ.
Nhưng không một quan chức Mỹ nào nhận thấy làn sóng phiến quân Hồi giáo dòng Sunni và Shia trỗi dậy sau khi Saddam Hussein bị lật đổ. Đó là cơ sở để các nhóm Hồi giáo cực đoan như Al Qaeda, IS tiếp tục trỗi dậy, lan sang các quốc gia lân cận như Iraq.
Nền chính trị Iraq cũng trở nên bất ổn hơn bao giờ hết khi các quan chức, sỹ quan quân đội dính vào tham nhũng. Theo thống kê của Đại học Brown ở Mỹ, nước Mỹ đã tiêu tốn 822 tỷ USD vào cuộc chiến Iraq kể từ năm 2003.
Libya (2011)
Nhà độc tài Muammar el-Gaddafi từ lâu đã trở thành cái gai trong mắt phương Tây. Việc Gaddafi đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân sau 40 năm nắm quyền được coi là “giọt nước tràn ly”.
Tháng 3.2011, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết bảo vệ người dân Libya bằng mọi cách, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực. Sau vài tuần, liên quân NATO đã chuyển từ mục đích bảo vệ dân thường sang lật đổ chế độ Gaddafi.
Tháng 10.2011, nhà độc tài Libya bị sát hại cùng với hàng trăm người trung thành, khi đang tìm cách ẩn náu trước sự truy lùng của phe nổi dậy.
Libya kể từ đó rơi vào hỗn loạn. Chính phủ hợp pháp do Liên Hợp Quốc công nhận gần như chỉ kiểm soát được thủ đô Tripoli. Những vùng đất còn lại do vô số các lực lượng vũ trang khác nhau kiểm soát.
Nguồn dự trữ dầu mỏ ở Libya là nguyên nhân các phe phái không ngừng triệt hạ lẫn nhau. Các nước Ả Rập như UAE, Ai Cập, Qatar cũng can thiệp vào tình hình Libya vì mục đích riêng.
Ngày nay, Libya trở thành vùng đệm để người di cư từ châu Phi sang châu Âu. Mỹ không đạt được bất cứ lợi ích an ninh nào từ cuộc chiến ở Libya.
Afghanistan (2001-nay)
Chiến trường Afghanistan đã trở thành gánh nặng mà không một Tổng thống Mỹ nào muốn thừa nhận thất bại.
Vụ khủng bố 11.9.2001 ở New York tạo nên làn sóng bất bình, giận dữ của công chúng trong nước. Kết quả là chính quyền Bush nhanh chóng phát động cuộc chiến tranh nhằm vào Taliban ở Afghanistan, với cáo buộc che giấu thành viên nhóm khủng bố Al-Qaeda.
Thay vì thu dọn đồ đạc và trở quê hương sau khi chiến dịch hoàn tất, Washington lại quyết định làm một cuộc thí nghiệm xã hội ở Afghanistan.
Đó là xây dựng chính quyền theo kiểu phương Tây thay vì tập trung truy quét nốt tàn dư Al-Qaeda. Binh sĩ Mỹ đóng vai trò bảo vệ cho một sứ mệnh chính trị mới.
Hơn 17 năm sau, Afghanistan vẫn hoàn toàn bất ổn. 14.000 lính Mỹ vẫn đóng quân thường trực ở quốc gia này. Chính quyền Afghanistan phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lực từ nước ngoài, trong khi giới lãnh đạo và sỹ quan quân đội hết sức yếu kém.
Ước tính 30.000 lính Afghanistan đã thiệt mạng trong trao tranh với Taliban kể từ năm 2015. Tỷ lệ binh sĩ thiệt mạng cao đến mức các thanh niên Afghanistan rời quân ngũ ngay khi đã thực hiện xong nghĩa vụ quân sự. Nhiều người khác thậm chí còn đào ngũ và bỏ trốn.
Không một chính quyền Tổng thống Mỹ nào muốn thừa nhận sự sa lầy ở Afghanistan dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhắc đến chuyện rút quân. Nhưng nếu quân đội Mỹ rời đi, Taliban có thể lớn mạnh trở lại và nắm quyền lãnh đạo đất nước, giống như những gì từng xảy ra trong quá khứ.
Tác giả Daniel R. DePetris kết luận, đây là những bài học rõ ràng với các nhà lập pháp Mỹ ở Washington. Nếu quân đội Mỹ một ngày kia có tham gia vào cuộc chiến mới thì đó hãy là một cuộc chiến có mục đích rõ ràng.
Theo Danviet
Israel dội "bão lửa" vào Syria: 15 điểm nóng Iran bị tấn công
Trong 75 phút đêm thứ Năm, ngày 29.11, quân đội Israel đã cày nát các mục tiêu của Iran và Hezbollah tại 15 khu vực trong cuộc tấn công tên lửa mặt đất lớn nhất từ trước đến nay vào Syria, nguồn tin tình báo và quân sự của DEBKAfile tiết lộ.
Theo DEBKAfile, đây không phải là một cuộc không kích mà Israel từng thực hiện hàng trăm lần trong 2 năm nhắm vào các mục tiêu Iran ở Syria.
Nó là cuộc tấn công tên lửa lớn mặt đất nhất từ trước đến nay mà Israel từng tiến hành. Hai loại tên lửa mặt đất được sử dụng trong cuộc tấn công xuyên biên giới này là Tên lửa được gọi là Hệ thống vũ khí phản lực tầm xa (LORA), được sản xuất bởi Tập đoàn Công nghiệp hàng không Israel (IAI), có phạm vi 400km; và tên lửatấn công dẫn đường Tamuz.
Các tên lửa này đã tấn công ít nhất 15 địa điểm, phần lớn thuộc về Quân đoàn Cách mạng Iran (IRGC), các lực lượng dân quân ủng hộ Iran và Hezbollah.
Một trong số các địa điểm được bị mục tiêu là Al-Zabadani, một thị trấn trên đường cao tốc Damascus-Beirut gần biên giới Lebanon ở phía tây. Hiện Hezbollah đã tiếp quản và thành lập các trụ sở chỉ huy, trại huấn luyện và đạn dược cũng như kho tên lửa ở đây. Tại Al Kiswah phía nam Damascus, các tên lửa của quân đội Israel đã tấn công vào vị trí chỉ huy trung tâm của Iran tại Syria, được gọi là "Nhà kính".
Tên lửa của Israel cũng tấn công Lữ đoàn 90 của quân đội Syria. Theo DEBKAfile, cuộc tấn công xuyên biên giới của Israel đã gây ra thương vong nặng nề cho người Iran, lực lượng dân quân họ hậu thuẫn, Hezbollah và quân đội Syria. Cho đến tối thứ Sáu, cả Iran, Syria lẫn Hezbollah đều không tiết lộ những mục tiêu chính xác bị phá hủy bởi quân đội Israel 24 giờ trước đó. Quân đội Nga ở Syria cũng im lặng bất thường.
Theo Danviet
Xe tăng Nga áp sát biên giới Ukraine, nguy cơ chiến tranh cận kề? Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko mới đây công bố bức ảnh được cho là hàng loạt xe tăng Nga hiện diện gần biên giới Ukraine, gần nơi Nga tích trữ đạn dược, vũ khí. Tổng thống Ukraine nói xe tăng Nga tập trung rầm rộ ở biên giới Ukraine. "Xe tăng Nga chỉ cách biên giới Ukraine khoảng 17km. Chuyện này đã xảy...