5 kiểu tiểu tam kinh điển trên màn ảnh Việt: Các anh chớ dại mà quen “tuesday” rich kid Băng Di nhé
Chỉ trong một thời gian ngắn trên màn ảnh Việt đã sản sinh ra một biệt đội tiểu tam phá làng phá xóm với muôn hình vạn trạng. Nhưng trong số đó có 5 kiểu tiểu tam kinh điển, nguy hiểm và khó trị hàng đầu mà chị em phụ nữ không nên xem thường.
Chưa bao giờ trên màn ảnh Việt, số lượng những con giáp thứ 13 lại đông đảo và đáng sợ như thế. Đặc biệt trong vòng hơn một năm qua, những diễn biến kiểu tiểu tam lộng hành hay đánh ghen tiểu tam trở thành một “trend” ăn khách trên màn ảnh. Giữa muôn vàn “Tuesday” rải rác khắp mọi miền quê, có 5 kiểu tiểu tam kinh điển mà chị em đặc biệt lưu ý để không mất chồng trong tức tưởi.
1. Nhã (Về Nhà Đi Con) – tiểu tam đội lốt người yêu cũ
Được khai sinh từ bộ phim quốc dân Về Nhà Đi Con, Nhã ( Quỳnh Nga) khiến cụm từ “tiểu tam” trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết. Chính vì mang theo một mối hận với người yêu cũ nên Nhã bất chấp hết liêm sĩ, trở thành người thứ ba một cách công khai với mục đích lớn nhất là trả thù. Kiểu tiểu tam này nguy hiểm ở chỗ là sẽ chẳng sợ “bà cả” và cũng chẳng yêu thương gì người cũ. Nhã chỉ muốn phá nát gia đình và nhìn người từng phụ bạc mình “thân bại danh liệt” mà thôi.
Là tiểu tam nhưng Nhã dám mỉa mai bà cả
Nói về dạng tiểu tam đội lốt người yêu cũ, truyền hình Việt thời gian qua cũng có một “Tuesday” nữa cực kỳ khó đối phó, đó là Vy ( Phương Oanh) của Nàng Dâu Order. Cô nàng cũng là tiểu tam công khai nhưng mục đích của Vy mang tính chất lợi ích nhiều hơn. Dù đã phụ bạc Phong (Thanh Sơn) đi theo đại gia, nhưng đến khi bị bỏ rơi, Vy lại tìm về với người cũ nay đã có gia đình để ăn vạ.
Nếu không bị lộ mặt quá sớm, Vy rất có thể đã cướp chồng thành công
Vy dùng cái thai không rõ nguồn gốc yêu cầu chính thất và người yêu cũ phải chịu trách nhiệm, khiến gia đình Phong một phen sóng gió. Nhưng rất may là Vy hành động nôn nóng nên mọi kế hoạch “làm tiền” người cũ bị đổ bể, chứ nếu không tiểu tam này giật được cả Phong từ tay vợ anh chứ chẳng đùa.
2. Trà (Hoa Hồng Trên Ngực Trái) – tiểu tam làm thuê
Tiểm tam làm thuê tưởng chẳng thể nào có trên đời, thế nhưng lại gây không biết bao nhiêu sóng gió trong suốt thời gian trong Hoa Hồng Trên Ngực Trái. Đó chính là Trà tiểu tam ( Lương Thanh) – một phiên bản cải tiến nặng tính thương mại của Nhã “Tuesday”. Vốn là một thanh niên ăn chơi sa ngã, Trà được bà Dung ( Kiều Thanh) cứu về từ nhà tù để phục vụ cho kế hoạch báo thù của mình. Theo thỏa thuận, Trà sẽ quyến rũ Thái (Ngọc Quỳnh) để khiến anh bỏ vợ, bỏ con và tán gia bại sản.
Trà gây ức chế vì dám ngang cơ với chính thất
Video đang HOT
Được sự chống lưng của bà Dung, Trà chưa bao giờ phải e dè nàng chính thất Khuê (Hồng Diễm). Chỉ cần diễn vai nạn nhân và người tình thật đạt trước mặt Thái, Trà có thể khiến Thái đánh, mắng, chửi rủa, thậm chí bỏ vợ để đưa mình về nhà. Vì Thái quá mê muội trong khi Khuê thì hiền lành nên Trà dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ mà mình được giao một cách xuất sắc. Nếu không phải vì quá tham lam, muốn vượt mặt bà chủ Dung thì khi xong việc, Trà đã có thể bay nhảy với số tiền cát-sê lớn chứ không phải bị Thái truy lùng khắp nơi như hiện tại.
3. Hai Sáng ( Tiếng Sét Trong Mưa) – tiểu tam cướp chồng vì đam mê
Từ một nhân vật phụ ác ôn chẳng có điểm gì để thương, Hai Sáng (Cao Thái Hà) bỗng chốc chiếm hết mọi “spotlight” của bộ phim Tiếng Sét Trong Mưa nhờ trở thành tiểu tam. Vì ngày trẻ quá độc ác, Hai Sáng bị chồng bỏ và sống trong cảnh góa bụa suốt 20 năm sau. Chính vì thiếu vắng đàn ông mà dù sống trong nhà giàu sang, cô cũng chưa bao giờ thấy hài lòng.
Hai Sáng “đu đưa” với trai trẻ từ thời còn chưa bị chồng bỏ
Từ ngày bị chồng bỏ, lịch trình chính của Hai Sáng là ban ngày thì cờ bạc, đêm xuống thì mồi chài đàn ông đã có gia đình. Sống chung với mẹ chồng nhưng Hai Sáng thản nhiên dắt đàn ông về nhà “đu đưa” và quăng hết liêm sĩ ngay lập tức khi gặp con mồi “ưng bụng”. Làm tiểu tam cướp chồng người vì đam mê nên Hai Sáng đặc biệt rất khác những tiểu tam đã kể trên. Khi thích chồng người, cô sẽ sẵn sàng gây sự, thậm chí là đánh nhau với bà lớn để giành đàn ông một cách “đường đường chính chính”. Nếu đã ưng thì dù giăng cả 100 cái bẫy và vào đến tận nhà bà lớn, Hai Sáng cũng bất chấp.
Về già bị đánh ghen lật mặt vì sở thích cướp chồng người
Chính vì táo tợn như thế nên Hai Sáng cuối cùng trở thành tiểu tam có kết cục thê thảm nhất màn ảnh Việt. Cô bị xích cổ dẫn đi tù và hứng chịu không biết bao nhiêu trứng từ các bà vợ bị cô cướp chồng.
4. Nguyệt Anh (Nàng Dâu Order) – tiểu tam “em gái mưa”
Nguy hiểm chẳng kém người yêu cũ nên “em gái mưa” chính là đối tượng bị liệt vào “danh sách đen” của các bà vợ. Nhân vật đầu tiên và tiêu biểu nhất của kiểu tiểu tam này phải kể đến là Nguyệt Anh (Quỳnh Kool) – bạn “thanh mai trúc mã” nhưng chưa bao giờ thôi muốn “úp sọt” anh trai nắng trong Nàng Dâu Order.
Nguyệt Anh xuất hiện với vỏ bọc tiểu tam đội lốt em gái mưa
Lấy lợi thế là lớn lên cùng Phong, được bà nội anh yêu thương như cháu ruột, Nguyệt Anh chen ngang vào cuộc sống vợ chồng của Hoàng Yến ( Lan Phương) rất dễ dàng. Cô ra yêu sách đòi đi chơi riêng, đùa giỡn quá trớn và đẩy đưa với Phong dù người anh đã có vợ. Chính vì Nguyệt Anh diễn vai em gái bé bỏng quá đạt, Hoàng Yến dù ghen đến nổ mắt vẫn không thể mạnh tay với cô được.
Chính thất chỉ có thể khóc trong uất ức vì nàng em gái mưa khó trị
Trước khi bị lộ tẩy, Nguyệt Anh biến Hoàng Yến thành người vợ tồi, cô cháu dâu bất tài suốt một thời gian dài. Nhưng cũng rất may là vì quá âm mưu nên Nguyệt Anh mất đi sự tín nhiệm của mọi người. Chính nhờ đó, Hoàng Yến mới thoát “hạn” bị tiểu tam đeo bám từ người yêu cũ đến em gái mưa.
5. Nhi (Gạo Nếp Gạo Tẻ) – tiểu tam đại gia, không cần liêm sĩ
Nếu có những người làm tiểu tam bất đắc dĩ vì không biết người yêu đã có vợ, nhưng cũng có những kiểu tiểu tam chảnh chọe, thích thì lấy thôi dù biết đó là chồng của người khác. Nhân vật này không ai khác chính là Nhi (Băng Di) – nàng tiểu tam đại gia khét tiếng của Gạo Nếp Gạo Tẻ.
Tiểu tam đại gia “đu đưa” bất chấp với đàn ông đã có vợ
Nhi là một người phụ nữ sở hữu khối tài sản kếch xù nên những người đàn ông vụ lợi luôn vây quanh cô trong đó có Công (Hoàng Anh). Biết Công chỉ muốn tiền của mình và anh cũng đã có vợ, Nhi vẫn muốn trở thành Tuesday vì cảm giác cô đơn và không được yêu thương thật lòng.
Thích cướp thì cướp cho bằng được nhưng lúc không cần nữa thì vứt không thương tiếc
Khác với những tiểu tam khác khiến đàn ông tán gia bại sản, Nhi mang tiền và sự giàu có đến cho Công khiến anh răm rắp nghe lời và bỏ vợ không thương tiếc. Nhi thực tế là một tiểu tam đặc biệt, xuất hiện như một kẻ thứ ba xấu xa nhưng lại giúp Hương (Lê Phương) nhìn ra bản chất tồi tệ của chồng. Thế nên, để nói về độ hữu ích, nàng Tuesday vượt trội hội chị em tiểu tam màn ảnh của mình rất nhiều.
Theo helino
Nếu không có 'Về nhà đi con', 'Nàng dâu order' có thể tạo hiệu ứng mạnh mẽ hơn
Cách xây dựng kịch bản của Nàng dâu order khiến khán giả đại chúng nhớ đến phim Sống chung với mẹ chồng cách đây không lâu, tác phẩm cũng tạo hiệu ứng mạnh mẽ với đề tài hôn nhân gia đình.
Bộ phim Nàng dâu order và tác phẩm truyền hình Về nhà đi con vốn được khán giả đại chúng dành cho cùng mức kỳ vọng trong những tập đầu tiên lên sóng. Thế nhưng, phim Về nhà đi con với câu chuyện về ba cô con gái nhà ông Sơn nhanh chóng vượt qua đối thủ và trở thành phim được quan tâm bậc nhất trên màn ảnh nhỏ Việt Nam. Trong khi đó, phim Nàng dâu order cũng bước vào giai đoạn cao trào song vẫn bị người xem thờ ơ.
Phim Nàng dâu order là bộ phim theo chân đôi vợ chồng mới cưới Phong (Thanh Sơn) và Hoàng Yến (Lan Phương), một nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm viết về tình yêu. Dù mới quen biết và tìm hiểu được chưa đầy 1 tháng, Phong và Hoàng Yến đã nhanh chóng tổ chức đám cưới, Yến bước vào gia đình nhà chồng với nhiều bỡ ngỡ, nhất là khi cô không hề biết nấu ăn, thường phải thức đêm viết văn và ngủ dậy muộn. Trong khi đó, bà nội của Phong (Minh Vượng) là người rất kỹ tính, coi trọng công dung ngôn hạnh và hết mực cưng chiều cháu trai.
Thực chất, phim Nàng dâu order cũng đề cập đến những vấn đề gây tranh cãi trong xã hội: hôn nhân gia đình, mối quan hệ giữa nàng dâu - nhà chồng, mối quan hệ với người yêu cũ của chồng, "em gái mưa" của chồng, câu chuyện bán hàng đa cấp, cuộc sống của người nổi tiếng, chuyện tình giữa thầy giáo và cô giáo trong trường... Tác phẩm vừa thẳng thắn khai thác những vấn đề thường gặp trong đời sống, chạm đến sự đồng cảm của khán giả, vừa khéo léo cài cắm các tình tiết hài hước thông qua nhân vật bố Phong - ông Phú, em trai của Yến...
Thế nhưng, phim Nàng dâu order vẫn thua kém hẳn đối thủ Về nhà đi con về sức hút và hiệu ứng trên mạng xã hội. Một số khán giả cho rằng, tác phẩm về ba con gái của ông Sơn chia câu chuyện thành nhiều nhánh với các tuyến nhân vật khác nhau: mối tình của ông Sơn, chuyện hôn nhân hợp đồng giữa Vũ và Thư, chị cả Huệ với những sóng gió trong hôn nhân, chuyện tình gà bông của cô em gái mạnh mẽ, cá tính Ánh Dương; đồng thời vẫn tạo ra sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.
Những câu chuyện nếu tách lẻ ra sẽ không tạo hiệu ứng mạnh mẽ đến vậy, nhưng khi gộp chung lại, tác phẩm Về nhà đi con tạo nên cảm giác thích thú lẫn mới lạ cho khán giả đại chúng.
Câu chuyện cặp đôi "oan gia ngõ hẹp" có hợp đồng hôn nhân rồi nảy sinh tình cảm vốn không còn xa lạ trên màn ảnh nhỏ.
Trong khi đó, mâu thuẫn của phim Nàng dâu order chỉ tập trung quanh vợ chồng của Phong và Yến. Các biến cố lặp đi lặp lại tạo nên mối bất hòa không dứt giữa nàng dâu và nhà chồng dễ khiến khán giả chán nản: hết rắc rối từ người yêu cũ của chồng đến Nguyệt Anh (Quỳnh Kool) - "em gái mưa" thân thiết với bà nội Phong... Khán giả dễ thấy biên kịch Nàng dâu order muốn tạo sự chân thật cho tác phẩm, xây dựng mâu thuẫn "mưa dầm thấm lâu", "tích tiểu thành đại", tạo ra những bất hòa nhỏ rồi dẫn đến giọt nước tràn ly làm đổ vỡ gia đình.
Cách xây dựng kịch bản này khiến khán giả đại chúng nhớ đến phim Sống chung với mẹ chồng cách đây không lâu, tác phẩm cũng tạo hiệu ứng mạnh mẽ với đề tài hôn nhân gia đình. Thế nhưng, vào thời điểm phát sóng, phim Sống chung với mẹ chồng không có đối thủ cùng thể loại mà tạo thế cộng sinh với phim Người phán xử - bộ phim lấy đề tài giang hồ mang màu sắc hoàn toàn đối lập.
Còn với phim Nàng dâu order, cách xây dựng 4 nhân vật trung tâm cùng tình tiết nhanh của đối thủ Về nhà đi con khiến tác phẩm về nhà văn Lam Lam trở nên kém sức hút hơn. Tính giải trí từ nhân vật ông Phú - cô giáo thể chất Thùy Linh và em trai của Hoàng Yến không đủ sức tạo hiệu ứng viral trên các trang mạng xã hội. Trái lại, những đoạn nhỏ hay nhất (bestcut) của Về nhà đi con đánh trúng tâm lý khán giả nên lan tỏa rất nhanh.
Vai ông Phú trong "Nàng dâu order" được yêu thích vì sự tâm lý, dí dỏm.
Với thể loại rom-com, đề tài hôn nhân gia đình chủ yếu hướng đến khán giả nữ, phim Về nhà đi con được lợi thế vì sở hữu ba nhân vật có tính cách khác biệt, đại diện cho những mẫu hình phụ nữ khác nhau trong xã hội. Còn phim Nàng dâu order cũng có chiều sâu và sự kịch tính nhất định để giữ chân những khán giả gắn bó.
Theo saostar
Trà 'Hoa hồng trên ngực trái' mang cả sinh mệnh con ruột mình ra làm lá chắn thì kinh rồi! Xem phim Việt không ít lần chúng ta phải tức điên vì tiểu tam lộng hành nhưng chưa ai qua được Trà của 'Hoa hồng trên ngực trái' về độ trơ trẽn. Để tăng thêm 'drama' cho những bi kịch gia đình, các biên kịch phim Việt thường chọn cách thêm vào một nhân vật tiểu tam nào đó để gây ức chế....