5 kiểu người tuyệt đối đừng cho vay tiền
Cho những kiểu người này vay tiền, bạn chẳng những mất tiền, mất tình cảm mà còn có thể rước họa vào thân.
Người ta thường nói, hãy thử mượn tiền để biết được lòng người, trả tiền để thấu được nhân phẩm. Vấn đề mượn và trả tiền đôi khi cũng là một nghệ thuật sống, bởi tiền bạc chính là mồ hôi công sức của ta làm nên, cho người mượn rồi không trả sẽ rất sợ, nhưng không cho có khi lại mất lòng. Bởi thế ta nên biết nhìn người mà cho mượn, vì 6 kiểu người sau đây nếu cho mượn sẽ chỉ thêm thiệt thân.
1. Người thân có tính cách không đáng tin
Người ta thường nghĩ người thân dù gì cũng có chút máu mủ ruột thịt, sẽ không chơi xấu nhau. Nên vấn đề tiền bạc đôi khi lại dễ dãi với những người thân. Tuy nhiên thực tế cho thấy, mọi thứ không hoàn toàn là như vậy.
Hãy thử nghĩ, nếu cho người thân vay tiền nhưng sau đó họ lại không muốn trả, làm sao ta dám đòi, nhất là những người vốn dĩ có những thói hư tật xấu như lười biếng, tham lam, ỷ lại, lợi dụng… Những người bạn đã biết có tính cách như vậy thì càng không nên dính dáng chuyện bạc tiền, bởi nếu cho mượn thì đôi khi tiền mất mà tình cảm máu mủ ruột rà cũng sứt mẻ theo.
2. Kiểu người không có ý định trả nợ
Kiểu người này thì chắc chắn ai cũng muốn tránh xa ngàn dặm. Nhưng vấn đề là làm sao để ta biết một người đang định vay tiền ta có thuộc tuýp người này hay không.
Hãy thử dò hỏi họ vài vấn đề liên quan đến chuyện vay tiền của họ, quan điểm của người đó về tiền và vấn đề vay mượn. Hay để chính xác hơn ta nên tự đi điều tra, hỏi những người thân cận xem họ có từng có “sự tích” gì trong chuyện tiền nong không.
Vốn dĩ có những người vẫn sống với cái logic vớ vẩn là “tiền đã mượn được thì làm sao phải trả” hay “mượn mà không phải trả thì mới là oai”. Những người này chính là những kẻ tham lam lợi dụng, thích “chơi bẩn” khi có cơ hội và cũng không biết trân trọng thành quả lao động của người khác.
Gặp những kiểu người này bạn nên tuyệt đối tránh xa, vì cho họ mượn tiền đôi khi lại mất luôn cả mối quan hệ, nặng hơn còn là kiện tụng, ẩu đả, ảnh hưởng cả danh dự của chính bạn.
Video đang HOT
3. Người xa lạ
Cho người ta quen biết vay tiền đã lo, cho người ngoài mà ta không quen không biết còn rủi ro hơn. Đôi khi họ sẽ hứa hẹn những khoảng lợi ích khổng lồ hay lãi suất cao, nhưng nên nhớ quy luật của đầu tư là lợi nhuận càng cao rủi ro cũng sẽ càng cao.
Nếu như người xa lạ đó lại là bạn bè hay người quen của bạn thân hay người thân của bạn, mà người thân bạn lại làm người bảo lãnh thì sao. Lời khuyên trong trường hợp này là cũng không nên cho vay. Bởi nếu như người lạ kia trở mặt, mối quan hệ của bạn và người thân cũng sẽ gặp vấn đề, lúc đó bạn không thể bắt người thân trả nợ thay người kia, mà cũng không thể lấy lại được số tiền.
4. Người bỗng dưng xuất hiện để vay tiền
Người này với bạn vốn không giữ liên lạc với nhau, nay bỗng dưng xuất hiện và muốn vay tiền, chắc chắn bạn nên đặt một dấu chấm hỏi to tướng: Tại sao họ lại chọn ta làm đối tượng mượn tiền? Bởi nếu đã một thời gian dài không liên lạc, chẳng ai lại đủ can đảm đi mượn tiền, trừ khi có gì đó ẩn đằng sau.
Dù trong trí nhớ của bạn người đó cách đây nhiều năm là người tốt thì cũng đừng chủ quan. Vì bạn không hề biết bấy nhiêu năm không gặp, cuộc sống của họ thế nào. Mọi thứ đều vô thường kể cả tâm tính con người, bạn không rõ được bản chất hiện tại của họ, càng không rõ hành tung của họ, vậy khả năng tiền đưa đi không thể quay về là rất cao.
5. Người đạo đức giả
Nếu biết được một người có tính đạo đức giả, bạn không những không nên cho mượn tiền mà còn cần hạn chế giao thiệp qua lại với họ. Họ bản chất là những kẻ biết tranh thủ thời cơ, tận dụng rồi trục lợi cho bản thân, không đáng để tin tưởng.
Khi bạn cho họ mượn tiền, họ dùng ăn tiêu hết, nhưng đến khi cần trả lại ca bài “đã dùng chỗ tiền đó làm bao nhiêu việc thiện, cho người này giúp người kia”. Nghe thế, bạn làm sao không mềm lòng được, bởi ai lại nỡ đòi tiền từ một người đã làm việc thiện như vậy. Nhưng bạn đâu biết đó chỉ là chiêu trò của họ và bạn vừa trở thành một nạn nhân mới.
Vậy nếu không thể cho vay tiền thì làm sao để không mất lòng đôi bên? Đồng tiền mà ta đổ mồ hôi công sức để làm ra không thể cứ cho không những người không xứng đáng. Nhưng nếu đó là người thân thiết mà bạn hiểu rõ, có thể tin tưởng thì đừng chần chừ giúp đỡ nếu bạn có khả năng.
Còn những người bạn đã khéo léo tỏ ý không muốn cho mượn nhưng họ cứ mãi “chai mặt”, hai bên không thân thiết đến nỗi họ có thể tác động đến cuộc sống của bạn thì nên từ chối thẳng. Không nên mềm lòng rồi sau đó mới phát hiện ra mình vừa chơi “dại”.
Với những người khá là gần gũi như đồng nghiệp thì sao? Không cho mượn thì khó nhìn mặt nhau trong công ty. Với họ, bạn nên gợi ý rằng mình đang gặp chút khó khăn tài chính, ví dụ vừa cho ai đó mượn hay gửi về cho ba mẹ có việc. Sau đó, bạn hãy gợi ý giúp họ một thứ gì đó khác chứ không phải là tiền. Ví dụ họ đang than thở vì thất nghiệp, bạn hãy gợi chuyện rằng bạn có thể tìm giúp họ một công việc khác, như vậy sẽ giúp hạn chế cảm giác thất vọng, mà họ cũng không trách được bạn.
Nếu còn có ngày mai...
Ngày mà bà Xuyền mất. Trời đang nắng bỗng đổ mưa sụt sùi. Những người đến dự đám tang, ai nấy đều cám cảnh và thương cho người đàn bà xấu số.
Có người, chưa kịp nói lời chia buồn, thì nước mắt đã thi nhau lăn dài trên gò má. Họ khóc vì xót xa cho người nằm đấy. Một đời lam lũ, nhọc nhằn, chưa được hưởng chút thảnh thơi, đã trở về với cát bụi.
Liên nằm co ro trong căn phòng vắng lặng. Mắt Liên ráo hoảnh, chẳng rơi được một giọt nước mắt nào. Liên nằm đó, im lặng lắng nghe tiếng mưa ì ầm không dứt, dội vào mái tôn, như dội vào từng đoạn ký ức trong Liên về những ngày đã xa.
Ngày ấy, Liên theo ba mẹ đến vùng kinh tế mới. Đó là một vùng đất hoang vu, khô cằn, chỉ có vài nóc nhà sinh sống, trong đó, có nhà bà Xuyền. Nhà Liên và nhà bà Xuyền, cách nhau bởi một con kênh đào có bề ngang ngót nghét mươi mét. Hai nhà đối diện nhau, nhưng vì không có cầu bắc ngang, nên mỗi lần nhà này muốn sang nhà kia, phải đi đường vòng mấy cây số. Ấy vậy mà, đều đặn mỗi tuần, bà Xuyền đều qua thăm Liên.
Nhà bà Xuyền đông con, nhưng chỉ còn hai vợ chồng bà sống trong căn nhà tranh xiêu vẹo. Năm người con của bà, vì không chịu được cảnh nghèo, nên đã lần lượt rời vùng đất trơ sỏi đá này để vào Nam mưu sinh. Con cháu ở xa, chỉ còn hai vợ chồng già côi cút. Thành thử, bao nhiêu yêu thương, bà Xuyền đều gói ghém hết cho Liên, dù chẳng máu mủ ruột rà.
Biết Liên thích ăn bắp luộc, lần nào đi làm thuê làm mướn, gặp nhà nào trồng bắp, bà đều xin vài trái về cho Liên. Những ngày mưa bão, lần nào đi học về, Liên cũng thấy bà Xuyền mặc áo mưa đứng ở bờ kênh tự bao giờ. Bà bảo, bà sợ cha mẹ Liên công việc bận rộn nên bà chờ để dắt Liên lội qua chỗ nước ngập, bà sợ đứa cháu bé nhỏ dẫu không máu mủ ruột rà của bà là Liên sẽ gặp hiểm nguy, bất trắc khi phải tự mình vượt qua bão giông...
Liên từng quấn quít bên bà Xuyền như thế. Vậy mà khi lớn lên, Liên thưa dần những cuộc gặp gỡ, viếng thăm, tâm sự cùng bà Xuyền. Món bắp luộc mà thời còn bé Liên thích mê thích mệt. Vậy mà sau đó, Liên cũng chỉ chậm rãi gỡ vài hạt lấy lệ mỗi khi bà Xuyền dọn lên bàn rồi hồ hởi rủ Liên ăn cùng. Liên cũng thôi tíu tít nhổ tóc sâu cho bà Xuyền như lúc bé... Liên mải miết chạy theo những mối quan hệ mới, và dần để bà Xuyền tụt lại phía sau. Thế giới của Liên, dần dần mất hẳn bóng dáng bà Xuyền trong đấy.
Liên nhớ lại lần gặp cuối cùng của Liên và bà Xuyền trước khi bà Xuyền mất. Ngày mà khi nghe tin bà Xuyền đau nặng, Liên chợt như con chim xa tổ lâu ngày, bỗng một hôm dáo dác tìm đường trở về.
- "Chỉ sau hơn một tuần ho mãi không dứt, bà đi khám bác sĩ và được chẩn đoán ung thư vòm họng, ung thư phổi. Cực khổ cả đời, cuối cùng cũng sắp được đi "du lịch" Sài Gòn một chuyến", bà Xuyền hóm hỉnh kể về bệnh tật của mình với Liên như thế.
Liên đỡ bà Xuyền ngồi nhổm dậy. Rồi Liên chải tóc cho bà. Những sợi tóc bạc phơ, chỉ chực chờ chiếc lược trên tay Liên chạm vào là lại rụng rơi từng sợi, từng sợi... Cố nén đi những giọt nước mắt sắp rơi nơi khóe mắt, Liên đánh tiếng hỏi bà Xuyền:
- "Bà có còn thích ăn món cháo cá tràu như ngày xưa không? Cháu có mua cá, mua củ nén, mua rau thơm đủ cả rồi. Để cháu nấu cho bà".
- "Bà không còn nuốt được thức ăn nữa. Chỉ uống nước, uống sữa và truyền thuốc đợi ngày đi Sài Gòn thôi con ạ. Nhưng không sao cả. Tuy không ăn được, nhưng con có lòng, là bà cũng thấy như được ăn rồi", bà Xuyền thều thào an ủi Liên.
Nghe bà nói vậy. Dù đã cố kìm nén, nhưng Liên chợt òa khóc như một đứa trẻ. Bà vẫn vậy. Sau bao nhiêu năm, bà vẫn là người bà bao dung, ấm áp của Liên. Còn Liên thì sao? Ngay cả nấu một chén cháo cho bà. Liên cũng không còn cơ hội nữa rồi...
Liên ngồi lặng im bên giường, nắm tay bà Xuyền thật lâu. Liên muốn hỏi rằng, bà có đau lắm không? Liên muốn xin lỗi bà. Muốn hỏi rằng bà có giận Liên không? Có buồn khi Liên đã "quên" bà?... Nhưng rồi, Liên chẳng thốt lên được lời nào.
Vì Liên biết, mọi lời nói bây giờ, có còn ý nghĩa gì nữa đâu. Những hối tiếc, day dứt của hôm nay, đâu trở lại được ngày hôm qua để mà sửa sai, để mà bù đắp. Còn "ngày mai"? Bà Xuyền cũng đâu còn chờ được đến "ngày mai" để đứng đấy và đợi Liên chạy đến bên bà - lon ton, ríu rít như Liên của ngày thơ ấu.../.
Phụ nữ có 3 thứ 'nguy hiểm' cần vứt bỏ ngay để tuổi già không còn dại khờ Người đàn bà khôn ngoan nên biết vứt bỏ những điều nguy hiểm này khi còn trẻ, đến khi già đi sẽ không vướng vào bất cứ chuyện khờ dại nào nữa. Dưới đây là những điều cực nguy hiểm, đàn bà khôn ngoan nên vứt bỏ càng sớm càng tốt để cuộc sống về già có thể bình yên vui sống. Đàn...