5 “không” khi lên giường chị em nhất định phải nhớ
Chuyên gia sức khỏe cho rằng, có nhiều thói quen xấu khi ngủ mà chị em thường xuyên mắc phải, liệu chúng ta có thể thực hiện 5 “không” ngay bây giờ?
Có nhiều thói quen hàng ngày lặp đi lặp lại khiến ít người chú ý rằng liệu làm như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không, liệu chúng ta có đang quan trọng hóa lên không?
Có câu nói rằng, phụ nữ xinh đẹp nhất là lúc đang ngủ, cũng có người cho rằng, giấc ngủ tốt tác động rất mạnh đến sức khỏe và sự trẻ trung của phụ nữ.
Vậy, làm sao để có giấc ngủ tốt nhất? Điều gì giúp phụ nữ thực sự có giấc ngủ sâu và êm ái? Sau đây là lời khuyên từ các chuyên gia về 5 “không” dành cho chị em khi “lên giường”.
Không nên mặc áo ngực khi đi ngủ (Ảnh minh họa)
Khi ngủ, nếu mặc áo ngực sẽ là một cách “áp bức” vòng một, đè lên các hạch và huyết mạch, khiến các độc tố ở vùng ngực không thể bài tiết ra ngoài.
Thời gian mặc áo ngực kéo dài, chất độc cứ thế tích tụ nhiều lên trong bầu vú, là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú.
Hầu hết áo ngực làm từ sợi hoặc nhiều chất vải tổng hợp, hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất lưu trên áo cũng có thể kích thích bất lợi tới ngực.
Áo ngực vốn là giá đỡ có tác dụng bảo vệ ngực, nhưng theo các chuyên gia phát hiện nó chính là nguyên do gây ra các khối u vú đặc biệt ở nhiều bệnh nhân khi khám lâm sàng.
Theo số liệu thống kê, các nguy cơ của chị em mặc áo ngực hơn 17 giờ mỗi ngày bị ung thư vú nhiều hơn so với những người mặc áo ngực ít hoặc không mặc áo ngực tới hơn 20 lần.
Ngoài giấc ngủ không mặc áo ngực, bạn cần ăn thêm thực phẩm giàu estrogen thông thường như thịt nạc, trứng, sữa, đậu, cà rốt, củ sen, đậu phộng, mạch nha, nho, mè … để hỗ trợ làm đẹp vòng một.
Nếu có thời gian, bạn nên mát xa bầu ngực bằng cách xoa bóp nhẹ theo hình vòng tròn khoảng 20-30 lần/mỗi bên ngực để hỗ trợ giữ phom ngực luôn đẹp.
2. Không buộc tóc
Buộc tóc khi ngủ làm căng da đầu, đau đầu (Ảnh minh họa)
Nhiều người có mái tóc dài thường có thói quen cặp hoặc buộc tóc gọn khi ngủ vì cảm thấy thả tóc sẽ vướng víu hoặc ngứa ngáy vùng cổ.
Làm như vậy không có lợi cho việc lưu thông máu trên đầu, gây nên giấc ngủ không sâu, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và bài tiết của da.
Buộc tóc lâu ngày cũng sẽ làm tăng áp lực trên da đầu, tăng khả năng gây rụng tóc. Vì vậy, bạn cần chọn gối mềm, đảm bảo tóc khô hoàn toàn, xoay tóc nằm gọn sang một bên, không để tóc kéo căng da đầu vô thức khi ngủ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bạn có thể mát xa đầu đơn giản trước khi ngủ sẽ có tác dụng làm giảm nhức đầu, chóng mặt và mất ngủ.
3. Không trùm đầu
Cho dù thời tiết và nhiệt độ thế nào thì bạn cũng không nên trùm đầu khi ngủ. Đây là thói quen rất xấu đối với sức khỏe vì quá trình này dễ sinh khó thở, cản trở việc trao đổi ôxy khi ngủ.
Nếu trùm khăn, lượng khí carbon dioxide có thể lưu lại nhiều hơn trong khăn trùm, khiến lượng ôxy xung quanh giảm đi đáng kể. Hít nhiều không khi ẩm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến não.
Lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy, làm cho chất lượng giấc ngủ kém, dễ gặp ác mộng. Bạn sẽ cảm thấy hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi, bơ phờ sau khi thức dậy.
4. Không trang điểm
Trang điểm khi ngủ làm hỏng da, nhanh lão hóa (Ảnh minh họa)
Nếu không tẩy trang trước khi ngủ, mỹ phẩm lưu lại cả đêm trên da dễ dàng làm cho lỗ chân lông bị tắc, khó bài tiết, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Tẩy trang là cách tốt nhất để các lỗ chân lông sạch và có thể làm cho da dễ dàng hít thở, thư giãn.
Nếu để nguyên mỹ phẩm khi đi ngủ sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, nó sẽ gây ra rối loạn bài tiết mồ hôi, không chỉ gây ra mụn trứng cá, một thời gian dài sẽ làm hỏng da, tăng tốc lão hóa.
Quá trình này cũng sẽ đẩy nhanh việc hình thành các nếp nhăn, đốm da và tàn nhang, vừa không tốt cho sức khỏe, vừa ảnh hướng đến thẩm mỹ, sắc đẹp.
5. Không đi tất (mang vớ)
Đi tất khi ngủ làm cho chân không “hít thở” và thư giãn được (Ảnh minh họa)
Bàn chân chúng ta gần như “bận rộn” cả ngày, đi lại vất vả. Buổi tối là thời điểm chân cần nghỉ ngơi, hít thở, thư giãn và tái tạo lại sức khỏe.
Khi đi tất lên giường, bàn chân sẽ sản xuất mồ hôi và không dễ dàng để bài tiết ra ngoài.
Khi đi tất thường xuyên, mồ hôi ẩm ướt cũng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn hoặc nấm phát triển mạnh, gây bệnh ngoài da cho bàn chân.
Một số chị em cho rằng không đi tất sẽ lạnh chân không ngủ được. Trên thực tế, dù thời tiết thế nào, bạn không đi tất và đắp chăn, cơ thể cũng sẽ điều hòa thân nhiệt để bạn trở nên ấm lên.
Trước khi ngủ, bạn cũng có thể ngâm chân nước ấm, bọc và lau chân ấm lên rồi mới lên giường. Nếu cần, bạn có thể uống một chút nước ấm để giúp làm nóng cơ thể.
Những thói quen lặp đi lặp lại và xảy ra với nhiều người khiến chúng ta luôn cho rằng điều đó hoàn toàn bình thường.
Nhưng khi khoa học phát triển, nhiều nghiên kết quả nghiên cứu mới sẽ giúp ta nhận ra đâu là thói quen xấu cần phải loại bỏ ngay lập tức.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
Những chất ngọt tốt nhất và dở nhất với đường ruột
Theo các chuyên gia sức khỏe, mỗi người sẽ cần chất ngọt khác nhau do sức khỏe khác nhau. Các chất ngọt khác nhau cũng sẽ tác động tới hệ tiêu hóa khác nhau và việc xem xét điều này sẽ giúp bạn tìm ra loại nào phù hợp.
Cuộc chiến chất ngọt đã bùng nổ nhiều thập kỷ với nhiều luồng tranh luận khác nhau, từ đường so với fructose, tinh chế so với không tinh chế, tự nhiên so với nhân tạo và calo so với không calo...
Chất ngọt có GI thân thiện nhất
Glucose
Sucrose (đường trắng, đường mía, siro mía, siro lá phong)
Maltose (siro gạo lứt)
Cỏ ngọt Stevia
Chiết xuất quả la hán
Aspartame (Equal)
Saccharin (Sweet'n Low, Sugar Twin)
Acesulfame potassium
Tôi gọi chất ngọt này là "GI trung tính" bởi phần lớn chúng ta có thể nạp nó với lượng lớn mà không gây ra vấn đề tiêu hóa nào. Đó là bởi vì các chất ngọt này rất dễ hấp thu nhưng nó không thực sự tạo ra sự khỏe mạnh.
Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi đường tinh luyện (đường trắng) nằm trong danh sách "trung tính" này. Nhưng thực sự, cơ thể chúng ta hấp thu chúng rất nhanh chóng, dễ dàng và an toàn.
Trong các chất ngọt không năng lượng, aspartame, saccharin và acesulfame potassium là chất tạo ngọt nhân tạo có khả năng dung nạp tốt nhất.
Trong số các chất tạo ngọt tự nhiên, cỏ ngọt stevia và quả la hán tốt cho cả người có đường ruột yếu.
Chất ngọt không có lợi cho đường ruột 1 số người
Fructose (bao gồm siro ngô, mật ong)
Erythritol (bao gồmTruvia)
Sucralose (Splenda)
Lactose
Có khoảng 30% dân số bất dung nạp fructose - nếu đưa đường fructose vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, tiêu chảy... Và siro ngô chứa 55% đường fructose, mật ong chứa tới 50-90% đường fructose.
Erythritol là loại "đường rượu", được cơ thể hấp thu tốt hơn so với các loại đường còn lại mặc dù nó vẫn có thể gây đầy bụng, tiêu chảy ở người không dung nạp fructose. Loại đường này có nhiều trong các đồ ngọt không đường hoặc low - carb và trong cả các loại "kem lành mạnh".
Sucralose cũng là một hợp chất làm từ đường nhưng chỉ có 15% được hấp thu ở đường ruộtis an artificial compound made from sugar, of which only 15 percent is absorbable in our guts; the 85 percent that isn't absorbed is not fermentable by our resident bacteria. Therefore, it has a negligible number of calories when consu.
Lactose là đường tự nhiên tìm thấy trong nhiều sản phẩm sữa và hầu hết những người bất dung nạp lactose đều phải tránh không uống 1 số loại sữa nhất định. Nhưng lactose cũng có mặt trong nhiều sản phẩm như thuốc ngừa thai, kẹo sô cô la sữa...
Chất ngọt có GI ít thân thiện nhất
sorbitol
maltitol
mannitol
xylitol
lactitol
"Ols" là họ của các chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp và có thể được chiết xuất tự nhiên (xylitol là từ bột gỗ, sorbitol có trong nhiều loại quả) hay tổng hợp.
Đôi khi, chúng được gọi là "rượu" hay "rượu đường". Chúng có hàm lượng calo thấp vì gan không thể hấp thu.
Đường này thường có mặt trong kẹo, kẹo không đường, các thanh năng lượng dành cho người ăn kiêng, sữa chua không them đường, bánh quy và bánh ngọt không đường, vitamin bổ sung...
Và càng nạp nhiều loại đường này, bạn sẽ giống như thể đang uống thuốc nhuận trạng do cơ thể không hấp thu nên nó sẽ sinh khí và gây tiêu chảy.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Hít thở như thế nào mà chỉ cần 3 phút đã giúp chúng ta chia tay chứng mất ngủ và có giấc ngủ sâu hơn Giấc ngủ là vô cùng quan trong để hồi phục sức khỏe của chúng ta sau một ngày dài làm việc. Khi cơ thể bị căng thẳng và mệt mỏi, sẽ thật tồi tệ nếu như cứ thao thức mãi mà không thể tìm cách nào để chìm vào giấc ngủ được. Dưới đây là nguyên tắc hít thở trong 3 phút giúp...