5 khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Puyol ở Barca
Do không thể phục hồi phong độ sau những ca chấn thương kéo dài, Carles Puyol đã tuyên bố giải nghệ sau mùa giải này. Hãy cùng Bóng đá số điểm lại 5 khoảnh khắc đáng nhớ nhất của trung vệ mang biệt danh “cá mập” trong sự nghiệp khoác áo Blaugrana…
1. Ngày ra mắt đáng nhớ
Sinh ra và lớn lên ở xứ Catalan nhưng phải tới năm 17 tuổi (1995), Carles Puyol mới gia nhập lò đào tạo trẻ La Masia. Tại đây, anh khởi nghiệp với vị trí tiền vệ phòng ngự, sau đó được chuyển thành 1 hậu vệ phải đúng nghĩa. Sau 4 năm gây ấn tượng ở đội hình B, Puyol đã được HLV Louis van Gaal đưa lên đội 1 (năm 1999).
Và tới nay, Puyol vẫn không thể quên nổi cảm giác hạnh phúc, sung sướng khi có cơ hội ra mắt Barca ở trận gặp Valladolid (2/10/1999). Ở trận đấu đó, Puyol đã được tung vào sân ở phút 55 (thay Simao Sabrosa), giúp Barca bảo toàn chiến thắng 2-0. Khi ấy, anh vẫn thi đấu ở vị trí hậu vệ phải. Mãi sau này, người Catalan mới nhận ra tầm thủ lĩnh của Puyol ở vị trí trung vệ.
2. Ngày đối đầu Luis Figo
Chưa đầy 1 năm sau khi bước chân lên đội 1 Barca, Carles Puyol đã nhanh chóng hòa nhập. Một trong những người bạn thân nhất với Puyol ngày đó là Luis Figo. Tuy nhiên, vào mùa Hè năm 2000, cựu danh thủ người Bồ đã bất ngờ chuyển sang khoác áo kình địch Real Madrid.
Vụ chuyển nhượng đình đám đó đã khiến trận El Clasico lượt đi tại Camp Nou trở nên rất đáng chú ý. Với khả năng đã được chứng minh, Carles Puyol đã được HLV Lloren Serra Ferrer giao nhiệm vụ “bắt chết” Luis Figo. Ở trận đấu đó, “cá mập” đã có màn trình diễn đầy ấn tượng giúp Barca giành chiến thắng 2-0. Đây là cột mốc đáng chú ý của Puyol bởi kể từ sau trận đấu này, anh đã giành được vị trí chính thức trong hàng thủ Barca.
3. Ngày đầu làm thủ lĩnh
Video đang HOT
Như chia sẻ của Carles Puyol trên đài Catalan, vinh dự lớn nhất của anh ở Barca là mang trên mình tấm băng thủ quân. Thực tế, dưới triều đại Radomir Antic (1-6/2003), Puyol đã được chọn làm đội phó thứ 2 của Blaugrana. Nhưng cũng phải tới đầu mùa giải 2004-05, khi Luis Enrique tuyên bố giải nghệ, “cá mập” mới chính thức trở thành thủ lĩnh của Blaugrana.
Trong mùa giải đầu tiên làm thủ lĩnh, Puyol đã giúp Barca giành chức vô địch La Liga. Đó là kỉ niệm đáng nhớ với trung vệ sinh năm 1978. Từ sự tin tưởng của HLV Frank Rijkaard, Barca đã có 1 người thủ lĩnh vĩ đại!
4. Chức vô địch Champions League đầu tiên
Kể từ ngày Ronald Koeman đưa Barca tới chức vô địch Champions League đầu tiên vào năm 1992, các CĐV xứ Catalan vẫn mỏi mòn chờ đợi chiến dịch xưng bá châu Âu lần thứ 2. Tuy nhiên, phải mất tới 14 năm sau, Barca mới chấm dứt cơn khát danh hiệu Champions League bằng màn đăng quang đáng nhớ tại thủ đô Paris (năm 2006).
Đó là kỉ niệm đáng nhớ của Carles Puyol, người đã nâng cao chức vô địch Champions League trong vai trò thủ quân của Barca. Sau trận đấu này (thắng Arsenal 2-1), “cá mập” đã khóc trong phòng thay đồ. Anh tuyên bố sẽ trở lại Paris vào một ngày nào đó để sống lại kí ức hào hùng này.
5. Bàn thắng đầu tiên vào lưới Real Madrid
Bất chấp ca chấn thương gối hành hạ, Carles Puyol vẫn có 28 lần ra sân ở mùa giải 2008-09, mùa giải mà Barca đã giành cú ăn 3 lịch sử. Một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất của “cá mập” ở mùa giải này là bàn thắng vào lưới kình địch Real Madrid tại Bernabeu.
Với cú đánh đầu hạ gục Casillas, Puyol đã giúp Barca vượt lên dẫn trước 2-1. Từ bàn thắng quý giá này, đội bóng xứ Catalan đã thăng hoa và giành chiến thắng chung cuộc với tỉ số 6-2. Sau khi ghi bàn, Puyol đã hôn lên tấm băng thủ quân của Barca. Đó có lẽ là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của trung vệ này trong sự nghiệp khoác áo Barca.
Theo VNE
Cafe tối: Giáo viên, cầu thủ & đạo đức nghề nghiệp
Ở nước mình, lại xôn xao chuyện đạo đức nghề nghiệp; và ở đâu đó tại nước Anh, lại xôn xao chuyện đạo đức nghề nghiệp của cầu thủ. Những kỳ vọng về đạo đức ấy có cơ sở hay không?
Rooney không phải cầu thủ đầu tiên mang tiếng vì cách đối xử với CLB làm nên tên tuổi của mình
Trong khi xã hội bất bình lên án việc một giáo viên đánh học sinh thì trên các mặt báo và từ những người trong cuộc, lại có luồng một quan điểm khác: giáo viên cũng chỉ là một nghề bình thường như bao nghề khác.
Họ cũng là con người, và khi mà đạo đức xã hội xuống cấp, nhiều ngành nghề khác phát sinh tiêu cực thì nghề giáo xuống cấp đạo đức cũng là... bình thường. Nhưng họ lại bị lên án mạnh mẽ hơn nếu có vấn đề, mạnh mẽ hơn bất kỳ một nghề nào khác, bởi một sự kỳ vọng đạo đức cao hơn bình thường.
Bạn có thể dễ dàng tìm được trên mạng một chia sẻ của chính người giáo viên, xin xã hội hãy đối xử với anh ta như một người bình thường, không đặt lên cái áp lực đạo đức bắt anh ta phải cư xử chuẩn mực hơn người khác. Đó chỉ là cái nghề để mưu sinh. Nghề nào cũng có vấn đề, thì nghề giáo không thể mười phân vẹn mười.
Cái quan điểm thần thánh hóa nghề giáo có từ xưa, nay muốn coi đó là một công việc bình thường, hẳn là rất khó với nhiều người.
Những kỳ vọng về "đạo đức nghề nghiệp" cao hơn bình thường, thần thánh hóa nhân cách người làm nghề không chỉ xuất hiện trong nghề giáo. Nó được đặt lên vai nhiều "người của công chúng", từ bác sỹ, ca sỹ, cho đến cầu thủ.
Bản hợp đồng mới giúp Rooney bỏ túi 300.000 bảng/tuần
Wayne Rooney bị chế nhạo ở nhiều nơi, cả trên cộng đồng mạng lẫn trên mặt báo phương Tây vì lần thứ 2 anh vùng vằng ra đi trong 4 năm, là lần thứ 2 anh được tăng lương. Bây giờ lương của Rooney đã lên đến 300.000 bảng/tuần.
Việc tồn tại tình yêu và phần nào là cả "ân nghĩa" giữa CLB và cầu thủ là một quan niệm phổ biến. Khái niệm "lòng trung thành" được tô hồng khắp mọi nơi. Đã từng có thời nó là luật: một cầu thủ hết hợp đồng cũng không được rời khỏi CLB của anh ta, cho đến khi Luật Bosman ra đời.
Rooney không phải cầu thủ đầu tiên mang tiếng vì cách đối xử với CLB làm nên tên tuổi của mình. Trước thì có Cristiano Ronaldo, Luis Figo, mới đây thì có Mario Goetze, những kẻ mang tiếng "phản bội".
Liệu "lòng trung thành" và "tình yêu" có phải là những gánh nặng mà người ta đã đặt lên vai cầu thủ, một cách phi lý? Nếu ngay từ đầu họ không có lòng trung thành, không mang màu cờ sắc áo trong tim, mà chỉ là một người làm nghề bình thường, thì làm sao mà lật ngược lại để gọi họ là kẻ phản bội?
Rooney có quyền đòi được ra đi. Và việc cố giữ chân anh là ý của M.U, việc trả 300.000 bảng/tuần là cái giá của ý nguyện ấy. Thuận mua vừa bán. Nếu gạt những giá trị "màu cờ sắc áo" sang một bên thì hợp đồng ấy đơn giản như mọi hợp đồng kinh tế khác.
Liệu đã đến lúc xem xét lại những giá trị đạo đức mà đám đông gán lên vai nhiều ngành nghề, để rồi chính đám đông, lại thất vọng khi họ không đảm đương được những gánh nặng đạo đức ấy?
Theo VNE
Bồ cũ Puyol lại chọc ngoáy WAGs Real Bầu không khí derby thành Madrid thêm căng thẳng, khi cô bồ cũ của Carles Puyol đồng thời là hoa hậu WAGs Atletico hiện nay Malena Costa lại vừa tung đòn quấy phá dàn WAGs của Real. Malena Costa vừa đổ thêm dầu vào lửa đại chiến Atletico - Real DÌM HÀNG BỒ RAMOS Đêm Chủ nhật 2/3 tới đây, Atletico sẽ chiến...