5 hòn đảo khác lạ có thể đi bộ đến thăm quan từ đất liền
Những hòn đảo đặc biệt nhất thế giới mà con người hoàn toàn có thể đi bộ đặt chân đến tham quan chiêm ngưỡng từ đất liền.
Khi thủy triều xuống, du khách hoàn toàn có thể ghé thăm một số địa điểm ngoạn mục này bằng việc đi bộ. Đó là những hòn đảo có phần kết nối với đất liền bằng lối đi bộ hẹp hoặc đường đắp cát có thể biến mất khi thủy triều dâng cao. Vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ của chúng khiến cho chuyến đi của du khách trở nên ý nghĩa hơn.
1. Mont St. Michel, Normandy, Pháp
Sau Tháp Eiffel và Lâu đài Versailles, thì lâu đài Benedictine ở Mont St-Michel, Normandy là điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất tại nước Pháp.
Kỳ quan kiến trúc theo phong cách Gothic được xây dựng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 16 với những tòa tháp chọc trời mọc giữa khung cảnh thiên nhiên độc đáo. Tòa lâu đại tọa lạc trên một hòn đảo có đường đi kết nối với đất liền nhưng bị thủy triều lớn nhất châu Âu xâm chiếm. Theo Lonely Planet, sự khác biệt về thủy triều thấp và cao có thể lên tới 15 mét.
2. Đảo Holy, Lindisfarne, Anh
Đảo Holy, Lindisfarne, ngoài khơi bờ biển Northumberland của Anh. Du khách đổ xô đến hòn đảo này phần lớn vì muốn tận mắt chiêm ngưỡng tòa lâu đài Lindisfarne ngoạn mục và khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
Hòn đảo này bị chia cắt hai lần mỗi ngày với đất liền do thủy triều. Cảm giác tách biệt mà nó mang lại khiến việc đi bộ đến đảo là một trong những trải nghiệm đi bộ tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, thời gian tới đảo cần được xem xét cẩn thận tùy vào điều kiện thời tiết ở địa phương.
3. Ko Nang Yuan, Thái Lan
Video đang HOT
Đây là nơi được nhiều khách du lịch, các thợ lặn, nhà thám hiểm đồng ý coi là thiên đường độc đáo trong Vịnh Thái Lan.
Khi thủy triều xuống, du khách có thể đi bộ khám phá dải cát trắng dài mịn màng nối với đảo. Khi thủy triều lên, bãi biển chìm trong làn nước trong như pha lê và Ko Nang Yuan lấy lại hình dáng của ba hòn đảo nằm tách biệt trên biển.
4. Lâu đài Tioram, Scotland
Lâu đài Tioram tọa lạc ở hòn đảo thủy triều Eilean Tioram của Scotland, gần điểm mà sông Shiel chảy vào hồ Loch Moidart. Hòn đảo nối với đất liền bằng một con đường đắp cát có thể đi qua khi thủy triều xuống.
5. Haji Al Dargah, Ấn Độ
Nằm trên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển Worli ở Mumbai, Ấn Độ, Haji Al Dargah là một ví dụ điển hình của kiến trúc Ấn-Hồi, cách bờ biển khoảng 500 mét. Nó được kết nối với khu vực Mahalakshmi của thành phố bằng một lối đi hẹp. Con đường đi bộ không có lan can dễ bị nước biển nhấn chìm khi thủy triều lên nên chỉ có thể đi qua khi thủy triều xuống.
Hải đăng Kê Gà ngày gió bão!
Hải đăng được xây dựng trên một hòn đảo nhỏ cách đất liền vài trăm mét. Nơi đây vào lúc thủy triều xuống, tùy theo mùa, cũng có một lạch cát nổi lên khá cao, có thể lội bộ từ trong bờ ra đảo được.
Hải đăng Kê Gà (hay còn được gọi là Khe Gà, Mũi Điện) nằm ở xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng ba chục km về phía Nam.
Do nhu cầu hàng hải, cuối thế kỷ XIX người Pháp đã nghiên cứu thiết kế và xây dựng một ngọn hải đăng tại nơi này. Công việc xây dựng diễn ra từ năm 1897 đến cuối năm 1898 và hải đăng chính thức đi vào hoạt động từ năm 1900. Hải đăng xây bằng đá cao 35 mét, ngọn đèn tín hiệu cao 65 met so với mực nước biển.
Ngày cuối tuần tôi cùng vài người bạn tính ra Kê Gà chơi, chẳng ngờ gặp đúng dịp có bão. Ở đây tuy chỉ gọi là bị ảnh hưởng bão, chưa có mưa nhưng gió khá lớn và trời đầy mây xám xịt, sóng ào ạt xô bờ tung bọt trắng xóa. Đoạn đường từ Phan Thiết xuôi Nam về Kê Gà, khoảng ba chục km ven biển san sát các khu resort mọc lên, số lượng không thua kém "kinh đô resort Mũi Né" là bao.
Ảnh hưởng bão, sóng xô bờ tung bọt trắng xóa, các bãi biển vắng khách ...
... nhưng vẫn có một số it du khách tắm biển.
Một đoạn bãi biển rải đầy các loại vỏ ốc nhiều màu khá đẹp mắt.
Do ảnh hưởng của bão, các resort khá vắng khách, chúng tôi ghé vào một resort gần khu vực hải đăng Kê Gà để ... dao chơi và ngắm biển. Resort 4 sao này khá đẹp, với các dãy phòng nghỉ rải rác thoai thoải theo bờ biển giữa các lối đi giăng đầy bông giấy. Có một hồ bơi được đặt sát với biển, hôm nay sóng lớn đánh văng cả nước lên hồ bơi.
Resort, với các lối đi giăng đầy bông giấy ...
... và một hồ bơi ngay sát mặt biển.
Rời Resort chúng tôi đi xuôi về phía Nam tới mũi Kê Gà, từ xa đã thấy ngọn hải đăng vút lên trên mặt biển. Trước đây vẫn có nhiều nhóm được lên đảo cắm trại qua đêm (có xin phép, cũng không khó lắm), tuy nhiên lần này do ảnh hưởng của bão nên chúng tôi không xin được ở lại đảo. Chỉ được lên đảo chơi một lúc rồi phải trở lại đất liền. Đảo khá gần bờ, ca nô chạy mất khoảng 10 phút là cặp đảo.
Để xây dựng hải đăng Kê Gà, ngày trước người Pháp đã đưa toàn bộ vật liệu từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh hải đăng - công suất thiết kế 2.000W, có tầm chiếu sáng tối đa 22 hải lý - và máy phát điện trong thời gian đầu tiên. Xung quanh hải đăng, họ lại trồng rất nhiều cây sứ, rừng sứ cả trăm năm tuổi đến nay vẫn tỏa bóng mát và hương thơm ngan ngát.
Rừng sứ trăm năm tuổi dưới chân hải đăng.
183 bậc thang xoắn ốc bằng thép đưa du khách lên đỉnh hải đăng cao 35 mét
Trên đỉnh hải đăng nhìn xuống dãy nhà hành chính, lối từ bến cano lên hải đăng...
... và nhìn về phía Phan Thiết, nơi các resort mọc lên san sát dọc bãi biển.
Để đảm bảo an toàn, chúng tôi phải rời đảo sớm do về chiều sóng càng lớn và trời đã lất phất mưa. Một chuyến đi không được như ý vì lý do bất khả kháng. Chúng tôi rời đi với chút tiếc nuối, hẹn một ngày đẹp trời sẽ trở lại với hải đăng Kê Gà.
Nhìn lại hải đăng Kê Gà trong một ngày trời xám xịt vì ảnh hưởng của bão.
Bali khác lạ trong mắt cô gái người Nga Veronika bất ngờ khi người dân Bali không để đồ ăn trong tủ lạnh, ăn trái cây chưa chín và nấu gì cũng cho ớt. Hòn đảo nổi tiếng nhất Indonesia luôn nằm trong danh sách "phải đến" của những người yêu du lịch khắp thế giới. Nhưng nếu bạn muốn hiểu nơi này một cách cặn kẽ, bạn phải sống ở đó....