5 hiểu lầm chết người của những bà nội trợ về ăn uống lành mạnh
Có phải đường mía là hoàn toàn lành mạnh? Đậu nành và dầu ô liu là tốt cho sức khỏe nhất, hoặc bạn có thể dễ dàng tránh được mì chính trong ăn uống?
Thực tế, có khá nhiều chị em vẫn nhầm lẫn về những thực phẩm hoặc thông tin sai lệch về các chất phụ gia nhất định và cho rằng chúng hoàn toàn lành mạnh hoặc hoàn toàn gây hại khi ăn.
1. Đường mía hoàn toàn lành mạnh?
Nhiều chị em cho rằng đường múa là hoàn toàn khỏe mạnh hơn hẳn so với các loại đường khác vì nghĩ chúng có lượng calo thấp hơn.
Nhưng sự thật là hầu hết các chất làm ngọt nhân tạo, kể cả đường mía đều không lành mạnh hoặc an toàn.
Những nghiên cứu cho thấy, các loại đường có thể gây ra các vấn đề:
- Teo tuyến ức
- Mở rộng gan và thận
- Teo các nang bạch huyết ở lá lách và tuyến ức
- Tăng trọng lượng
- Giảm tốc độ tăng trưởng của cơ thể
- Giảm số lượng tế bào máu
- Kéo dài thời kỳ mang thai
- Giảm trọng lượng cơ thể thai nhi và trọng lượng nhau thai
- Tiêu chảy
2. Đậu nành tốt cho sức khỏe?
Nhiều nhà khoa học uy tín đã cảnh báo rằng những lợi ích của đậu nành nên được cân nhắc khi ăn vì đã chứng minh được những rủi ro của nó.
Được biết, ăn nhiều đậu nành là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng, suy tiêu hóa, hệ thống miễn dịch gặp sự cố, rối loạn chức năng tuyến giáp, suy giảm nhận thức, rối loạn sinh sản, vô sinh, ung thư và bệnh tim.
Hầu hết những lo ngại liên quan đến sữa đậu nành là làm biến đổi estrogen của cơ thể. Những vấn đề khác như mức độ fluoride, nhôm và mangan nhiều trong đậu nành có khả năng ảnh hưởng xấu đến phát triển trí não. Mặc dù hàm lượng mangan rất quan trọng cho sự phát triển của não, nhưng độ độc hại của sữa đậu nành trong giai đoạn mang bầu sẽ làm trẻ em bị rối loạn tâm trí, chứng khó đọc và các vấn đề học tập khác.
3. Bơ thực vật là tốt?
Thực tế, đã có 5 nghiên cứu được thực hiện để xác định xem bơ thực vật hoặc các loại bơ khác là tốt hơn khi tiêu thụ. Bạn có thể tìm thấy một loạt các tuyên bố tranh luận khá gay gắt. Sự thật là, tất cả các loại bơ đều không lành mạnh và bạn cần giảm thiểu khi sử dụng chúng càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, giữa hai loại bơ, bạn nên tin bơ thực sự là lựa chọn tốt hơn bơ thực vật. Bơ có nhiều chất béo bão hòa nhưng bơ thực vật lại chứa lượng chất béo bão hòa tệ hơn (trans-fatty acid). Bơ thực vật cũng làm tăng mức độ cholesterol xấu và làm giảm mức độ cholesterol tốt, trong khi bơ lại cung cấp vitamin A, D, E và K.
Ngoài ra, bơ thực vật làm giảm khả năng miễn dịch và tăng insulin trong máu, khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Và trong khi bơ thực vật không chứa cholesterol như bơ, khi ăn nó chúng còn kích thích cơ thể tạo ra cholesterol.
4. Dầu ô liu là dầu ăn lành mạnh nhất?
Mặc dù các phương tiện truyền thông mô tả dầu ô liu là dầu ăn tốt cho sức khỏe. Song dầu ô liu có chứa chất béo không bão hòa tạo ra một sự mất cân bằng ở cấp độ tế bào, trong đó có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú và bệnh tim.
Vì thế, dầu thực vật như ngô, cây rum, đậu nành và dầu cải là những loại dầu tồi tệ nhất để nấu vì các axit béo chuyển hóa khi chế biến.
Bất cứ lúc nào bạn cần một loại dầu để nấu ăn thì bạn có thể thay thế dầu dừa để thay cho bơ, bơ thực vật, dầu ôliu. Đây là một loại dầu lành mạnh hơn nhiều và tinh khiết.
Dầu dừa có nhiều lợi ích như:
- Tăng cường sức khỏe tim mạch
- Thúc đẩy giảm cân
- Hỗ trợ sức khỏe hệ thống miễn dịch
- Hỗ trợ trao đổi chất lành mạnh
- Cung cấp một nguồn năng lượng ngay lập tức
- Giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh và trẻ trung
- Hỗ trợ các hoạt động của tuyến giáp
5. Có thể dễ dàng tránh được mì chính khi ăn uống?
Bột ngọt (MSG), một chất tăng hương vị được biết đến rộng rãi như một phụ gia bổ sung cho thực ph ẩm thực sự có trong hàng ngàn các loại thực phẩm bạn đang ăn.
Nó ở trong tất cả mọi thực phẩm từ súp, bánh, thịt và salad trộn. Ngay cả các công thức nấu ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ em thì các loại thực phẩm có chứa chất độc này vẫn xuất hiện.
Video đang HOT
Loại bỏ bột ngọt từ chế độ ăn uống của bạn là một lựa chọn khôn ngoan cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.
Theo PLXH
Điểm mặt hóa chất gây hại "giấu mặt" trong thực phẩm
Các chị em - những bà nội trợ hãy đặc biệt lưu ý nhé vì dù là hóa chất nhân tạo hay hóa chất tự nhiên đều không tốt cho sức khỏe con người.
Dù là hóa chất nhân tạo hay hóa chất tự nhiên thì đều không tốt cho sức khỏe con người. Hóa chất được thêm vào thực phẩm bạn ăn từ khi bạn còn là một bào thai. trong bụng mẹ. Vì thế, bạn cần hiểu và tránh về các loại phụ gia thực phẩm, hóa chất nhân tạo để lựa chọn thực phẩm tự nhiên hơn dễ dàng hơn.
Hóa chất thường được thêm vào thực phẩm nhằm giữ cho thực phẩm tươi lâu hoặc tạo màu sắc cho thực phẩm.
Đường hóa học
Các chất đường hóa học có chứa một chất gọi là PKU, hoặc phenylketonuria - một chất có tính độc hại có thể dẫn đến chậm phát triển về thần kinh. Một số nhà khoa học tin rằng aspartame còn có thể gây ra sự thay đổi trong chức năng của não và thậm chí dẫn tới thay đổi hành vi ở những người tiêu thụ nó.
Nếu bạn đang mang thai, tránh ăn đường hóa học và tuyệt đối không cho con bạn ăn những loại thức ăn có hóa chất này. Ngoài ra, các chất làm ngọt nhân tạo và đường hóa học cũng được coi là tác nhân có liên quan đến bệnh ung thư.
Thuốc trừ sâu và hóa chất trong thực phẩm
Có khoảng 3 triệu trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu trên toàn thế giới vào năm 1996, theo Tổ chức Y tế Thế giới với hai mươi ngàn ca tử vong. Ở hầu hết các nước, trái cây như dâu tây, nho, cà chua có chứa tối thiểu là 6 loại thuốc trừ sâu khác nhau.
Và khoảng 89-99 % các loại trái cây tươi, rau và ngũ cốc đều được phun thuốc trừ sâu để bảo quản và giúp phát triển. Bộ Nông nghiệp Thực phẩm và Thuỷ sản thế giới cho biết, lượng hóa chất dùng cho cà rốt cao hơn 25 lần so với giới hạn an toàn cho phép. Và một thử nghiệm trên rau diếp cho thấy mức độ hóa học trong loại rau này cao hơn 10% so với giới hạn an toàn.
Nhiều hóa chất cần tránh khác
Có rất nhiều hóa chất nên tránh, nhưng bạn có thể lưu ý một số hóa chất sau:
- Chất tạo màu: màu xanh ở cấp độ 2, màu đỏ ở cấp độ 3, màu vàng ở cấp độ 5 & 6, màu da cam và màu xanh lá cây ở cấp độ 3
- Hydro hóa dầu thực vật
- Dầu thực vật hydro hóa một phần
- Mỡ tổng hợp (Olean hay olestra)
- Natri nitrat
- Bột ngọt momosodium glutamate (MSG)
- Kali benozoate
- Sulfur dioxide
- Natri sunfit
- Acid benzoic
Có thể nói với hơn 14.000 hóa chất được "bổ sung" một cách vô tình hay cố ý vào thực phẩm thì cũng đều là mối đe dọa cho sức khỏe con người.
Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, bạn hãy lưu ý đọc kĩ các nhãn mác của hàng hóa trước khi quyết định lựa chọn.
Theo PLXH
6 cấm kỵ khi dùng bột ngọt Bột ngọt là gia vị không thể thiếu nhưng các bà nội trợ cần chú ý những điều nhỏ khi chế biến để tránh tác dụng ngược không đáng có. Vai trò chính của bột ngọt là để tăng hương vị của thực phẩm. Bột ngọt nếu dùng lượng thích hợp có thể điều trị suy nhược thần kinh song nếu sử dụng...