5 dự đoán về điện thoại Android 2020
Các mẫu Android cao cấp năm nay sẽ có màn hình “đục lỗ”, hỗ trợ kết nối 5G nhưng giá thành cao hơn.
Màn hình tốt hơn
Màn hình đục lỗ sẽ trở thành xu hướng trên điện thoại Android 2020.
Samsung sẽ trang bị màn hình đục lỗ trên Galaxy S20, dự kiến giới thiệu vào tháng 2. Các công ty Trung Quốc như Huawei hay OnePlus cũng được cho là sắp ra smartphone với màn hình tương tự. Theo Android Central, màn hình đục lỗ sẽ trở thành xu hướng mới trên điện thoại Android 2020, khi những nhà sản xuất tìm kiếm giải pháp tối ưu diện tích sử dụng trên màn hình smartphone.
Bên cạnh đó, màn hình có tần số refresh cao sẽ là tính năng quan trọng trên điện thoại Android cao cấp 2020. Samsung và Huawei dự kiến nâng cấp tần số làm tươi lên mức 120 Hz, OnePlus cũng hứa hẹn cung cấp màn hình nhanh và mượt mà hơn. Tới đầu năm 2021, màn hình 60 Hz chỉ còn trên các mẫu điện thoại tầm trung và bình dân.
Xiaomi và Oppo đã công bố nguyên mẫu smartphone có camera selfie bên dưới màn hình, hướng tới loại bỏ hoàn toàn viền đen hay “tai thỏ”. Tuy nhiên, chất lượng ảnh chụp bằng cụm camera bên dưới màn hình chưa hoàn hảo vì thách thức kỹ thuật trong việc tích hợp cảm biến camera dưới lớp kính. Công nghệ camera dưới màn hình được dự đoán sẽ hoàn thiện vào năm sau.
Giá flagship cao hơn
Giá của các mẫu flagship Android 2020 được dự đoán là sẽ cao hơn 1.000 USD.
Giá điện thoại Android cao cấp năm 2020 sẽ leo thang do Trung Quốc – công xưởng của thế giới – bị ảnh hưởng nặng nề bởi Thương chiến Mỹ – Trung, cũng như việc tăng giá linh kiện gồm thành phần 5G. Tuy nhiên, người dùng lại có nhiều sự lựa chọn hơn bởi các nhà sản xuất đã lên kế hoạch mở rộng dòng sản phẩm từ trung cấp đến cận cao cấp. Dự kiến, flagship 2020 có giá từ 1.000 USD, trong khi giá các mẫu smartphone ở phân khúc dưới dùng chip Qualcomm 700-series dao động khoảng 600 đến 800 USD.
Samsung tiếp tục thống trị thị trường điện thoại Android
Video đang HOT
Samsung sẽ tiếp tục duy trì ngôi vương trên thị trường điện thoại Android 2020.
Kết thúc năm 2019, Samsung là nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Công ty Hàn Quốc đã hưởng lợi từ rắc rối của Huawei ở các nước phương Tây.
Samsung sẽ giữ vững vị trí số một trong năm 2020. Công ty bắt đầu hành trình bảo vệ ngôi vương năm nay bằng Galaxy S20 với màn hình 120 Hz, pin lên tới 5.000 mAh và camera zoom quang 5X. Trong đó, màn hình tần số làm tươi cao và khả năng zoom cực xa là ưu điểm vượt trội so với đối thủ iPhone.
Mỹ gỡ bỏ rào cản với Huawei
Huawei cần Google Mobile Services để tiếp tục cạnh tranh với Samsung.
Huawei chưa thể ra điện thoại Android hỗ trợ Google Mobile Servies (GMS) do lệnh cấm của chính phủ Mỹ. Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến đang nỗ lực phát triển nền tảng Huawei Mobile Serives (HMS) để thay thế dịch vụ thiết yếu của Google trong tương lai.
HMS thành công tại thị trường quốc nội, nhưng có thể mất rất nhiều thời gian để khiến người dùng từ bỏ hoàn toàn GMS, đặc biệt ở Châu Âu. Theo Android Central, không có nhà mạng châu Âu nào dự định phân phối điện thoại Android thiếu GMS vào năm 2020.
Trong năm nay, Trung Quốc có thể dàn xếp với Mỹ để cấp phép cho Huawei truy cập GMS, dù không loại công ty khỏi danh sách đen thương mại. Nếu lệnh cấm sớm được gỡ bỏ, Huawei có thể cứu vãn màn ra mắt của P40, quay trở lại cuộc đua với Samsung trên thị trường châu Âu và châu Á. Ngược lại, công ty Trung Quốc sẽ chứng kiến doanh số smartphone sụt giảm nghiêm trọng nếu năm 2020 trôi qua mà Mỹ kiên quyết duy trì lệnh cấm. Khi đó, hàng loạt người dùng P20 và Mate 20 từ bỏ sản phẩm Huawei vì thiếu ứng dụng.
Kết nối 5G chưa cần thiết
Các chuyên gia cho rằng smartphone 5G chưa phổ biến, ít nhất cho đến cuối năm 2020.
Dịch vụ 5G thương mại hiện chia làm hai loại, gồm mạng 5G độc lập hoạt động trên băng tần mmWave, phù hợp cho các thành phố và mạng dưới 6 GHz (sub-6 Ghz) tương thích với cơ sở hạ tầng 4G LTE có sẵn. Sự kết hợp giữa hai dịch vụ mạng này hứa hẹn đảm bảo kết nối ổn định với tốc độ lên đến hàng trăm Megabit ở bất cứ đâu.
Tuy nhiên, khu vực phủ sóng 5G hiện nay còn thưa thớt. Hơn nữa, giá smartphone 5G còn khá cao, thời lượng pin hạn chế và có thể gặp lỗi quá nhiệt trong quá trình hoạt động. Do đó, người dùng nên coi 5G như tính năng bổ sung, thay vì lý do chính để nâng cấp smartphone mới trong năm 2020.
Theo vnexpress
Làm gì để không bị điện thoại Android "nghe trộm"
Bên cạnh những lợi ích của smartphone với cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta, chúng luôn tồn tại có những mặt trái. Điển hình là có nhiều người dùng cho rằng các thiết bị này thu thập thông tin cá nhân của người dùng.
Trong đó bao gồm cả việc ghi âm các đoạn hội thoại của người dùng. Điều này cực kì nguy hiểm đối với xã hội thông tin ngày nay. Để tự bảo vệ mình, tốt nhất, bạn nên áp dụng 5 mẹo tránh bị smartphone Android "nghe trộm" bạn.
1. Tắt tính năng OK Google
OK Google khá hữu ích với việc bạn chỉ cần nói "OK Google" thì trợ lý ảo sẽ lập tức xuất hiện. Tuy nhiên, tính năng này sẽ luôn bật micro để có thể nghe được khi bạn nói. Vì vậy, hãy tắt đi để tránh bị nghe lén mà bạn không hề biết.
Để tắt chúng, bạn vào mục Cài đặt của ứng dụng Google> chọn Giọng nói> chọn mục Voice Match và tắt mục OK Google.
2. Tắt Microphone của ứng dụng
Micro trên điện thoại là phần sẽ thu âm thanh bên ngoài. Vì vậy, bạn nên tắt quyền truy cập của các ứng dụng mà bạn cho rằng có khả năng đang nghe lén bạn.
Để tắt chúng, bạn vào phần cài đặt của điện thoại, chọn mục Ứng dụng và thông báo> Ứng dụng bạn muốn tắt Micro> chọn mục Quyền và tắt Micro.
3. Tắt Google Assistant
Như đã nói ở mục đầu tiên thì Trợ lý ảo của Google sẽ luôn truy cập Micro để nghe bạn nói. Vì vậy, nếu bạn không dùng Trợ lý ảo, hãy tắt nó đi.
Để tắt được bạn vào mục Cài đặt của ứng dụng Google> chọn mục Trợ lý Google, cuộn xuống cuối trang> chọn thiêt bị của bạn và tắt Trợ lý Google.
4. Tắt lịch sử lưu trữ Google Voice
Bằng cách ghi nhận lại lịch sử hoạt động của bạn, bạn sẽ có nguy cơ sẽ bị ghi âm luôn cả cuộc nói chuyện nào đó của bạn. Vì vậy hãy tắt việc ghi lại lịch sử.
Để tắt được bạn truy cập vào myaccount.google.com/activitycontrols và đăng nhập tài khoản Google, ở mục Hoạt động trên web và ứng dụng, bạn bỏ chọn dòng Kèm theo bản ghi âm giọng nói và âm thanh.
5. Xóa các ứng dụng không cần thiết và các ứng dụng làm nặng máy
Rất nhiều ứng dụng trên điện thoại Android hoạt động ngầm và bạn sẽ không tài nào biết được. Vì vậy, sau khi cài một ứng dụng nào đó mà bạn cảm thấy điện thoại của mình bị chậm đi thì hãy xóa ngay ứng dụng đó đi, có thể nó có chứa virus hoặc đang thu thập thông tin của bạn.
Cuối cùng, bạn cần phải tự bảo vệ thông tin cá nhân và đặc biệt là các loại clip, videos tự quay,... Bài viết đã hướng dẫn bạn 5 mẹo tránh việc bị "nghe lén" bởi smartphone của chính mình, nếu thấy hay hãy để lại 1 like và 1 share nhé.
Theo Thế Giới Di Động
6 bước để bảo vệ điện thoại Android của bạn an toàn Khi sử dụng điện thoại di động liên tục hàng ngày, chúng ta thường quên một chi tiết quan trọng: bảo mật. Có một điện thoại Android an toàn 100% là điều cần thiết để tránh trở thành nạn nhân của những hành vi nguy hiểm của tin tặc. Những hacker đó thường sử dụng các lỗ hổng của điện thoại để truy...