5 đồ vật bị nguyền rủa nổi tiếng khắp thế giới vì gieo rắc đủ loại tai ương cho người sở hữu
Có những đồ vật mang giá trị kinh tế lẫn lịch sử rất đáng để nhiều người thèm muốn. Thế nhưng, nếu nhìn vào lịch sử các chủ nhân sở hữu của chúng, chắc chắn sẽ không ai muốn nhận về.
Có những đồ vật mang giá trị kinh tế lẫn lịch sử rất đáng để nhiều người thèm muốn. Thế nhưng, nếu nhìn vào lịch sử các chủ nhân sở hữu của chúng, chắc chắn sẽ không ai muốn nhận về. Bên cạnh các bảo vật vốn nổi tiếng vì độ ‘hắc ám’ như búp bê cổ, tranh vẽ của danh họa,… thì kimono hay đá quý cũng có ít nhất một đại diện nằm trong danh sách các món đồ bị nguyền rủa.
Bộ Kimono xui xẻo
Kimono là quốc phục của Nhật Bản, thường thì nó mang ý nghĩa rất tốt đẹp, trừ một trường hợp hiếm hoi vào thế kỷ 17. Ba thiếu nữ sở hữu một bộ kimono lần lượt đều qua đời trước khi được mặc áo. Vì thấy vận xui này quá ‘hắc ám’, năm 1657, nó đã bị đem đi đốt.
Tuy nhiên, ngay cả khi bị đốt thì kimono vẫn tiếp tục vận xui của mình. Ngọn lửa đốt áo đã bị gió thổi bùng lên, vượt khỏi tầm kiểm soát của mọi người. Hậu quả là thành phố Tokyo với khoảng 300 đền đài, 500 cung điện, 9000 cửa hàng, 61 cây cầu và 100.000 người đã bị thiêu rụi chỉ trong nháy mắt cùng chiếc áo kimono vô danh.
Bức tranh ‘ Cậu bé khóc’
Đây là bức tranh được họa sĩ người Tây Ban Nha Bruno Amadio vẽ và bán ra hàng loạt, rất nổi tiếng ở Anh vào những năm 80. Dù bức tranh có phảng phất nỗi buồn lẫn hơi u ám, song người ta vẫn cho rằng bức tranh rất bình thường, cho đến khi nhiều chủ sở hữu bản sao của bức tranh khẳng định rằng khuôn mặt của cậu bé trong tranh khiến họ sợ hãi và ốm đau.
Video đang HOT
Vào năm 1985, các tờ báo ở Anh đưa tin về một vụ cháy nhà bí ẩn. Điều kỳ lạ là bức tranh ‘Cậu bé khóc’ vẫn hiên ngang giữa đám cháy, dù mọi thứ trong nhà đều bị thiêu rụi. Ngay lập tức, có nhiều giả thuyết đặt ra về bức tranh như người mẫu – một em bé mồ côi – đã bị họa sĩ ngược đãi, hay tranh có chưa linh hồn của một cậu bé mồ côi, hoặc thậm chí là họa sĩ đã ký giao kèo quỷ…
Viên kim cương Koh-i-Noor
Koh-i-Noor là một trong số những viên kim cương lớn nhất thế giới với 109 carat. Người ta đồn rằng Koh-i-Noor đem lại vận may cho phụ nữ và vận rủi cho đàn ông. Tương truyền nó từng thuộc về thần Krishna, sau đó bị ăn cắp và truyền tay qua nhiều đời chủ khác nhau, trong đó có hoàng đế Sher Shah Suri. Vị hoàng đế sau đó đã chết trong 1 vụ nổ, còn viên kim cương được hoàng đế Jalal Khan thừa kế. Tuy nhiên, Jalal Khan cũng không may mắn hơn cha mình là bao, ông đã bị người anh trai sát hại.
Chiếc áo của Daniel
Vào năm 1787, một người lính có tên Jabez Spicer ở Layden, Massachusetts đã lãnh hai viên đạn và qua đời. Tuy nhiên, điều trùng hợp rợn tóc gáy là khi qua đời, Jabez đang mặc lại chiếc áo của người anh trai tên Daniel. Trước đó 3 năm, Daniel cũng bị bắn chết bởi 2 viên đạn. Và vị trí 2 viên đạn đã giết Daniel trên chiếc áo lại trùng khớp với 2 viên đạn giết chết người em trai Jabez sau này.
Kim cương Delhi
Viên đá bị nguyền rủa này có cùng quê quán với viên Koh-i-Noor. Nó được những tay trộm mộ khai quật từ một đền thờ cổ xưa. Thế nhưng các đời chủ của viên đá đều không có kết cục tốt đẹp. Người chủ cuối cùng của nó là nhà sưu tầm đá quý Edward Heron Allen. Sau một thời gian sở hữu đá và nhận thấy cuộc sống gặp quá nhiều rắc rối, xui xẻo. Edward đã đem tặng lại cho bảo tàng London. Tuy nhiên, ông cũng qua đời vào 3 năm sau khi tặng đi viên Delhi.
Theo Green/Tổ Quốc
Lộ diện kinh đô bí ẩn "bị thất lạc" của Đế chế cổ xưa tại Campuchia
Các nhà nghiên cứu lần đầu tên đã phát hiện ra một "thành phố bị biến mất" của Campuchia.
Trong một dự án kéo dài nhiều năm, một nhóm các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp quét laser trên không và đo đạc trên mặt đất để lập ra bản đồ của Mahendraparvata, hay còn gọi là Núi Indra, Vua của các vị thần.
Nhờ vào công nghệ cao, một trong những kinh đô đầu tiên của Đế chế Khmer đã được phát hiện (ảnh: CNN)
Mahendraparvata là một trong những kinh đô đầu tiên của Khmer - đế chế tồn tại từ thế kỷ 9 tới 15 TCN, nhưng cho tới giờ vẫn còn cất giấu rất nhiều bí ẩn. Giới khoa học từng đưa ra giả thuyết, Mahendraparvata nằm tại cao nguyên Phnom Kulen, cách Siem Reap khoảng 48km về phía bắc; tuy nhiên, không tìm được nhiều bằng chứng. Cao nguyên Phnom Kulen khá xa xôi, khó tiếp cận, bị che phủ bởi rừng rậm và có thể từng là nơi đặt các khu mỏ dưới chế độ Khmer Đỏ trong những năm 1970.
Trong nhiều thập kỷ, Mahendraparvata vẫn được mệnh danh là "thành phố bị thất lạc"; nhưng giờ đây, các nhà khoa học khẳng định, họ đã xác định được nó.
"Chúng tôi xác nhận giả thuyết dựa trên chứng cứ rằng Mahendraparvata - kinh đô từ thế kỷ thứ 8-9 TCN của đế chế Khmer - nằm ở dãy núi Phnom Kulen", bài báo xuất bản trên tạp chí Antiquity viết.
Các nhà nghiên cứu đã nhờ tới các máy quét laser từ trên cao, có "khả năng độc nhất vô nhị là nhìn xuyên qua các lớp thực vật và đem tới các hình mẫu có độ phân giải cao về nền của rừng".
Họ phải lập bản đồ của toàn khu vực theo hai chiến dịch riêng biệt - lần đầu vào năm 2012 trên khoảng 37 km2 và lần hai là năm 2015 trên khoảng 975 km2.
Kết quả từ việc quét trên không cùng với các thông tin thu thập từ điều tra thực địa đã được tổng hợp để tạo nên một bản đồ trong đó thể hiện các trục đường và con phố chính của kinh đô. Bản đồ cũng chỉ ra chi tiết vị trí của các công trình như hồ chứa nước chưa hoàn thiện, đập nước, các bức tường của đền thờ, thậm chí là một cung điện...
Theo bài báo, những phát hiện trên đã mở ra cánh cửa để tìm hiểu thêm về Đế chế Khmer và vùng Angkor. Nó cho thấy những người xây dựng kinh đô đã vận dụng quy hoạch đô thị, "một hệ thống dẫn nước tinh tế" và các phát kiến khác.
Một phát hiện đáng kinh ngạc là thành phố được xây dựng trên các trục tuyến tính chiếu theo các hướng đông tây nam bắc - giống như một phiên bản đời đầu của hệ thống lưới áp dụng trong quy hoạch các đô thị hiện đại.
Minh Đức
Theo Báo Tổ quốc
Kỳ bí hòn đá "thánh" 100 kg biết bay ở Ấn Độ Ngôi đền thờ Qamar Ali Darvesh ở làng Shivapur, Ấn Độ nổi tiếng thế giới với hòn đá 'thánh' nặng 90 kg mang tên Levitating. Điều kỳ bí là nó có thể tự bay lên cao khi 11 người chỉ ngón tay trỏ của tay phải vào phần dưới hòn đá. Đền thờ Qamar Ali Darvesh, một vị thánh theo đạo Hồi giáo...