5 điều tôi muốn bạn nên biết trước khi quyết định kết hôn
Một nhà tâm lý học gia đình đã giải thích cho chúng ta hiểu rằng không có gì được gọi là tình yêu vĩnh cửu. Vì chúng ta không thể ở mãi trên đỉnh cao của cảm xúc.
Con người là những sinh vật lạ kì, chúng ta thường thích học hỏi từ những sai lầm của mình. Trong công việc hay cuộc sống, ngoài xã hội hay ở gia đình, đôi khi ta cảm thấy mình bị tổn thương. Sau đó nhìn lại mọi việc, chúng ta thấy rõ ràng rằng lẽ ra ta đã có thể làm được những điều khác biệt hơn nữa.
Tác giả của bài viết này chia sẻ kinh nghiệm vượt qua khó khăn của cô đến cho những cặp vợ chồng biết những điều mà họ nên suy nghĩ trước khi quyết định kết hôn.
#1. Tình yêu vô điều kiện giữa bạn và đối phương không xảy ra trong thế giới thực
Nên nhớ, nửa kia không phải là con của bạn – họ là người bạn yêu, người bạn đời sẵn sàng dành nửa phần đời còn lại để chăm sóc bạn. Nhưng, chẳng có gì đảm bảo rằng bạn sẽ yêu họ mãi mãi, cũng như không có gì bảo đảm anh ấy cũng sẽ làm như vậy.
Khi mối quan hệ rơi vào khó khăn, ta lo lắng rằng cuộc hôn nhân sẽ thất bại. Và có đôi lúc chúng ta bắt đầu dành cho nhau những lời nói khó nghe.
Một nhà tâm lý học gia đình đã giải thích cho chúng ta hiểu rằng không có gì được gọi là tình yêu vĩnh cửu. Vì chúng ta không thể ở mãi trên đỉnh cao của cảm xúc. Chúng ta ở lại bên cạnh nhau và có một gia đình hạnh phúc ngay cả khi ta không thấy cháy bỏng với tình yêu đó.
Đó là sự thật, nhiệm vụ của chúng ta là phải tạo ra sự hấp dẫn trong mắt nhau và giữ vững mối quan hệ thậm chí sau 5, 10 hay 15 năm kết hôn.
Video đang HOT
#2. Hai năm đầu sau khi sinh đứa con đầu lòng có thể được cho là giai đoạn khó khăn nhất. Đừng thiết lập những khuôn mẫu cho mối quan hệ của bạn trong khoảng thời gian này.
Tất nhiên việc có một đứa con là niềm vui lớn nhất trong đời sống vợ chồng trẻ. Tuy nhiên cùng với niềm vui chính là giai đoạn khó khăn và cần cố gắng nhiều hơn. Toàn bộ cuộc sống của bạn cùng những thói quen hàng ngày bị đảo lộn, bạn ngủ không đủ giấc và thậm chí suy nghĩ cũng bắt đầu bị thay đổi.
Mọi người nhắc nhở bạn phải chú ý đến việc giữ sự thu hút với người bạn đời, nhưng quả thực không dễ dàng. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề cực kì quan trọng. Đừng để bất kì ai phải bị tổn thương vì những ức chế của bạn, bình tĩnh thảo luận những vấn đề để cùng nhau tiến bộ và luyện tập sự kiên nhẫn. Chấp nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Và hãy nhớ, luôn chuẩn bị tinh thần cho việc tình yêu của bạn sẽ có thể xảy ra sự bất bình và tức giận bất cứ lúc nào.
#3. Không phải lúc nào cũng có một đời sống chăn gối viên mãn
Tuy rằng có nhiều bạn đặc biệt yêu thích chuyện gối chăn, nhưng đôi khi nó lại không được như bạn mong muốn. Sớm hay muộn gì bạn cũng sẽ nhận ra lòng ham muốn của bạn và người ấy không hề giống nhau. Tiếc là không có bí quyết nào để giúp bạn giải quyết tình trạng này.
Không ai có thể ép người khác làm “chuyện ấy” khi mà họ không muốn, nhưng có thể cố gắng khơi dậy ham muốn của họ bằng cách xem các bộ phim tình cảm, sử dụng trí tưởng tượng của bạn và không bao giờ được phép bỏ cuộc.
#4. Đừng quên làm những điều nhỏ bé để khiến tâm trạng đối phương thấy tốt hơn
Điều này không có nghĩa là những món quà, hoa hay một lời mời gọi cho “chuyện ấy” – mặc dù đôi khi nó cũng không sai. Nhưng những điều nhỏ bé mà tôi muốn nói đến chính là: gọi tên đối phương và nói rằng bạn yêu họ, bạn hạnh phúc thế nào khi nghe được giọng nói của họ. Bạn cũng có thể mua cho họ ly cafe mà họ yêu thích khi bạn trên đường trở về nhà – chỉ để tạo cho họ sự bất ngờ.
Điều này nghe qua có vẻ hơi nhạt nhẽo, nhưng cá nhân tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghiêm khắc, nơi mà chẳng ai thể hiện tình cảm với ai. Tại sao họ lại không làm điều đó? Bây giờ tôi rất thích việc được thể hiện cảm xúc của mình và chia sẻ mọi chuyện với người tôi yêu. Vì vậy, đừng bỏ qua cảm xúc của bản thân – dù chỉ là một suy nghĩ lãng mạn trong tâm trí. Nếu không bạn sẽ cảm thấy hối tiếc.
#5. Đừng bao giờ hành động như thể bạn không có thiện chí trong việc cải thiện mối quan hệ
Sự thật là vấn đề không nằm ở chỗ bạn đặt bao nhiêu nỗ lực vào để giải quyết các vấn đề trong hôn nhân. Hãy nhớ, chẳng có cuộc hôn nhân nào có thể tồn tại mà cả hai không có nỗ lực chung. Một cuộc hôn nhân không thể thành công khi một người hết sức cố gắng, còn người kia lại không làm gì. Càng không nên có chuyện người này dạy người kia cách phải làm như thế nào.
Theo TTXVN
Hóa ra đây là lý do chồng không chịu đăng ký kết hôn dù đã sống với nhau suốt 3 năm
Đến lúc này tôi mới nhận ra ông chồng hàng ngày tôi vẫn bảo là khù khờ mà lại có suy nghĩ sâu sắc như thế.
Tôi và chồng từng yêu nhau 3 năm, sống thử thêm 3 năm nữa mới quyết định kết hôn. Thời buổi bây giờ quả thật không nên cố suý việc sống thử, nhưng với những gì bản thân đã từng trải qua tôi thừa nhận sống thử cũng nhiều mặt tốt.
Thật ra hai vợ chồng cũng vừa mới cưới được 6 tháng, chúng tôi xem cái đám cưới là hình thức hợp lệ để hai bên họ hàng công nhận chúng tôi về một nhà. Cho hai bên nội ngoại chính thức có dâu có rể. Chứ sống với nhau 3 năm rồi thì có còn điều gì mong ngóng và hồi hộp nữa.
Cưới xong là tôi mang bầu, phải nói ai cũng vui mừng vì nghĩ chúng tôi sống với nhau lâu như vậy rồi sợ các biện pháp tránh thai không an toàn ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản. Chúng tôi có nhà riêng, thỉnh thoảng mới về thăm hai bên nội ngoại. Cuộc sống sau hôn nhân chẳng khác gì trước hôn nhân là mấy, thoải mái và hài lòng với những gì mình đang có.
Vì một vài lý do nên dù đám cưới đã lâu nhưng chúng tôi vẫn chưa thể làm giấy đăng ký kết hôn. (Ảnh minh họa)
Vì một vài lý do nên dù đám cưới đã lâu nhưng chúng tôi vẫn chưa thể làm giấy đăng ký kết hôn. Thủ tục thì không phức tạp lắm, nhưng vẫn chưa thể hợp pháp hoá cuộc hôn nhân của chúng tôi. Tôi vẫn đùa chồng mình rằng tôi là vợ anh nhưng sổ hộ khẩu thì chẳng có tên. Nói vậy thôi chứ tôi cũng sắp sinh con rồi, dù muốn dù không cũng phải đi đăng ký kết hôn để còn làm giấy khai sinh cho con. Vậy mà ông chồng của tôi lại cứ hẹn mãi nhưng chẳng bao giờ chịu đi.
Hôm qua tôi nhắc một lần nữa mà chồng tôi lại ậm ừ cho qua. Bực quá tôi nói lớn: "Anh sợ làm giấy đăng ký rồi anh lấy thêm vợ nữa sẽ rắc rối phải không? Hay là sợ pháp luật người ta công nhận rồi sẽ chia tài sản?". Chồng tôi ngây người ra một lúc rồi bỏ đi, không nói một câu gì.
Tối qua còn chẳng về ăn cơm nữa, mãi tận khuya anh mới về. Giận quá tôi không mở cửa, đợi anh kêu cửa rồi gọi điện khá lâu tôi mới ra. Lúc ấy anh say rồi, hiếm khi tôi thấy chồng uống nhiều như thế. Chả lẽ lời nói của tôi lúc chiều khiến anh buồn đến mức này sao? Tôi thấy thương và có lỗi quá.
Vào nhà là anh ôm chầm lấy tôi và giải thích tất cả. (Ảnh minh họa)
Vào nhà là anh ôm chầm lấy tôi và nói: "Anh sợ đăng ký kết hôn rồi vợ sống với chồng chỉ vì trách nhiệm nên anh không muốn đăng ký. Cái giấy đấy có ý nghĩa gì đâu khi mà vợ chồng mình cứ sống hạnh phúc thế này. Anh không cần ai chứng nhận hết, chỉ cần vợ chồng mình chứng nhận cho nhau là đủ rồi. Anh muốn vợ được tự do, giận chồng thì vợ bỏ đi đâu ít bữa rồi lại về, chứ chồng không muốn vợ phải nén nước mắt sống vì hai từ hôn nhân".
Đến lúc này tôi mới nhận ra ông chồng hàng ngày tôi vẫn bảo là khù khờ mà lại có suy nghĩ sâu sắc như thế. Trước giờ tôi cũng chưa suy nghĩ tới mấy chuyện như thế. Ngồi viết những dòng này mà tôi thương chồng tôi lắm, nhưng ngày mai đợi anh tỉnh hẳn tôi sẽ kêu anh đi đăng ký.
Nếu không vì tờ giấy khai sinh của con, tôi cũng không cần tới tờ giấy chứng nhận kết hôn kia làm gì. Vợ chồng sống với nhau hạnh phúc là được, tôn trọng và yêu thương nhau, mỗi người một tính nhưng cơm sôi bớt lửa thì gia đình êm ấm mà thôi. Hạnh phúc của mình thì do mình giử lửa, chứ cần gì ai công nhận. Nhưng luật pháp thì phải chấp hành đúng và đủ nên đăng ký kết hôn thì vẫn cần dù chỉ là hình thức, phải không mọi người?
Theo Trí thức trẻ
Những câu hỏi cần trả lời trước khi quyết định kết hôn Kết hôn là chuyện hệ trọng trong đời vì vậy cần cân nhắc kĩ lưỡng để đưa ra quyết định đúng đắn. Trước khi tiến tới cuộc sống hôn nhân, bạn không biết những điều gì sẽ khiến mình bị tổn thương. Chỉ ngại va chạm, thiếu quan tâm hay giảm bớt sự lãng mạn nhiều cặp vợ chồng đã có một cuộc...