5 điều nàng rất ngại hỏi
Phụ nữ ở khắp mọi nơi đều sợ hãi khi phải đi gặp bác sĩ sản phụ khoa. Đôi khi những thủ tục của y học được tiến hành làm bạn phát hoảng đến độ muốn rời phòng khám càng nhanh càng tốt.
Theo MSN, nếu bạn vẫn lo lắng về việc sa sút phong độ hay còn đang băn khoăn làm sao giảm nhẹ hội chứng trước chu kỳ, thì đây là lúc những câu hỏi của bạn được giải đáp.
Tôi không mặn mà lắm với chuyện đó bởi vì thường xuyên tôi cảm thấy không thoải mái. Liệu có thể làm gì trong trường hợp này?
Yếu tố thể chất và tinh thần đóng vai trò như nhau trong nỗi đau. Dĩ nhiên, những căn bệnh về phụ khoa chắc chắn sẽ được liệt kê ra để lý giải cho tình trạng khó chụi này. Nếu có bệnh bạn có thể được chữa trị bởi thày thuốc. Điều này quan trọng hơn nhiều là bạn chỉ ở nhà và đoán mò.
Những nguyên nhân chính được các bác sĩ quan tâm bao gồm: do truyền nhiễm, sự khô hạn, đau trong âm hộ, đau ở âm đạo, các bắp thịt thuộc âm đạo co thắt quá chặt hay phản ứng của tâm lý quá mạnh tới sex.
Nếu cơn đau về thể xác sâu hơn thì đó cũng là dấu hiệu cho thấy có vấn đề từ u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung tới bệnh liên quan đến chậu hông. Tuy nhiên bạn không nên lơ là với những khả năng có thể xảy ra. Hãy nói với bác sĩ về những triệu chứng của mình.
Tôi có vấn đề với việc thụ thai. Vậy tôi và chồng tôi nên làm gì trước khi nhờ cậy đến những biện pháp chữa trị đắt tiền?
Một cơ thể mạnh khỏe sẽ cho phép bạn có một đứa trẻ khỏe mạnh. Nó là sự thật hiển nhiên chứ không phải sáng kiến gì về khoa học cả”, Jill Blakeway, chuyên gia về khoa châm cứu và khả năng sinh sản tại New York (Mỹ) cho biết.
Các bà vợ nên hướng tới các bài tập nhằm giảm thiểu stress và đạt tới một cân nặng lý tưởng. Ăn nhiều hoa quả, rau tươi và các thức ăn có lợi cho sức khỏe.
Cần phải ghi nhớ chuyện mang thai là sự nỗ lực của cả hai. Những giải pháp dưới đây bạn có thể được coi là sự lựa chọn hợp lý.
- Tránh xa bia rượu.
- Không uống cà phê
- Ăn vừa đủ, tránh thức ăn chưa chế biến
Video đang HOT
- Giảm tải stress.
- Không hút thuốc
- Không sử dụng cần sa hay các loại chất gây nghiện khác.
- Uống nhiều loại vitamin.
- Quan hệ tình dục lành mạnh và đều đặn.
Tôi có thể làm gì với hội chứng trước chu kỳ? Tôi chỉ bị vài ngày trong mỗi tháng nhưng những ngày đó thật khổ sở.
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là tên gọi một số triệu chứng phát sinh trong một vài ngày trước khi hành kinh.
Triệu chứng có thể bắt đầu sớm mười ngày trước kỳ kinh kế tiếp hoặc có thể báo trước hai hoặc ba ngày cuối cùng trước khi có kinh. Triệu chứng phổ biến nhất là tình trạng phù và tích dịch, mà nguyên do là mức estrogen tăng cao trong lúc sắp có kinh, gây ra các triệu chứng như chân bị phù, vú phồng lên, xương chậu đau, nhức đầu, hay bẳn gắt và mất khả năng tập trung.
Những triệu chứng này thường hết ngay khi bắt đầu hành kinh. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc từng người. Những trường hợp nặng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Vì y học chưa giải thích được hết tất cả các trường hợp PMS (Premenstrual syndrome) nên chưa có cách điều trị chuyên biệt nào đó kết quả. Hiện có phương pháp tăng cường progesterone để quân bình mức estrogen tăng cao bất ngờ trong cơ thể, hoặc dùng các loại thuốc như lợi tiểu thuốc an thần. Có điều, việc dùng thuốc lợi tiểu gây ra tình trạng giảm lượng kali trong cơ thể, và cần bù lại bằng cách dùng các thực phẩm giàu kali như chuối hoặc dùng liều bổ sung kali.
Cũng có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Tránh các thức ăn mặn hoặc có muối ít nhất một tuần trước kỳ kinh (hoặc dài hơn nếu triệu chứng bắt đầu sớm).
- Dùng thức ăn giàu kali như chuối, trái cam, quýt hoặc các loại trái cây tươi khác.
- Uống nhiều nước.
- Dùng sinh tố B6 cùng với sinh tố B tổng hợp.
- Tập thể dục nhiều và nghỉ ngơi phù hợp.
- Tránh dùng cà phê và rượu.
- Dùng trà lợi tiểu mua trong các tiệm thực phẩm và nghiên cứu kỹ thức ăn và sinh tố nào lợi tiểu một cách tự nhiên.
Bác sĩ của tôi muốn chỉ định chữa bệnh bằng hormone thay thế các liệu pháp khác nhưng vấn đề là nó làm cho tôi mất ngủ triển miên. Vậy tôi nên làm gì?
Phương pháp điều trị bằng hormone có thể giúp cho những triệu chứng mãn kinh. Sự trị liệu này thay thế cho chất hormone sản xuất từ buồng trứng. Khi nào nên bắt đầu sự trị liệu này tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Loại hormone trị liệu tuỳ thuộc tình trạng sức khoẻ từng người và bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ cho quí vị.
Phương pháp trị liệu bằng hormone có thể dưới dạng uống thuốc, thuốc dán, chích hoặc là vòng xoắn. Kem estrogen dùng để thoa vào âm đạo chỉ giúp cho âm đạo đỡ bị khô nhưng không giúp được nhiều cho những triệu chứng của mãn kinh.
Phương pháp điều trị hormone estrogen có thể làm giảm những triệu chứng mãn kinh. Estrogen có thể giúp giảm triệu chứng hot flushes, chứng khô âm đạo, ngay cả những vấn đề về đường tiểu. Estrogen cũng giúp làm giảm bớt chứng loãng xương, hoặc làm chậm lại quá trình tiêu hoá xương, và cũng có thể giúp cho giảm khả năng bị ung thư ruột già.
Tuy nhiên, cũng như tất cả những phương pháp trị liệu khác, trị liệu hormone cũng có những phản ứng phụ. Trước khi quyết định trị liệu, phụ nữ cần hiểu rõ những điểm lợi hại của hormone để đi đến quyết định nên dùng hay không.
Tôi thật sự đang bối rối nhưng tôi đang phải gánh chịu chứng táo bón và khí hư nhiều. Đây có phải là dấu hiệu của một bệnhgì đó nghiêm trọng và tôi nên làm gì để chung sống với nó?
Cơ thể được thiết kế để làm mọi việc một cách chính xác, bất cứ sự trục trặc nào cũng báo hiệu một vấn đề đáng để quan tâm.
Trong phần lớn các trường hợp, bệnh nhân thường tim thấy sự giải tỏa bằng việc cải thiện thói quen ăn uống của mình.
Khi có những triệu chứng của táo bón, các chị em cần đi khám bệnh sớm để điều trị và phát hiện sớm những bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư do táo bón gây ra.
Về khí hư: các bác sĩ có thể nhìn khí hư, làm xét nghiệm để biết bạn đang gặp bệnh lý nào ở đường sinh dục. Chẳng hạn như khí hư dính như hồ, màu đục thì có thể bạn bị viêm cổ tử cung; loãng như nước là viêm tử cung; khí hư có màu vàng xanh (như mủ) thì bạn bị viêm phần phụ, nhiễm nấm.
Chính vì thế, vệ sinh cơ thể, vệ sinh bộ phận sinh dục là việc làm hằng ngày của chị em. Trong những ngày gần hết “hành quân”, khí hư tiết nhiều, bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín như rửa bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ, dùng băng vệ sinh hàng ngày.
Khi bị khí hư bệnh lý, nhất thiết phải tới bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên và những đơn thuốc đặc trị nhằm triệt tận gốc.
Theo VNE
Chị em không được coi thường biểu hiện này sau khi 'quan hệ'
Trong một số trường hợp, ra máu đen sau khi quan hệ tình dục là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nào đó, thậm chí là ung thư phụ khoa.
Trong một số trường hợp, ra máu đen sau khi quan hệ tình dục là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa.
Chào bác sĩ! Bác sĩ cho em hỏi, sau khi hết kinh được 2 ngày, em có "quan hệ" với chồng. Nhưng sau đó lại thấy âm đạo ra máu màu đỏ, hôm sau chuyển thành đen. Máu này ra ít nhưng kéo dài đến tận hôm sau mới hết. Em rất lo lắng. Bác sĩ cho em hỏi, như vậy là em bị làm sao? Em mong bác tư trả lời giúp em. Em cảm ơn bác sĩ! (P. Liên)
Trả lời:
Bạn P. Liên thân mến!
Chảy máu "vùng kín" sau khi "quan hệ" là biểu hiện có thể không bình thường, thậm chí là dấu hiệu cảnh báo bệnh, vì vậy, chị em không nên bỏ qua. Nếu tình trạng này kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, mệt mỏi... thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
Bình thường, hiện tượng ra máu sau khi "quan hệ" có thể xuất hiện do "vùng kín" bị tổn thương và gây chảy máu. Trong trường hợp này, máu có màu đỏ, là máu tươi và sẽ hết trong một vài tiếng hoặc 2-3 ngày nếu không may có viêm nhiễm. Tổn thương "vùng kín" có thể xảy ra trong quá trình "quan hệ", do tư thế, cường độ... Chảy máu "vùng kín" cũng có thể do bạn bị viêm nhiễm vùng kín nên trong khi giao hợp, "vùng kín" bị tác động mạnh và gây chảy máu.
Dấu hiệu ra máu hồng ngay sau khi quan hệ sau đó máu chuyển sang sẫm màu kéo dài 3-4 ngày có thể là do bạn bị tổn thương vùng kín hoặc do viêm nhiễm "vùng kín" hoặc đó cũng có thể là máu kinh nguyệt còn sót lại trong tử cung. Bạn cần theo dõi xem mình có các triệu chứng khác không, ví dụ như dịch âm đạo ra bất thường, có mùi hôi, ngứa ngáy...
Trong một số trường hợp, ra máu đen sau khi quan hệ tình dục là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nào đó, ví dụ như xơ tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung, ung thư tử cung, thậm chí là ung thư phụ khoa. Những dấu hiệu của viêm nhiễm đôi khi rất âm thầm nên đôi khi bạn bị mắc bệnh mà không biết, khi có biểu hiện rõ ra ngoài thì có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Bạn đã bị ra máu như vậy, bạn cần kiêng "chuyện vợ chồng", giữ vệ sinh sạch sẽ và theo dõi. Nếu các triệu chứng biến mất thì có thể do tổn thương và đã lành. Còn nếu các triệu chứng kéo dài thì cần đi khám phụ khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe và khó chữa trị. Bạn cần theo dõi cả những tháng sau đó để nắm được tình trạng sức khỏe của mình tốt hơn.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo Baohay
6 bệnh liên quan đến chu kì kinh nguyệt của chị em Nếu thấy có bất kì thay đổi trong chu kì kinh nguyệt của mình, bạn cần đi khám để được các bác sĩ sản phụ khoa thăm khám cẩn thận. Theo nghiên cứu mới của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, phụ nữ có kinh nguyệt trước 10 tuổi hoặc sau 17 tuổi sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh tim, đột quỵ...