5 điều không thể thiếu tạo nên trí tuệ phi thường của thần đồng
Tuy không có định nghĩa chính thức về “ thần đồng” nhưng nhiều nhà tâm lý học cho rằng đó là những cá nhân dù độ tuổi còn nhỏ (dưới 10 tuổi) nhưng đã phát triển các kĩ năng ngang hàng với một chuyên gia. Vậy điều gì đã giúp một số người trở thành thiên tài?
1. Trí nhớ ngắn hạn
Theo các nhà khoa học, trên thực tế, việc có chỉ số IQ cao không phải là điều kiện tiên quyết để trở thành thần đồng.
Từng có một nghiên cứu về sức mạnh của trí nhớ ngắn hạn và IQ trong học tập ở trẻ em đang phát triển qua một khoảng thời gian dài 6 năm. Trong nghiên cứu này, những học sinh phát triển bình thường được kiểm tra chỉ số IQ và trí nhớ ngắn hạn (về kiến thức học thuật trong đọc hiểu, đánh vần và làm toán) của họ lúc 5 tuổi và kiểm tra lại lần nữa khi họ 11 tuổi.
Các nhà khoa học nhận ra rằng sự thành công trong quá trình học tập của một đứa trẻ phụ thuộc vào trí nhớ ngắn hạn chúng tốt như thế nào, bất kể chỉ số IQ là bao nhiêu.
Trong nghiên cứu năm 1956 mang tên “Con số 7 huyền bí, cộng hay trừ 2″, nhà khoa học George Miller đã chỉ ra tại bất kỳ thời điểm nào, hầu hết người bình thường chỉ có thể nhớ được 7 thứ trong đầu, cộng hoặc trừ 2 con số do một ai đó đọc cho bạn mà không cần dùng bút và giấy hoặc máy tính. Những người thông minh được cho là có thể xử lý nhiều hơn. Đó là sự khác biệt về trí nhớ ngắn hạn của mỗi người.
Đam mê khám phá, trí nhớ siêu phàm cùng với quá trình nuôi dưỡng đảm bảo là một số yếu tố quan trọng để tạo nên một thiên tài.
2. Chú ý vào các chi tiết
Clara Schumann – một trong những nhà soạn và phê bình âm nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại nổi tiếng là người khắt khe, luôn để ý tới những điều nhỏ nhặt. Eugenie – con gái của Schumann từng tiết lộ rằng mẹ cô không bao giờ cho phép “những sai lầm dù là nhỏ nhất”.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khi tìm hiểu và phân tích các tính cách có liên quan đến biểu hiện của tự kỷ ở những đứa trẻ thiên tài, họ đã phát hiện ra một đặc điểm rất lớn, đó là sự chú ý đến từng chi tiết.
Trẻ nhỏ có thể ghi nhớ rằng chúng đã lấy món đồ chơi đó ở đâu và đặt trả về chỗ cũ. Nhưng những đứa trẻ có khả năng phi thường không bao giờ ngồi im cho đến khi chúng hiểu được vì sao những món đồ chơi đó cử động được.
Trẻ em có trí thông minh phát triển có thể tư duy nhiều chiều. Chúng có thể suy nghĩ tới tận bản chất sự việc và tìm ra cách giải quyết các vấn đề.
3. “Đam mê để làm chủ”
Trong cuốn sách “Những đứa trẻ thiên tài: Chuyện hoang đường và sự thật”, nhà tâm lý học Ellen Winner đã sử dụng thuật ngữ “Đam mê để làm chủ” nhằm mô tả yếu tố tạo nên một đứa trẻ thần đồng. Ở đó, bà nói về một loại trạng thái tinh thần khiến người ta vui vẻ, say mê, đắm chìm trong công việc và thậm chí mất đi cảm giác về cái tôi của họ.
Giáo sư David Lubinski – chuyên gia đánh giá năng khiếu và đồng thời là giáo sư tâm lý học của Đại học Vanderbilt (Tennessee) nhận định đam mê và động lực chính là “thuốc tăng lực” để những người có trí tuệ tốt trở thành thiên tài vì họ sẽ liên tục tìm kiếm những cơ hội thể hiện khả năng sáng tạo và trí tuệ của mình.
4. Tính cách lập dị
Hầu hết những người xuất sắc nhất trong giới học thuật đều bị đánh giá là có phần lập dị, điều khiến họ khác biệt so với mọi người.
Ellen Winner lưu ý rằng 1 trong những đặc điểm nổi bật nhất các thần đồng nhỏ tuổi là “những người không theo chuẩn mực”, thường tự tiếp cận vấn đề theo những cách riêng của mình. Họ không cần người khác đặt sẵn nhiệm vụ, động cơ, đưa ra lời khuyên hoặc cung cấp các phương tiện phục vụ quá trình khám phá, tìm hiểu mà hầu hết các học sinh khác đều cần. “Thường thì những đứa trẻ này tự đặt các quy tắc của riêng mình và đưa ra những cách giải quyết vấn đề mới lạ, khác biệt”, Winner viết.
Tuy nhiên, hầu hết những đứa trẻ thiên tài đều cảm thấy bị cô lập xã hội bởi người ta thường nhầm lẫn những tài năng thiên phú của họ với bệnh tâm thần.
5. Nuôi dưỡng
Để trở thành một thần đồng violin, cái bạn cần không chỉ là trí nhớ, sự chi tiết hay cá tính khác biệt mà còn cần một người có thể cho bạn một cây đàn. Đó là câu ví von để thấy rằng mặc dù các thần đồng có khuynh hướng tự chủ nhưng họ vẫn cần sự hỗ trợ lớn từ các nhân tố khác như môi trường sống, đặc biệt là từ phía cha mẹ mình để có được cơ hội phát triển khả năng. Với các thần đồng, ảnh hưởng của cha mẹ thậm chí còn quan trọng hơn giáo viên.
Theo Danviet
Thiên tài hào hoa, toàn diện nhất trong lịch sử nhân loại
Ông không chỉ được giới chuyên môn đánh giá là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất, mà còn là cá nhân có tài năng đa dạng nhất trong lịch sử nhân loại.
Leonardo da Vinci được giới chuyên môn đánh giá không chỉ là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất, mà còn là một trong những cá nhân có tài năng đa dạng nhất trong lịch sử nhân loại. Ông là tác giả của những bức tranh đẹp, tự nhiên, đầy mê hoặc và huyền bí nhất trong nghệ thuật phương Tây. Bức tranh "Bữa tối cuối cùng" của ông được coi là "kiệt tác của mọi kiệt tác".
Sinh năm 1452 tại làng Tuscan, Anchiano, Ý, Leonardo là hình ảnh mẫu mực của "người đàn ông thời Phục hưng". Từ những năm đầu tiên ra mắt làng nghệ thuật ông đã trở thành nghệ sỹ nổi tiếng nhất của thời kỳ đó, tạo ra những kiệt tác bao gồm "The Last Supper", "The Vituvian Man" và "Mona Lisa" có lẽ là bức tranh được nhắc tới nhiều nhất trong lịch sử hội họa thế giới.
Leonardo không chỉ là một nghệ sỹ, ông là một nhà khoa học, nhà toán học, nhà phát minh và nhà sinh vật học, ông đã đưa ra rất nhiều khám phá mới về giải phẫu học, kỹ thuật dân dụng, quang học và thủy động lực học.
Chân dung Leonardo da Vinci
Theo nhà sử học Helen Gardner đã viết trong cuốn sách "Art Through the Ages", là ông chưa từng gặp một người nào có "tâm trí và tính cách giống như một siêu nhân vậy, một người đàn ông bí ẩn, xa xôi và đầy thu hút".
Do là con riêng của một gia đình nghèo nên Leonardo chưa bao giờ nhận được bất kỳ một hình thức giáo dục chính thức nào. Ông chỉ được dạy dỗ ở nhà về đọc, viết chữ Latin, hình học, toán học và dành phần lớn trong suốt thời thơ ấu để thả hồn với thiên nhiên. Sau khi ông qua đời, qua nhiều tác phẩm của Leonardo người ta mới nhận ra rằng Leonardo hoàn toàn bị mê hoặc bởi thế giới tự nhiên, đặc biệt là các loài chim.
Ngay từ khi còn nhỏ Leonardo đã thể hiện tình yêu với hội họa, vào năm 1466 khi mới 14 tuổi, ông bắt đầu theo nghệ sĩ Andrea del Verrocchio, một họa sĩ ở Florentine để học nghề. Chính thời điểm này tài năng của Leonardo đã nở rộ. Khi Verrocchio cảm thấy không ưng ý lắm với bức vẽ "Bí tích Rửa Tội của Chúa Kitô" ông đã nhờ cậu thiếu niên Leonardo đóng góp ý kiến, và ông đã phải giật mình vì sự tinh tế và những mức độ tinh xảo trong những nét vẽ của thiên tài này.
Vào năm 20 tuổi, Leonardo đã trở thành một nghệ sĩ có tên tuổi ở Florence. Trong thời gian này Leonardo không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, mà còn là nhà điêu khắc và một kỹ sư.
Ở thời kỳ đó ông đã đưa ra kế hoạch xây dựng rất nhiều "thiết bị chiến tranh" cho giới quý tộc, và trong các phác thảo của ông là các hình ảnh như khẩu pháo, máy tạo khói và thậm chí cả xe bọc thép. Leonardo cũng có các bản thiết kế cho máy bay, 400 năm trước khi anh em Wright có ý tưởng tương tự.
Bức tranh "Bữa tối cuối cùng"
Thật không may, không có bằng chứng của bất kỳ một loại máy nào trong các thiết kế của ông đã từng được xây dựng. Có thể là do các thiết kế và phát minh của ông đưa ra không hợp thời khi đó toán học và khoa học kỹ thuật chưa được phát triển và thậm chí những người ở cùng thời với ông có lẽ còn không hiểu những phát minh hay thiết kế của ông.
Sau khi nổi tiếng với 2 kiệt tác "Bữa tối cuối cùng" và "Trinh Nữ", Leonardo còn tham gia các dự án sáng tạo đa dạng như thiết kế và biên đạo múa trong một cuộc thi, thiết kế mái vòm cho Nhà thờ Milan và thiết kế bức tượng một con ngựa chiến khổng lồ. Sau khi Milan sụp đổ bởi một cuộc chiến, Leonardo chuyển đến Venice làm nghề kiến trúc sư và kỹ sư quân sự .
Sau khi ông qua đời, các bản thảo của ông đã được phát hiện. Trong suốt 13.000 trang ghi chép tỉ mỉ, Leonardo đã đưa ra một phạm vi rộng lớn các sở thích, đam mê sáng tạo và phát minh của mình. Các bản thảo này đã gây kinh ngạc giới chuyên môn với hàng trăm bức tranh phác họa, các nghiên cứu về giải phẫu học và thực vật, kiến trúc, khoa học, âm nhạc, toán học, kỹ thuật, sáng chế, địa chất, thiên văn học, lịch sử và bản đồ. Thậm chí có cả những phác thảo về máy bay, xe tăng, năng lượng mặt trời, thủy động lực học và lý thuyết kiến tạo mảng...
Theo Danviet
Những thần đồng bị xã hội xa lánh, sống đời cô độc vì quá... khác người Với những sáng tác nghệ thuật khó hiểu tới mức khác thường so với khả năng thưởng thức của khán giả khi ấy, những thiên tài này đã buộc phải sống cuộc đời cô độc vì bị cả xã hội xa lánh. Có rất nhiều thiên tài lựa chọn sự cô độc và bị người đời xa lánh, trong đó có hai ngôi...