5 điều khiến Sim Lim Square khét tiếng
Bán hàng quá đắt, đe dọa khách hàng, bán hàng lỗi, hàng lậu và luôn đưa thông tin giá cả kiểu nhập nhằng là những hành vi khét tiếng tại khu mua sắm hàng điện tử Sim Lim Square ở Singapore.
Mới đây, một du khách người Việt đã mua iPhone 6 tại cửa hàng Mobile Air ở Sim Lim Square và bị lừa gạt với những thông tin giá cả, bảo hành nhập nhằng, khiến mức giá cuối cùng của sản phẩm đội lên nhiều lần. Dù đã van xin, quỳ gối xin được hoàn lại tiền, rồi phải nhờ đến cảnh sát, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng của Singapore để giải quyết vụ việc song cuối cùng anh vẫn phải chịu thiệt hại tương đương hơn 9 triệu đồng.
Khu mua sắm Sim Lim Square ở Singapore từ lâu khét tiếng với những vụ bê bối xấu hổ, nhục nhã. Gần đây, khu mua sắm này lại tiếp tục lên mặt báo Singapore sau khi Mobile Air hoàn lại số tiền hơn 1.000 USD cho khách hàng, nhưng trả toàn bộ bằng tiền xu. Nhiều người đã phải kêu cứu các cấp chính quyền quản lý khu vực này, yêu cầu phải “có quan điểm, biện pháp cứng rắn hơn với những nhà bán lẻ ngoan cố”.
Nhiều năm qua, trung tâm mua sắm hàng điện tử này đã biến nhiều khách hàng trở thành những “con gà chính hiệu”. Sau đây là 5 lý do vì sao Sim Lim Square mang tiếng xấu xa như vậy.
1. Bán hàng quá đắt
Đây có thể là lý do khiến Sim Lim Square mang tai tiếng nhất. Từ camera đến iPhone, các chủ cửa hàng nơi đây nổi tiếng luôn biến khách hàng thành “những con gà béo”, đặc biệt là khách du lịch.
Năm 2012, một tổ chức xử lý các vụ khiếu kiện đã được thành lập ngay trong khu mua sắm này để giải quyết các vụ lùm xùm, nhưng hầu như vẫn không giúp được gì. “Danh sách đen” các cửa hàng nổi tiếng bán đắt được niêm yết công khai, nhưng sau đó lại bị xé đi. Một số cửa hàng tìm mọi cách để che giấu tên tuổi như làm mờ thông tin trên các bảng thông báo loại “tin xấu” này, hay thậm chí đổi tên để tránh bị nghi ngờ, dò hỏi.
Các vụ việc bán hàng giá đắt thường được chia sẻ trên Facebook, các diễn đàn, blog và các trang tin tức. Một người dùng trên trang thông tin du lịch TripAdvisor kể rằng một cửa hàng bán cho anh trai của anh chiếc điện thoại với giá lên tới 750 USD, cao hơn so với mức giá 270 USD mà hai bên đã thỏa thuận ban đầu. Số tiền chênh lệch đó được xem là phí bảo hành.
Video đang HOT
2. Hăm dọa khách hàng
Các chủ cửa hàng ở Sim Lim còn gây sự chú ý vì hành vi đe dọa hoặc thậm chí cư xử bạo lực với khách hàng, những người không muốn mua sản phẩm của họ, hoặc muốn đổi hàng. Một video trên YouTube từng cho thấy hình ảnh người bán hàng có những hành động thô bỉ khi khách hỏi về giá của một chiếc camera. Video này đã thu hút hơn 200.000 lượt xem.
Những vụ việc như thế không hề hiếm ở khu mua sắm này. Năm 1989, một người bán hàng đã dọa đánh một du khách Đài Loan khi anh này muốn đổi một món hàng mà anh ta đã mua với mức giá quá đắt.
3. Hàng lỗi
Một vấn nạn khác mà nhiều khách hàng gặp phải tại khu Sim Lim Square là mua phải hàng lỗi. Điều này thường khiến họ mất rất nhiều thời gian qua lại khu Sim Lim này, nhưng đôi khi vẫn không được đổi lại hàng mới.
Một người dùng từng chia sẻ trên diễn đàn về việc anh ta mua một chiếc ĐTDĐ hỗ trợ 3G, nhưng máy lại chỉ hỗ trợ 2G. Anh ta đã phải đi lại rất nhiều lần đến cửa hàng vì ngay cả món hàng đổi mới cũng là hàng lỗi.
4. Giá nhập nhằng
Các chủ cửa hàng ở Sim Lim Square còn nổi tiếng với cách bán hàng vô cùng nhập nhằng. Đặc biệt với khách du lịch, dù đã đồng ý với mức giá chiết khấu, nhưng sau đó họ lại nâng giá lên và nói mức giá chiết khấu sẽ được tính trong khoản hoàn thuế.
Mới đây, ngày 3/11, cửa hàng Cyber Maestro tại khu Sim Lim Square đã bị Tòa án tối cao Singapore ban hành lệnh cấm bán hàng vĩnh viễn. Tổng cục Du lịch Singapore là tổ chức đề nghị ra lệnh cấm này, do nhận được quá nhiều đơn khiếu nại, trong đó có cả hành vi gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về giá hàng hoá. Ngoài ra, cửa hàng Cyber Maestro còn bị buộc tội bán hàng giá quá đắt, đe dọa và gây áp lực với khách hàng cùng nhiều cáo buộc khác. Lệnh cấm vĩnh viễn sẽ hạn chế các cửa hàng có những hành vi buôn bán như vậy.
5. Toàn bán hàng lậu
Hồi năm 1989, Sim Lim Square nổi tiếng là khu mua sắm các loại hàng hóa máy tính vi phạm bản quyền. Trong một lần kiểm tra vào ngày 20/7/1989, cơ quan chức năng đã phát hiện ra số lượng máy tính, phần mềm giả trị giá khoảng 3 triệu USD. Nhiều năm qua, Sim Lim Square liên tục bị bêu tên trên các mặt báo vì các chủ cửa hàng bán phim, game và video lậu.
Theo VnReview/Straits Times
Thêm một SV phải khóc van vì mua iPhone 6 ở Singapore
Không chỉ du khách người Việt phải bật khóc, một sinh viên người Ấn Độ cũng đã phát khóc khi mua iPhone 6 tại một cửa hàng điện thoại ở Sim Lim Square, cũng với những chiêu bán hàng nhập nhằng như vậy.
Một sinh viên 19 tuổi đã phải bật khóc khi mua điện thoại iPhone 6 tại cửa hàng Mobile 22 nằm trong khu mua sắm Sim Lim Square ở Singapore. Cô gái bị yêu cầu phải trả thêm 1.000 đô la Singapore (gần 16,5 triệu đồng), ngoài số tiền 999 đô la Singapore mà cô đã trả khi mua chiếc iPhone 6.
Bên trong khu mua sắm hàng điện tử nổi tiếng Sim Lim Square ở Singapore.
Theo tin tức từ tờ Straits Times, vụ việc này xảy ra ngay sau vụ về du khách người Việt khóc và quỳ gối tại cửa hàng Mobile Air để được hoàn tiền, vì được yêu cầu phải trả thêm 1.500 đô la Singapore cho phí bảo hành iPhone 6.
Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng của Singapore đã nhận được 9 đơn kiện Mobile 22 trong thời gian từ tháng Sáu đến tháng Chín năm nay. Cũng trong khoảng thời gian này, có 14 đơn khiếu nại cửa hàng Mobile Air.
Vị khách hàng là nữ du học sinh, không muốn tiết lộ tên hay trường đang học, nói rằng cô đến cửa hàng nằm ngay tầng đầu tiên của Sim Lim Square hôm 9/10 sau khi đã tham khảo nhiều cửa hàng khác ở Singapore. Cô đã đồng ý trả 999 đô la Singapore cho chiếc điện thoại.
Người bán hàng nói rằng gói bảo hiểm có giá 39,90 đô la Singapore, số tiền mà cô cảm thấy hợp lý. Nhưng cô rất sốc khi bị tính phí 1.000 đô la Singapore cho riêng các khoản phí bảo hành.
"Có một dấu nhân (x) nhỏ giữa con số 39,90 và 24 tháng mà người bán hàng đã cố tình lấy ngón tay che khuất trong khi hối thúc tôi ký vào hóa đơn", cô kể. "Tôi là một sinh viên đến từ Ấn Độ, tôi không có nhiều tiền để mua điện thoại".
Khi nhân viên cửa hàng nói họ sẽ không hoàn lại tiền, cô bắt đầu van xin họ và bật khóc vì số tiền đó rất có ý nghĩa với cô. Nó có thể giúp cô đóng học phí. Họ phớt lờ mọi lời giải thích và thậm chí còn la mắng cô gái. Cuối cùng, họ bắt cô phải trả 551 đô la Singapore (9 triệu đồng).
Theo bình luận của trang Straits Times, vụ việc thực sự khiến cô sinh viên bị sốc, bởi cô gái cho biết hằng ngày cô vẫn chỉ ăn bữa ăn có giá từ 3-4 đô la Singapore (khoảng 50.000 đồng - 65.000 đồng).
"Ngày hôm đó vẫn còn ám ảnh tôi. Đó là điều tồi tệ nhất tôi gặp phải ở Singapore vì tôi từng được nghe nói rằng Singapore là một thành phố an toàn và những vụ việc như thế này không xảy ra", cô nói.
Khi được hỏi về vụ việc, một nhân viên của cửa hàng Mobile 22 nói cô không được phép trả lời các câu hỏi của báo chí, trong khi người chủ cửa hàng thì không có mặt ở đó.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bị lừa ở Sim Lim và kinh nghiệm mua đồ điện tử ở Singapore Chiêu trò của các cửa hàng buôn đồ điện tử nhỏ lẻ tại Singapore được kể lại chi tiết qua lời một blogger người Việt. Sau thông tin một người Việt bị lừa mua iPhone 6 giá cắt cổ ở trung tâm mua sắm Sim Lim Square, Singapore, nhiều bạn đọc trong nước cũng cho biết mình từng là nạn nhân của những...