5 điều game Việt cần làm trong 6 tháng cuối năm 2013
Hãy cùng GameK điểm qua 5 trong số những việc các nhà phát hành game online trong nước cần làm trong giai đoạn nửa cuối năm nay.
Thời gian luôn là thứ vô cùng khắc nghiệt. Đối với làng game Việt cũng vậy, năm 2013 của chúng ta đã trôi qua được gần một nửa. Trong những tháng đầu năm, chúng ta đã được chứng kiến một làng game Việt có những thay đổi, cả theo nghĩa tích cực lẫn tiêu cực.
Có lẽ câu chuyện làng game Việt được gì, mất gì trong nửa đầu năm 2013 này có lẽ sẽ được gác lại vào một ngày khác. Trong khi đó, hãy cùng GameK điểm qua 5 trong số những việc các nhà phát hành game online trong nước cần làm trong giai đoạn nửa cuối năm nay:
Kiểm duyệt chặt chẽ nội dung game Trung Quốc
Một trong những thị trường game mà các nhà phát hành Việt Nam luôn có xu hướng tiếp cận để mua game về nước không đâu xa chính là thị trường láng giềng Trung Quốc. Với số lượng game mà các nhà phát triển Trung Quốc cho ra mắt hàng năm, có thể ví Trung Quốc như một “nhà máy chế biến” game online, với chất lượng từ thượng vàng đến hạ cám.
Tuy nhiên, nếu xét về một số vấn đề vẫn đang tồn tại và chưa có hướng giải quyết thấu đáo, thì việc mua game từ Trung Quốc cũng ẩn chứa không ít hiểm họa cho các nhà phát hành game Việt. Nếu không kiểm soát một cách chặt chẽ nội dung trong game của những MMO mua về, rất có thể nhà phát hành sẽ rơi vào tình trạng mà NPH tựa game Chinh Đồ mới gặp phải cách đây không lâu.
Nếu điều này xảy ra, nó sẽ khiến cho thị trường game Việt Nam bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Thêm vào đó, niềm tin của game thủ đặt vào các nhà phát hành cũng dần dần đi xuống.
Đẩy mạnh việc tấn công thị trường game mobile
Nếu như game online trên PC đã và đang dần trở thành một miếng bánh có sự tham gia của nhiều nhà phát hành, thì thị phần game online trên nền di động vẫn đang là một miền đất hứa bị không ít NPH bỏ ngỏ. Trong khi việc tìm kiếm lợi nhuận từ người chơi game online trên máy tính dang ngày một khó khăn, các nhà phát hành game Việt Nam cũng nên cân nhắc việc tìm hiểu và tấn công thị trường game online nền mobile.
Thứ nhất, mức giá vô cùng dễ chịu của các thiết bị di động đã khiến cho sự chuyển dịch từ dumb phone hay feature phone sang những thiết bị thông minh hơn trở nên vô cùng rõ ràng và dễ thấy. Tiếp theo đó là nền tảng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sử dụng smartphone hay tablet của người Việt đã và đang tăng dần về cả số lượng lẫn chất lượng.
Hai lý do trên đây khiến cho thị trường game mobile trở nên cực kỳ béo bở. Nói không ngoa, ở thời điểm hiện tại, NPH nào có động thái thâm nhập thị trường trước, bên đó chắc chắn sẽ có được thành công.
Video đang HOT
Tập trung mua những game tiềm năng đang phát triển
Không lâu trước đây, GameK đã đem tới cho các bạn độc giả bài viết về thực trạng không ít nhà phát hành đã bị nẫng tay trên trong cuộc đua game online. Sau khi ký xong hợp đồng mua bán game với nhà phát triển, đang trong giai đoạn chuẩn bị phát hành thì một nhà phát hành tại Việt Nam đã giật mình nhận ra một đối thủ của họ đã kịp lấy được mã nguồn của chính tựa game đó về “xào nấu” lại và tung ra thị trường game.
Sự kiện hy hữu này lại càng dấy lên sự quan ngại của các NPH về việc những đơn vị kinh doanh game lậu (game private) hay đối thủ trên thị trường nẫng tay trên khi họ có được thông tin về tựa game NPH kia đang ngắm tới.
Một trong những giải pháp cho tình trạng này chính là việc các NPH tự mình sang các nhà phát triển nước ngoài, đánh giá khả năng thành công của chúng và mua bản quyền phát hành tại Việt Nam ngay từ khi game vẫn còn đang trong quá trình phát triển.
Từ bỏ cách quảng bá game theo kiểu 18
Đây lại là vấn đề đã được GameK đề cập trong một bài viết phản ánh. Kỳ thực càng ngày càng có nhiều NPH (chủ yếu là webgame) khai thác kiểu quảng bá game đáng lên án như thế này. Nếu tình trạng này không suy giảm, các NPH vẫn cố gắng vin vào những hình ảnh mát mẻ để câu kéo người chơi, thì cả các nhà phát hành lẫn toàn bộ làng game Việt sẽ chịu ảnh hưởng.
Một mặt, chính những quảng cáo như thế này khiến người chơi mất đi lòng tin của mình vào game online, vào nhà phát hành. Họ nghĩ rằng một khi đã vào chơi game, lấy gì đảm bảo nhà phát hành và game master không “lừa” họ, giống như lúc họ bị &’lừa’ vào game?
Mặt khác, cái hại rộng hơn, đó chính là cái nhìn của cộng đồng vào bộ mặt của game online Việt Nam. Chẳng lẽ những tựa game được đầu tư công phu, mua về với số tiền lên đến 10 con số mà lại phải sử dụng những chiêu trò như thế này để quảng bá? Chưa kể, cách làm như thế này của các nhà phát hành rất dễ khiến cho xã hội ngộ nhận về game online, khía cạnh vốn đã không có được sự quan tâm tích cực cần thiết.
Chủ động đẩy mạnh việc tự phát triển game
“Người Việt dùng hàng Việt”, câu nói đã quá nổi tiếng và quá quen thuộc đối với bất kỳ người Việt Nam nào. Bản thân game thủ Việt nào khi nói đến một tựa game made in Vietnam chắc chắn cũng sẽ cảm thấy tự hào xen lẫn hy vọng. Chơi game Việt là điều ai cũng muốn, thế nhưng nếu chất lượng game Việt Nam tự sản xuất quá thấp, e rằng niềm tin của game thủ cũng theo đó mà suy giảm.
Từ đó, các nhà phát hành cũng nên đẩy mạnh việc tự phát triển những tựa game online cho người Việt, thay vì lấy mã nguồn và thực hiện khâu Việt hóa như một tựa game tự xưng “thuần Việt” mới ra mắt gần đây. Việc tự phát triển game sẽ cần thời gian và công sức, điều này là chắc chắn. Nhưng nếu không ai làm, thì thứ nhất, mãi mãi chúng ta sẽ chỉ có thể chơi game nhập.
Thứ hai, nếu không dám dấn thân, thì chẳng biết tới bao giờ mảng phát triển game Việt mới bắt kịp được bước tiến của những nước láng giềng, chứ đừng nói đến những thị trường lớn như Bắc Mỹ hay Hàn Quốc.
Theo GameK
Đừng cố so sánh làng game Việt với thị trường quốc tế
Nếu đem so sánh toàn bộ làng game trong nước với những thị trường bên ngoài thì điều đó là bất hợp lý và khó có thể đem lại kết quả như mong muốn.Một chủ đề bàn luận không có điểm dừng đối với bất kỳ game thủ Việt Nam nào, đặc biệt là những người chơi game online chính là những khác biệt giữa làng game Việt, và toàn bộ những gì được chúng ta gọi là "thị trường game nước ngoài": Bắc Mỹ, châu Âu, Thái Lan, hoặc được đề cập tới nhiều nhất chính là Hàn Quốc.
Không ít người cho rằng, thị trường game Việt Nam đang còn quá đỗi lạc hậu, biết đến bao giờ mới "mở mày mở mặt" với sự hiện diện của những tựa game, chưa cần phải đạt tới ngưỡng bom tấn, mà phải có chất lượng và có chiều sâu. Quả thật những mong mỏi này của các game thủ tuy rằng khó có thể được đáp ứng trong ngày một ngày hai, nhưng âu cũng là suy nghĩ chung khi nhìn vào một làng game đầy rẫy những tựa game chất lượng thấp như Việt Nam hiện nay.
Nói như vậy hoàn toàn không phải đồng tình với những ý kiến cho rằng làng game Việt chẳng là gì so với thị trường nước ngoài. Như thế sẽ là hạ thấp vài triệu game thủ Việt Nam đang hàng ngày hàng giờ say mê với tựa game yêu thích. Chưa kể, thành tích của game thủ Việt trên nhiều mặt trận, nhiều tựa game không hề thua kém bất cứ game thủ nào trên thế giới. Rốt cục, việc so sánh game Việt Nam với làng game quốc tế lại trở thành vô ích vì một vài lý do dưới đây.
Game thủ Việt khác xa game thủ "Tây"
Kỳ thực là đề cập game thủ "Tây" cho ngắn gọn, chứ ngay cả những game thủ Hàn Quốc, quốc gia không xa chúng ta là mấy, nếu đem so sánh với cộng đồng gamer Việt cũng cho thấy những khác biệt một cách rõ rệt. Lấy ví dụ một MMORPG, khi gặp một quest khó hay phải tiêu tốn nhiều thời gian tìm đường, có đến 7 trong số 10 game thủ Việt chắc chắn sẽ chọn giải pháp đại trà nhất đang được các tựa game online trong nước hỗ trợ: Auto.
Game thủ Hàn thì sao? Không chỉ các game thủ, mà cả các NPH kỳ thực đều coi bot hoặc auto là những công cụ hack. Việc sử dụng auto sẽ khiến cho trải nghiệm của game bị bóp méo, từ đó dẫn tới cả sự không công bằng giữa những người chơi game với nhau, khi một người có thể rảnh tay nhìn nhân vật hoàn thành nhiệm vụ, trong khi người còn lại phải bỏ ra không ít thời gian để tự tay tiến hành nhiệm vụ được giao trong game.
Nếu các bạn theo dõi tin tức, thì gần đây nhất, ngót nghét cả trăm nghìn người chơi trong một game nhập vai Hàn đã bị khóa account vĩnh viễn chỉ vì dùng... auto. Nếu như tại Việt Nam, bị ban account này có thể lập tài khoản khác, chiến tiếp game thì ở Hàn không như vậy. Mỗi game đều được quản lý bằng chính số CMND, vì thế có thể khẳng định 100 nghìn người chơi này chắc chắn sẽ vĩnh biệt tựa game.
Đó mới chỉ là khía cạnh "thích ăn sẵn" của game thủ Việt Nam. Có lẽ còn vô vàn những khác biệt nữa đại loại như thích spam kênh chat, nói tục hay thậm chí là sử dụng hack, một điểm khiến không ít các NPH buộc phải chặn đứng IP đến từ Việt Nam, không cho chúng ta cơ hội thưởng thức nhiều game đỉnh.
Game hay về Việt Nam chưa chắc đã sống khỏe
Đó là bài học xương máu mà bất kỳ nhà phát hành nào ở Việt Nam cũng đã từng trải qua, hoặc đã nhìn vào tấm gương của những người đi trước mà đúc rút. Không phải thậm xưng, nhưng vấn đề thứ hai này hóa ra lại là hệ quả của chính sự khác biệt về cộng đồng game thủ.
Game hay về Việt Nam? Sở hữu gameplay độc, cuốn hút? Chưa chắc đã hợp với thị hiếu, khi thời gian chơi game không còn dư dả, cũng như tật "ăn sẵn" nương nhờ auto của một bộ phận game thủ. Vậy còn những game đồ họa đẹp, chi tiết, giống như thật?
Số lượng máy tính có thể kham nổi những tựa game như vậy tại nước ta sẽ không thể so được với tổng số lượng PC có thể chiến tốt những game online bậc trung hoặc những webgame. Các NPH cũng buộc phải tính toán kế hoạch sao cho lượng người chơi đông, chứ khó có thể phục vụ một bộ phận nhỏ game thủ với nhu cầu và điều kiện khác biệt.
Trước đây cũng vậy, Granado Espada, hay nhiều bom tấn khác cũng buộc phải ngậm ngùi nói lời chia tay làng game Việt vì những lý do kể trên.
Nhà phát hành ở đâu cũng như nhau
Không ít game thủ đã lên tiếng phê phán cách hoạt động của một số nhà phát hành game Việt Nam, với vô vàn những lý do: Nhà phát hành hút máu người chơi, GM không giúp đỡ game thủ, hay những thắc mắc ý kiến bị ngó lơ, không nhận được hồi đáp. Kỳ thực, Việt Nam không phải nơi duy nhất có những thực trạng như vậy.
Nếu nhìn vào A.V.A. hay Cửu Âm Chân Kinh phiên bản Bắc Mỹ, những event của những tựa game này đều... sặc mùi tiền. Nghĩa là, game thủ bỏ tiền để có được cơ hội sở hữu những món đồ ảo trong game, hoặc những món quà ngoài đời thực, được tặng thưởng gián tiếp qua công sức và tiền bạc họ bỏ ra cho mỗi event. Quả cầu may mắn của A.V.A. Global chẳng khác Quả cầu may mắn của Crossfire Việt Nam là bao nhiêu.
Rồi những thắc mắc, khiếu nại của người chơi không phải lúc nào cũng được giải quyết một cách hợp lý và nhanh chóng. Ngay cả game thủ nước ngoài đôi khi cũng phải đến mức phát cuồng vì chờ đợi các NPH giải quyết cho trường hợp của họ, chứ chẳng riêng gì Việt Nam.
Tạm kết
Có những khía cạnh của đời sống game chúng ta hoàn toàn có thể so sánh để tìm ra sự khác biệt, cũng như tìm thấy giải pháp hoặc cách khắc phục. Thế nhưng nếu đem so sánh toàn bộ làng game trong nước với những thị trường bên ngoài thì điều đó là bất hợp lý và khó có thể đem lại kết quả như mong muốn.
Theo GameK
Nhìn lại những game online ra mắt tại Việt Nam trong tuần qua Một tuần khá ảm đạm của làng game online Việt Nam.Sau khoảng thời gian đầu năm 2013 với hàng loạt những game online sở hữu cách chơi thú vị và đồ họa 3D đẹp mắt về nước, tháng 5 của thị trường Việt Nam khá ảm đạm với 2 webgame: Tào Tháo Truyền Kỳ và Tiên Ma. Tào Tháo Truyền Kỳ Vào 10...