5 điều đại kỵ khi ăn cà chua
Nhiều bà nội trợ cứ nghĩ cà chua là một thực phẩm bổ dưỡng nhất với sức khỏe nên cho gia đình ăn thật nhiều mà không biết tránh những cấm kỵ dưới đây.
Theo thống kê, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, B6, C, các chất vi lượng như canxi, sắt, kali, phospho, các axid oxalic… Do đó, chúng rất thích hợp để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chính nhờ các yếu tố ấy mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Song khi ăn cà chua, bạn tuyệt đối tránh những lưu ý dưới đây:
Ăn quá nhiều: Cà chua là thực phẩm dễ kết hợp với nhiều món ăn. Bởi thế nhiều bà nội trợ thường lạm dụng cho cà chua vào tất thảy món ăn hàng ngày. Nhưng điều này không nên. Lý do vì cà chua là một trong những thực phẩm giàu axit oxalic. Những axit này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng việc hấp thụ thường xuyên axit oxalic vào cơ thể có thể gây nên bệnh sỏi thận.
Không ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc: Để trang trí món ăn, nhiều người thường kết hợp cà chua và dưa chuột. Nhưng điều này cũng không nên. Bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Kết hợp 2 thực phẩm với nhau, những vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo sẽ làm giảm tác dụng của cà chua đối với sức khỏe.
Không nên ăn cà chua khi đói: Những lúc đói bụng, bạn không nên ăn cà chua. Vì trong cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu. Bên cạnh đó, 1 lượng lớn pectin và nhựa phenolic có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày. Điều này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc.
Không ăn cà chua trước bữa ăn: Do chứa một lượng lớn axit oxalic, cà chua được ăn trước bữa ăn có thể làm tăng axit dạ dày, và sẽ gây ra chứng ợ nóng, đau bụng và khó chịu. Bạn chỉ nên ăn cà chua sau bữa ăn. Khi ấy các acid trong dạ dày đã được pha trộn với thức ăn sẽ giúp bạn tránh được những triệu chứng này.
Không ăn cà chua xanh: Khi ăn cà chua bạn cũng không nên ăn sống hoặc ăn cà chua xanh, chưa chín hẳn. Bởi vì các chất độc hại có tên là alkaloid chứa một lượng lớn nhưng sẽ giảm dần và biến mất trong cà chua chín đỏ. Khi tiêu thụ nhiều cà chua xanh, sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn.
Video đang HOT
Phương Anh (T/h)
Theo doisongphapluat
14 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Tỏi, các loại quả mọng, nấm, rau cải hay cà chua, táo... đều là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Các loại quả mọng: Các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, nho đen và dâu tây là nguồn anthocyanin tuyệt vời giúp giảm nguy cơ ung thư. Theo các chuyên gia, anthocyanin có khả năng làm ức chế phát triển các tế bào gây ung thư đại tràng rất hiệu quả.
Táo: Táo chứa polyphenol, một chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật giúp chống ung thư, ngăn ngừa bệnh tim mạch và một số bệnh nhiễm trùng khác. Trong các nghiên cứu cho thấy, ăn táo mỗi ngày còn giúp giảm nguy cơ ung thư phổi và ung thư vú ở phụ nữ.
Rau họ cải: Bông cải xanh, cải xoăn hay cải bắp là những loại rau có đặc tính chống ung thư. Bởi chúng chứa các hợp chất isothiocyanate, indoles, nitriles và thiocyanante.
Cà rốt: Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dịch tễ học quốc tế, những người không có thói quen ăn cà rốt có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn so với người khác. Ngoài ra, ăn cà rốt cũng giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày tới 26%.
Quả lê: Lê cũng là 1 trong những thực phẩm chống ung thư phổi nhờ có hàm lượng chống oxy hóa cao.
Cá: Theo các chuyên gia, omega-3 trong cá và các sản phẩm từ cá có thể ức chế quá trình gây ung thư. Thậm chí, cả cá nước ngọt và cá biển đều có hiệu quả trong việc phòng ngừa ung thư ruột kết.
Các loại cây họ đậu: Đậu Hà Lan, đậu lăng và nhiều cây họ đậu khác chứa nhiều chất xơ và phytochemical có tác dụng trong việc làm giảm sự phát triển của các bệnh ung thư dạ dày và ung thư đại tràng...
Trà xanh: Trà xanh là một thực phẩm chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa mạnh như catechin và epigallocatechin-3. Theo một số nghiên cứu, tiêu thụ 2 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư phổi tới 18%.
Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều loại vitamin B, chất xơ và vi chất dinh dưỡng khác. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, thường xuyên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư ruột.
Cà chua: Lycopene, một sắc tố tự nhiên được tìm thấy trong cà chua đỏ được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư phổi, ung thư dạ dày, vú, đại tràng, tuyến tiền liệt và ung thư miệng.
Tỏi: Tỏi chứa allicin, một hợp chất tính sinh học có khả năng hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư ruột kết. Ngoài ra, tỏi cũng có tác dụng trong việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Quả óc chó: Trong nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, tất cả các loại hạt bao gồm cả óc chó chứa một số hợp chất như ellagitanin, melatonin và gammatocopherol có khả năng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Nho: Nho chứa hợp chất thiết yếu proanthocyanidin có tác dụng trong việc giảm nguy cơ ung thư.
Nấm: Nấm là loại thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư do có đặc tính chống hình thành khối u, hòa tan miễn dịch và chống di căn.
PHẠM QUÝ
Nguồn: Boldsky/VTC
8 thực phẩm có thể gây ngộ độc khi chế biến sai cách Thịt đỏ, khoai tây, cà chua, trứng... là thực phẩm bổ dưỡng thường có trong bữa ăn của mỗi gia đình. Tuy nhiên, chúng có thể gây ngộ độc nếu bạn chế biến và bảo quản sai cách. Trứng chứa loại vi khuẩn là Salmonella có thể khiến bạn bị ngộ độc, kể cả khi chúng trông sạch và không bị dập vỡ....