5 điều cần lưu ý trước khi lái ô tô đi phượt
Một khi đã xác định đi phượt thì không phải bàn tới chuyện “gian khó”. Nhưng quân tử luôn phòng thân, cần chuẩn bị trước khi xách ba lô đưa lên cốp ô tô và đi.
Một bình nhiên liệu đầy có lẽ vẫn chưa thể đủ cho chuyến đi tới những vùng hoang dã trên các con đường mòn dài. Hơn nữa lái xe khi phượt cũng không thể nhanh như xe đua, mượt như đi đường phố mà nhiều lúc phải chậm, giật còn không cả bằng đi bộ.
Nhưng nếu bạn đã quyết định trải nghiệm đưa xế cưng của mình đi phượt thì cần lưu ý một số điều sau đây. Rất có thể chúng sẽ giúp bạn có thêm an toàn hơn cho mỗi chuyến đi.
1. Mang theo dụng cụ sửa xe
Một trong những điều lưu ý đầu tiên đối với những ai dự định đi phượt đó là phải nhớ kỹ mang theo bộ dụng cụ sửa xe. Các vật dụng đó nên được kẹp trong hộp hay túi xách để không bị lộn xộn. Thậm chí còn có thể mang theo một chiếc rìu hay cưa cũng không phải là một ý tưởng tồi. Nếu gặp đường mòn quá hẹp hoặc quá khó đi, bạn sẽ có sẵn ngay dụng cụ để dọn đường. Ngoài ra sẽ thật khôn ngoan nếu trang bị thêm bộ đàm hoặc radio CB trong trường hợp dịch vụ điện thoại di động sẽ không có ở những nơi hoang dã, vắng vẻ.
2. Kỹ năng lái dẻo tay
Cùng với hiểu biết về khả năng chạy phượt của ô tô thì trình độ lái của bạn cũng cần lưu ý. Nếu bạn đang có trong tay chiếc Ford Raptor đời mới với những chiếc lốp quái vật, hệ thống treo khổng lồ và dưới gầm xe được bọc giáp thì chuyện chạy trên những cung đường gồ ghề sẽ không bao giờ lo “chiến bại”.
Nhưng nếu khả năng xử lý của bạn chưa tốt cộng với chất lượng xe có hạn thì cần lưu ý phải luôn lái xe với một tốc độ xác định và cho phép hệ thống treo của xe hoạt động ở định mức nó được thiết kế để làm sao hạn chế các tác động tới cơ thể của bạn khi điều khiển xe. Một khi bạn thường xuyên bị rung lắc, địa hình đập vào khung gầm thì có nghĩa rằng bạn đang lái quá cứng nhắc.
3. Hạ áp suất của lốp xe xuống thấp hơn
Hạ áp suất lốp khi đi phượt được cho là một trong những điều hữu ích. Bởi vì hai lí do: một là áp suất lốp hạ sẽ giúp cho phía bên lốp đàn hồi linh hoạt, tốt hơn cho cả xe và người trên xe; hai là áp suất thấp cho phép lốp bám địa hình tốt hơn vì nó có thể biến dạng để phù hợp với những góc cạnh của trướng ngại vật trên đường. Nhưng bạn cần lưu ý đừng bao giờ để áp suất lốp quá thấp. Theo trang Offroad.com khuyến cáo, nên giữ áp suất lốp ở khoảng 18 PSI là an toàn. Để có thể kiểm soát tốt áp suất lốp nếu lỡ tay xả quá nhiều khí ra rồi thì tốt nhất bạn cần mang theo máy nén khí nhỏ.
4. Nên đi cùng bạn bè
Video đang HOT
Đi phượt một mình chưa bao giờ là một ý tưởng hay. Mọi thứ có thể xảy ra trên đường, tất nhiên kể cả những thứ xấu. Thêm cánh tay, con mắt cũng nghĩa là giúp cho bạn an toàn hơn lúc đi trên đường cũng như dựng trại ngủ qua đêm ở những vùng hoang dã. Tất nhiên nếu trường hợp vì lí do nào đó bạn thích trải nghiệm một mình thì cũng nên thông báo với người khác về nơi bạn định đi tới và lí do nào khiến bạn chưa trở về nhà theo đúng dự kiến.
5. Biết được giới hạn của mình
Nếu bạn đang có trong tay chiếc Honda CR-V với hệ dẫn động bốn bánh thì điều đó cũng không có nghĩa là nó có thể vượt đường gồ ghề bằng được chiếc xe Jeep Wrangler. Điều mà chúng tôi muốn nói tới ở đây là bạn cần biết được giới hạn của mình, để không chủ quan mà vượt qua nó và có thể nhận được kết cục đáng buồn. Chỉ cần đánh giá không đúng khả năng và tình huống thì bạn cũng như xế cưng của minh sẽ dễ dàng bị rơi vào một bãi lầy hay bị mắc kẹt trên những hém đá mà không có lối thoát ra được.
Theo_24h
Những điều cần lưu ý khi mới lái ô tô
Mua bảo hiểm, đi chậm, quan sát gương, nhường đường, giữ khoảng cách, nhìn biển báo... là những điều cần lưu ý khi mới lái ô tô.
Bất kỳ ai khi mới tập lái xe cũng có những bỡ ngỡ, va vấp trước khi trở thành một tài xế chắc tay. Sau đây là những lưu ý để đảm bảo an toàn cho lái xe và người khác khi lưu thông trên đường:
1. Đi xe nhỏ
Khi mới lái xe, bạn cần tránh sử dụng những chiếc xe động cơ dung tích lớn, công suất cao, những chiếc xe sang trọng, đắt tiền. Những chiếc xe này có sức mạnh lớn, khả năng tăng tốc nhanh, dễ tạo nên cảm giác tự tin thái quá cho bạn. Sự tự tin sẽ khiến bạn chạy xe với tốc độ cao, tăng tốc nhanh, trong khi kĩ năng của bạn chưa đủ để xử lý, và dễ dàng gây ra tai nạn.
Mỗi sơ xuất trên những chiếc xe có động cơ dung tích lớn sẽ dẫn tới tai nạn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những chiếc xe nhỏ. Vì vậy, khi mới tập lái, hãy chọn những chiếc xe nhỏ gọn, động cơ dung tích từ 1.0 đến 1.4 lít, dễ dàng sửa chữa với chi phí rẻ.
2. Mua bảo hiểm
Dù mới tập lái hay lái xe có kinh nghiệm, bạn cũng nên mua bảo hiểm cho chiếc xe của mình. Đặc biệt là với người mới lái xe, việc va đụng là khó tránh khỏi dù bạn có cẩn thận tới đâu, vì vậy hãy tìm hiểu và mua bảo hiểm để tiết kiệm chi phí sửa chữa.
3. Làm quen với thao tác trên xe
Lên bất kỳ chiếc xe nào, bạn cũng cần làm quen với các vị trí trên xe. Thực hành thao tác côn, ga, phanh, cần số, phanh tay ... khi xe chưa chạy, nhằm nhớ vị trí để thao tác chính xác khi lái xe.
Chỉnh ghế lái, chỉnh vô lăng, chỉnh gương chiếu hậu sao cho bạn có tư thế ngồi lái, tư thế đặt tay vô lăng và góc quan sát tốt nhất qua gương chiếu hậu.
Nhớ cài dây an toàn trước khi khởi động xe. Nếu bạn không cài dây an toàn thì túi khí không những không cứu mạng bạn trong những tình huống tai nạn mà còn gây nguy hiểm hơn.
3. Đi chậm, chắc
Mới lái xe không nên tăng tốc đột ngột và đi với tốc độ cao. Hay tập các kỹ năng lái xe chính xác ở tốc độ thấp, sau đó mới tăng dần tốc độ.
Hãy luôn nhớ, điều quan trọng nhất khi lái xe chính là đi an toàn và chính xác, không phải là đi nhanh. Cứ từ từ tham gia giao thông và đừng vì tự ti mới học lái xe mà chạy vội vàng.
Tất cả các tài xế đều trải qua một thời gian bỡ ngỡ khi mới lái xe, vì vậy họ có thể thông cảm cho bạn.
4. Quan sát gương
Khi mới lái xe, chúng ta thường xuyên quá chú ý tới phía trước mà quên không quan sát gương chiếu hậu. Hãy tập thói quen nhìn gương để quan sát 2 bên đường và phía sau xe. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những tình huống mà người mới lái hay gặp phải như tạt đầu xe khác, cọ thành xe vào ven đường khi đi quá sát, chèn vạch.
Điều quan trọng nhất là lùi xe, đừng quay đầu lại hay thò đầu ra ngoài cửa sổ để lùi, mà hãy thực hành thật quen kỹ năng nhìn gương và lùi.
5. Nhường đường
Đi chậm và chắc, đương nhiên bạn sẽ bị những xe phía sau bấm còi, nháy đèn passing xin vượt. Đừng cuống cuồng tạt ngang hay mất bình tĩnh và tăng tốc từ tiếng còi ấy.
Hãy bình tĩnh nhìn gương chiếu hậu, nếu có khoảng trống an toàn, gạt xi-nhan và nhường đường. Luôn nhớ thao tác cần chính xác và không vội vàng.
Sau khi xe đằng sau đã vượt, hãy quay trở lại làn đường cũ và chờ đợi lần bấm còi xin vượt tiếp theo. Làm quen với cách nhường đường cũng sẽ giúp bạn tăng kỹ năng lái xe.
6. Giữ khoảng cách
Giữ khoảng cách là điều khó nhất cho người lái xe, đặc biệt là khi di chuyển trong các thành phố đông đúc như Hà Nội hay TP HCM.
Ô tô không bao giờ đỗ với khoảng cách bạn đọc trong sách, xe máy thì liên tục chen ngang vào đầu xe bạn, hai bên sườn xe sẽ toàn là xe máy với khoảng cách chỉ 5-10 cm, nếu vào giờ cao điểm.
Tất cả các tài xế dù non hay già đều gặp phải tình huống này, nhưng các bác "tài già" thừa kinh nghiệm để đọc khoảng cách thế nào là đủ để không va chạm.
Hãy tập luyện cách đọc khoảng cách này. Tất nhiên đừng tập luyện khi tắc đường bởi có lẽ bạn sẽ phải đền ốm trước khi có thể cảm nhận được cảm giác về khoảng cách.
Tìm một đoạn đường vắng xe qua lại, nhờ một người xi-nhan cho mình, bạn hãy tập tiến dần tới một chiếc xe máy, ô tô và dừng lại trước khi va chạm. Hãy cảm nhận và đo đạc khoảng cách an toàn giữa đầu xe mình và các xe phía trước. Nên nhớ, mỗi chiếc xe đều có phần đầu xe dài ngắn khác nhau, nên việc cảm nhận khoảng cách phía trước là rất cần thiết mỗi khi đi một chiếc xe lạ.
7. Nhìn biển báo
Hãy tập thói quen nhìn mọi biển báo giao thông trên đường, nếu như không muốn liên tục nộp phạt cho cảnh sát giao thông.
Biển báo hạn chế tốc độ, biển cấm ô tô, cấm dừng đỗ, biển được phép rẽ phải khi có đèn đỏ ..., tất cả đều cần bạn quan sát để có thể không phạm luật.
Đừng bám đuôi những chiếc xe cao to như xe khách, xe tải, xe buýt, bạn sẽ mất hết tầm nhìn và quan sát biển.
8. Quay đầu
Quay đầu là kỹ năng khá cơ bản khi lái xe, nhưng lại không hề dễ dàng, nhất là với những người mới lái xe. Với điều kiện giao thông đông đúc, các xe luôn bấm còi thúc giục, việc quay đầu ở đoạn đường đông cần một sự bình tĩnh nhiều hơn là kỹ năng.
Ở những nơi có biển báo được phép sang đường, quay đầu, hay xi-nhan từ sớm, khi áp sát nơi có thể quay xe thì từ từ đánh lái, quan sát gương chiếu hậu.
Ở những phố cần áp dụng kiểu quay đầu giữa đường (rất nhiều ở Việt Nam), cần quan sát và tìm vị trí có thể quay đầu được mà ít ảnh hưởng tới giao thông trên đường nhất.
Kỹ năng bạn có thể tập luyện, nhưng áp lực từ các phương tiện khác, còi xe... nhiều khi sẽ khiến bạn quên hết kỹ năng, vì vậy cần bình tĩnh trong những tình huống khó.
9. Đỗ xe, lùi chuồng
Đỗ xe theo kiểu ghép ngang hay lùi chuồng đều cần thiết có một kỹ năng lái xe khéo léo. Khoảng cách tiêu chuẩn để đỗ xe ghép ngang không bao giờ đủ ở Việt Nam, vì vậy bạn cần lùi xe khéo léo hơn, cẩn thận hơn.
Bình tĩnh thực hiện việc đỗ xe của mình, quan sát gương chiếu hậu, nhưng đừng quá tự tin. Tự tin khi lái xe trong khi bạn chưa có kỹ năng tốt đồng nghĩa với việc gây va chạm. Nếu thấy khó, hãy yêu cầu sự trợ giúp, nhờ người xi-nhan./.
PV Tổng hợp
Theo_VOV
Phụ nữ và những thói quen nguy hại khi lái xe Vừa ăn hay vừa nghe điện thoại vốn đã rất nguy hiểm, nhưng việc đi giày cao gót khi lái ô tô còn nguy hiểm hơn nhiều. "Cái đẹp của người phụ nữ hay bất kỳ ai khi tham gia giao thông, trước hết phải thể hiện qua ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng cộng đồng, và phải toát lên từ...