5 điều ‘cấm kỵ’ lớn EU đã phá vỡ do xung đột Nga – Ukraine

Theo dõi VGT trên

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã buộc EU phải xem xét lại nhiều chính sách của mình, chẳng hạn như viện trợ sát thương, tị nạn và mở rộng liên minh.

5 điều cấm kỵ lớn EU đã phá vỡ do xung đột Nga - Ukraine - Hình 1
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Leyen (trái) và Tổng thống Ukraine Zenlensky. Ảnh: AP

EU được thành lập để ngăn chặn chiến tranh tàn phá lục địa châu Âu và điều đó đã mang lại hòa bình tương đối trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga – Ukraine vào năm 2022 đã dẫn đến những sự thay đổi lớn ở Brussels, thách thức niềm tin và gây ra các phản ứng được coi là vượt quá giới hạn của họ.

Dưới đây là năm điều cấm kỵ lớn mà EU đã phá vỡ trong một năm xung đột ở Ukraine:

Viện trợ sát thương

Trong những năm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô sụp đổ, chi tiêu quân sự trên khắp châu Âu sụt giảm khi các ưu tiên chuyển sang lĩnh vực khác và công chúng quên đi mối đe dọa tiềm tàng về một cuộc xung đột hạt nhân.

Trong thập kỷ trước khi xung đột nổ ra, hầu hết các quốc gia châu Âu đều chi ngân sách ở dưới mức mục tiêu của NATO, vốn yêu cầu họ phải chi ít nhất 2% GDP cho quốc phòng, khiến Nhà Trắng rất thất vọng. Đề xuất về việc thành lập một quân đội chung của EU vẫn hoàn toàn không có tiến triển.

Nhưng cú sốc khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine đã “mở ra một cánh cửa đã bị đóng” trong nhiều năm: 3 ngày sau khi Điện Kremlin phát động chiến dịch quân sự, EU đã quyết định tài trợ cho việc mua và chuyển giao các thiết bị sát thương cho một quốc gia có xung đột.

Điều này có nghĩa là lần đầu tiên, t.iền của EU từ những người nộp thuế ở châu Âu sẽ trả cho vũ khí. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen khi đó đã tuyên bố: “Đây là một thời điểm bước ngoặt”.

Cụ thể, EU đã sử dụng Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF) để hoàn trả chi phí viện trợ quân sự và hỗ trợ hoạt động mà các nước thành viên cam kết với Ukraine.

Trong 1 năm xung đột, các quốc gia thành viên EU đã bơm 3,6 tỷ euro vào EPF. Trong một động thái tạo t.iền lệ khác, họ đã thành lập một phái bộ hỗ trợ quân sự để huấn luyện binh lính Ukraine trên lãnh thổ EU. Nhìn chung, hỗ trợ quân sự do các quốc gia thành viên EU cung cấp ước tính khoảng 12 tỷ euro.

Tuy nhiên, viện trợ quân sự của EU vẫn còn mờ nhạt so với hơn 44 tỷ USD mà Mỹ đã cam kết cho Kiev cho đến nay.

Sự phụ thuộc về năng lượng

Trước ngày Moskva phát động chiến dịch quân sựcuộc xâm lược, xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch đóng góp 40% nguồn thu ngân sách của Nga. Các số liệu thống kê đã buộc Brussels phải công khai những điều bị che giấu từ lâu: sự phụ thuộc lâu dài và tốn kém vào dầu mỏ, khí đốt và than đá của Nga.

5 điều cấm kỵ lớn EU đã phá vỡ do xung đột Nga - Ukraine - Hình 2
EU đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga vận chuyển bằng đường biển. Ảnh: Reuters

Video đang HOT

Năm 2021, EU đã chi hơn 70 tỷ euro để mua dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Nga. Về khí đốt, sự phụ thuộc vào Nga được ước tính là 40% tổng kim ngạch xuất khẩu, với một số quốc gia ở phía Đông châu Âu vượt quá tỷ lệ 90%.

Sự phụ thuộc vào nhiên liệu của Nga sâu sắc và dữ dội đến mức vào tháng 12/2021, khi Nga tăng cường lực lượng dọc biên giới với Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn bảo vệ đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) gây tranh cãi là một dự án thương mại thuần túy.

Cho đến khi xung đột nổ ra, việc duy trì nguyên trạng là không thể và nhu cầu thoát khỏi sự phụ thuộc này đã trở thành ưu tiên chính trị số một.

EU sau đó đã tham gia một cuộc chạy đua với thời gian để đa dạng hóa cơ cấu năng lượng của mình. Than của Nga nhanh chóng bị cấm, dầu mỏ của Nga dần bị loại bỏ và khí đốt của Nga được thay thế bằng các nguồn đến từ Na Uy hoặc các tàu LNG từ Mỹ, Qatar, Nigeria và Algeria.

Song song đó, Ủy ban châu Âu đã soạn thảo các kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy việc triển khai năng lượng tái tạo và tiết kiệm điện. Việc chuyển đổi đi kèm với một mức đầu tư khổng lồ kèm những cáo buộc EU giàu có đang ép và đẩy các nước đang phát triển ra khỏi thị trường LNG cạnh tranh.

Tính đến thời điểm hiện tại, EU chỉ còn nhập khẩu hơn 12% lượng khí đốt mà họ cần từ Nga.

Vấn đề tịch thu tài sản

Kể từ ngày 24/2/2022, EU và các đồng minh của họ đã trừng phạt Nga với một danh sách ngày càng dài các biện pháp hạn chế quốc tế nhằm làm tê liệt nguồn thu ngân sách của Điện Kremlin.

Nhiều lệnh trừng phạt trong số này là chưa từng thấy, chẳng hạn như áp mức giá trần của G7 đối với dầu thô của Nga, ước tính khiến Điện Kremlin thiệt hại hơn 160 triệu euro mỗi ngày.

Tuy nhiên, một động thái cụ thể đặc biệt táo bạo: Phương Tây áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với mọi giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga, đóng băng một nửa trong số hơn 600 tỷ USD dự trữ ngoại hối của nước này.

EU hiện đã sẵn sàng tiến một dài hơn với kế hoạch sử dụng các nguồn bị đóng băng này để tái thiết Ukraine. Ý tưởng này chưa có t.iền lệ và đã được các chuyên gia pháp lý mô tả là “có vấn đề sâu sắc” vì dự trữ t.iền tệ là tài sản nhà nước và được bảo vệ đặc biệt theo luật pháp quốc tế mà tất cả các quốc gia phải tôn trọng.

Nhưng Brussels khẳng định vẫn có cách mở ra con đường pháp lý hợp pháp và biến các khoản dự trữ bị đóng băng thành một kế hoạch chi tiêu đáng tin cậy. “Nga phải trả giá cho những gì họ đã gây ra ở Ukraine”, bà Leyen nói.

Đồng thời, khối này đang lên kế hoạch tịch thu các tài sản tư nhân bị thu giữ từ các nhà tài phiệt Nga, chẳng hạn như du thuyền, biệt thự và các tài sản khác, sau đó bán chúng để gây quỹ bổ sung cho Ukraine.

Vấn đề tị nạn

Dù cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 đã qua từ lâu, nhưng vấn đề này vẫn ám ảnh các nhà hoạch định chính sách và các nhà ngoại giao ở Brussels. Bất chấp một số nỗ lực nhằm thống nhất chính sách di cư và tị nạn giữa 27 quốc gia thành viên, mục tiêu này vẫn quá khó khăn và dễ gây tranh cãi nhằm tìm ra điểm chung.

Nhưng khi rất nhiều người Ukraine bắt đầu di tản do xung đột, EU nhận thấy những biện pháp và chính sách đã được thử nghiệm và thực hành trong các cuộc khủng hoảng di cư trong quá khứ sắp sụp đổ.

5 điều cấm kỵ lớn EU đã phá vỡ do xung đột Nga - Ukraine - Hình 3
Những người Ukraine đi sơ tán do xung đột. Ảnh: Reuters

T.uyệt v.ọng khi tìm kiếm một giải pháp thiết thực, EU đã hồi sinh Chỉ thị Bảo vệ Tạm thời, một đạo luật khó hiểu có từ năm 2001 nhưng chưa bao giờ được sử dụng. Theo chỉ thị, các quốc gia thành viên được phép bảo vệ ngay lập tức và đặc biệt cho một nhóm người di tản được lựa chọn, trong trường hợp này là người sơ tán Ukraine.

Điều này đã bỏ qua các hệ thống tị nạn quá tải truyền thống và thay vào đó đưa ra một cách thức đơn giản, nhanh chóng để cho phép tiếp cận giấy phép cư trú, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội và thị trường lao động – những điều kiện cơ bản mà người Ukraine cần để bắt đầu một cuộc sống mới.

Việc kích hoạt Chỉ thị Bảo vệ Tạm thời vào ngày 3/3/2022 được ca ngợi là “lịch sử” nhưng cũng bị một số nhà hoạt động và tổ chức chỉ trích vì phơi bày “thành kiến phân biệt sắc tộc cố hữu hay tiêu chuẩn kép” trong chính sách di cư của EU.

Tính đến nay, 4 triệu người sơ tán Ukraine đã được tái định cư trên toàn khối, trong đó Ba Lan và Đức tiếp nhận khoảng một triệu người ở mỗi nước.

Về mở rộng EU

Sau khi Croatia gia nhập vào năm 2013, mong muốn mở rộng khối ngoài 27 thành viên giảm đi rõ rệt. Bà Leyen đã cam kết đưa hoạt động mở rộng trở lại chương trình nghị sự hàng đầu khi trở thành Chủ tịch Ủy ban châu Âu, nhưng đã bị đại dịch COVID-19 làm chệch hướng.

Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga – Ukraine đã lật ngược tình thế và cung cấp cho Brussels lý lẽ chính trị mà họ còn thiếu để biện minh cho việc mở rộng.

Tổng thống Volodymr Zelensky của Ukraine đã nhanh chóng nắm bắt được động lực và ký đơn xin gia nhập EU của nước này chỉ 4 ngày sau khi xung đột nổ ra, thời điểm mà nhiều người ở phương Tây nghĩ rằng Kiev sẽ sớm thất bại.

Nhờ chiến dịch PR kiên trì của ông Zelensky và các quan chức Ukraine khác, tư cách thành viên EU của Ukraine đã đi từ phi thực tế đến khả thi trong khoảng thời gian 4 tháng, trong thời gian đó các thành viên EU đã có sự thay đổi đáng kinh ngạc và dám công khai nói về việc mở rộng sau nhiều năm im lặng.

Động lực lên đến đỉnh điểm vào ngày 23/6, khi Hội đồng châu Âu nhất trí trao cho Ukraine – và cả Moldova – tư cách ứng cử viên, phần mở đầu chính thức cho các cuộc đàm phán gia nhập.

Những điều cấm kỵ khác đang chờ bị phá vỡ

Bất chấp việc ra quyết định mạnh mẽ trong 12 tháng qua, EU vẫn chưa phá vỡ một số điều cấm kỵ đáng chú ý, chẳng hạn như lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực hạt nhân của Nga do lo ngại về an toàn từ một số nước Đông Âu.

Ngoài ra, lệnh cấm nhập khẩu kim cương của Nga cũng vẫn chưa được thảo luận do Bỉ có thị phần kinh tế ở thành phố kim cương Antwerp hay việc loại Gazprombank, ngân hàng Nga xử lý các khoản thanh toán năng lượng, khỏi hệ thống SWIFT.

Chuyên gia Ấn Độ lý giải nguyên nhân xung đột Nga - Ukraine chưa thể chấm dứt

Hiện tại không có bên liên quan nào nghĩ đến giải pháp ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga - Ukraine vì lợi ích chiến lược riêng của họ, muốn tạo lợi thế trước khi quay trở lại bàn đàm phán.

Chuyên gia Ấn Độ lý giải nguyên nhân xung đột Nga - Ukraine chưa thể chấm dứt - Hình 1
Cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa thấy hồi kết do các bên liên quan đều không muốn là kẻ thất bại hoàn toàn. Ảnh: Reuters

Thiếu tướng Shashi Asthana, nhà phân tích chiến lược của Ấn Độ với nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực quốc tế và Liên hợp quốc, cho rằng xung đột Nga - Ukraine dường như đang bước vào giai đoạn nguy hiểm, với những bước ngoặt quan trọng sau khi Moskva sáp nhập thêm 4 vùng ở khu vực miền Đông Ukraine cũng như huy động lực lượng một phần 300.000 quân nhân dự bị cho các nhiệm vụ ở t.iền tuyến. Những thành công gần đây từ cuộc phản công của Ukraine, khi các khoản viện trợ quân sự tích lũy lên đến hơn 60 tỷ USD đổ vào Kiev, đứng đầu là Mỹ, dường như đã khuyến khích Tổng thống Zelensky tuyên bố "sẽ đ.ánh bại" Nga và giành lại quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ của mình.

Theo ông Asthana, cuộc xung đột kéo dài này đang khiến tất cả mọi người trên thế giới bị ảnh hưởng bởi áp lực lạm phát, gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có và tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Trong bối cảnh đó, ngoại giao và đàm phán để chấm dứt xung đột lẽ ra đã là lựa chọn hợp lý từ lâu, nhưng dường như không bên liên quan nào nghĩ đến điều này vì lợi ích chiến lược riêng, muốn tạo lợi thế trước khi quay trở lại bàn đàm phán. Tất cả các bên đều biết rằng họ không thể là người chiến thắng hoàn toàn trong cuộc xung đột này, nhưng vẫn chấp nhận kéo dài tổn thất của mình để tránh trở thành kẻ thua cuộc.

Với Nga, nước này vẫn chưa đạt được mục tiêu chiến lược là kiểm soát hoàn toàn khu vực Donbass và phần còn lại ở miền Nam Ukraine để phá thế phong tỏa khu vực này, nhằm kết nối và thúc đẩy hợp tác với vùng Transnistria. Moskva cũng đang chịu những tổn thất lớn và không nhận được sự hỗ trợ trang thiết bị quân sự đáng kể từ bên ngoài khi xung đột kéo dài; do đó để củng cố lợi ích của mình, Moskva đã bố trí lại lực lượng bằng cách rút khỏi những khu vực không thân thiện với Nga.

Bên cạnh đó, Nga có thể sẽ mở rộng giới tuyến đối đầu trên bộ trực tiếp với NATO thêm hàng nghìn km khi Phần Lan gia nhập liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu này. Moskva cũng tiếp tục hứng chịu những cuộc phản công từ các khả năng tầm xa mà Ukraine mới nhận từ phương Tây, sử dụng máy bay không người lái cũng như các cuộc đột kích bí mật của các lực lượng đặc biệt và các tổ chức phi nhà nước như vụ nổ ở cầu Crimea.

Rõ ràng, Nga nhận thấy những thách thức trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, chiến tranh thông tin và cả áp lực chính trị. Do đó, nước này có xu hướng duy trì việc kiểm soát các vùng lãnh thổ hiện có và kéo dài xung đột sang mùa Đông, điều có thể tạo lợi thế cho một cuộc tấn công mới nhằm hoàn thành các mục tiêu quân sự còn lại để dẫn đến một vị thế đàm phán mạnh hơn để dẫn đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Với Ukraine, sau khi nhận được nhiều viện trợ từ phương Tây và có một số thành công nhất định trong các hoạt động phản công của mình, Tổng thống Zelensky cũng có xu hướng không muốn nhượng bộ để chấm dứt xung đột.

Ukraine không thể bỏ qua thực tế rằng họ đã mất 15% diện tích lãnh thổ kể từ khi độc lập, với hơn 10 triệu người phải đi sơ tán, tị nạn; các thị trấn bị tàn phá; chịu nhiều thương vong. Trong khi hỗ trợ quân sự của NATO do Mỹ dẫn đầu có thể tăng sức mạnh chiến đấu để tiến hành một số cuộc phản công, việc giành lại quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ từ ​​Nga sẽ rất khó khăn, thậm chí còn trong bối cảnh lo ngại sử dụng vũ khí hạt nhân.

Sự hỗ trợ quân sự của NATO để kéo dài xung đột sẽ không giúp Ukraine hướng gần đến hòa bình hơn; tuy nhiên, nó có thể dẫn đến những thay đổi lâu dài đối với cơ cấu lãnh thổ cùng cuộc chiến ủy nhiệm không hồi kết. Tổng thống Zelensky cũng nhận thức được rằng trong cuộc chiến truyền thông mà phương Tây miêu tả ông như một anh hùng và người chiến thắng rõ ràng là không chắc chắn, nhưng ông Zelensky vẫn chấp nhận kéo dài cuộc xung đột để bảo đảm vị thế chính trị của mình và tiếp tục nhận viện trợ.

Với NATO, Liên minh này có lẽ được khuyến khích bởi những thành công từ các cuộc phản công của Ukraine, nhưng họ cũng lo ngại về những cảnh báo hạt nhân của Moskva vì nếu Nga bị "dồn vào chân tường" thì một cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật là điều có thể xảy ra.

Trước việc Phần Lan và Thụy Điển chuẩn bị gia nhập, NATO đang muốn bổ sung cả hai quân đội mạnh này để đảm bảo sườn phía Bắc của mình nhằm tạo ra thế trận an ninh tập thể tốt hơn về lâu dài. Do đó, NATO sẽ vừa tiếp tục hối thúc Nga chấm dứt xung đột trong khi hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến ủy nhiệm kéo dài vì việc tổ chức đàm phán khi một phần lãnh thổ Ukraine vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Nga sẽ bị coi là điểm yếu của NATO.

Về phần mình, Mỹ có thể hưởng lợi từ việc mua bán vũ khí, năng lượng và các hợp đồng tái thiết sau xung đột ở Ukraine. Họ có thể biện minh cho việc gia tăng viện trợ gần đây để theo đuổi mục tiêu làm suy yếu Nga, nhưng tổn thất chiến lược lớn nhất của việc này là nó khiến Nga, Trung Quốc và Iran xích lại gần nhau hơn. Các nước này có thể bắt đầu áp dụng các hệ thống tài chính toàn cầu/địa phương hóa thay thế, làm suy yếu sự ràng buộc đối với hệ thống tài chính toàn cầu hiện tại do Mỹ chi phối.

Tóm lại, Thiếu tướng Asthana kết luận, trong cuộc cạnh tranh và đối đầu ở Ukraine, nhu cầu toàn cầu là cuộc xung đột này nên kết thúc, nhưng đàm phán hòa bình hiện khó có thể xảy ra, vì Nga vẫn chưa đạt được các mục tiêu chiến lược trên thực tế, điều cần thiết để thuyết phục phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Mặt khác, phương Tây do Mỹ dẫn đầu không có bất kỳ đòn bẩy nào để đàm phán với Moskva, vì vậy họ nhận thấy việc làm suy yếu Nga thông qua cuộc chiến ủy nhiệm đang diễn ra ở Ukraine, là lựa chọn hợp lý nhất.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách Trung Quốc đi tour 0 đồng, bị hướng dẫn viên đ.ánh vì không mua hàng
20:53:55 22/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris
18:10:44 22/09/2024
'Cuộc chiến' thêm ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
17:37:20 22/09/2024
Khó khăn nhiều, sức ép lớn
13:08:35 23/09/2024
Tiếp tục khám phá hang động dài nhất châu Á
07:33:43 23/09/2024
Nguy cơ Google vướng thêm rắc rối pháp lý tại Pháp
17:32:59 21/09/2024
Máy bay phải hạ cánh do phát hiện chuột trong khoang
17:40:39 21/09/2024
Thêm quốc gia châu Phi cấm đồ nhựa dùng một lần
13:09:07 23/09/2024

Tin đang nóng

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn vét t.iền hưu từ quỹ gia đình, tặng đồng bào lũ lụt: "Các con tôi nói ba lớn rồi, ba giữ t.iền làm gì, ba đóng hết đi, có gì tụi con lo cho"
12:56:03 23/09/2024
Câu trả lời chính thức vụ Diệp Lâm Anh và chồng cũ cùng ăn tối sau phiên đấu giá 120 triệu
14:14:24 23/09/2024
Thảo Nhi Lê sượng trân khi thấy "người cũ" đi hẹn hò với nữ diễn viên Vbiz
11:01:22 23/09/2024
Hôn lễ 73 tỷ: Trần Kiều Ân và chồng thiếu gia visual đỉnh cao, nhưng Minh Đạo và dàn phù rể toàn nam thần Đài Loan mới hot
15:08:07 23/09/2024
Thanh niên phụ vợ bán xôi "hữu duyên" viral khắp cõi mạng: Outfit đi làm đa dạng nhưng bộ nào cũng ám ảnh
13:00:21 23/09/2024
Nam ca sĩ từng bị vợ cũ tố quen đại gia, nói xấu Hoài Linh: 9 năm độc thân, không hận thù vợ
12:47:30 23/09/2024
Nhà phố trong ngõ nhỏ Hà Nội của gia đình 3 thế hệ
11:20:17 23/09/2024
Nam bác sĩ trẻ bán xe sang 3 tỷ để ủng hộ đồng bào vùng lũ và quan niệm "có nên để lại tài sản cho con hay không?"
12:04:26 23/09/2024

Tin mới nhất

Áp lực đè nặng lên Chính phủ mới của Pháp

16:14:11 23/09/2024
Trước đó, ngày 21/9, hưởng ứng kêu gọi của các lực lượng cánh tả, hàng nghìn người đã xuống đường ở Paris và nhiều thành phố khác của Pháp để biểu tình phản đối Chính phủ mới.

Nga nhắm đến nguồn lithium của Bolivia với thoả thuận gần 1 tỷ USD

16:12:38 23/09/2024
Với nhu cầu về lithium ngày càng tăng cao, Bolivia đã thực hiện một bước đi chiến lược khi hợp tác với Uranium One Group, một công ty con của tập đoàn nhà nước Nga Rosatom, với thỏa thuận trị giá gần một tỷ USD.

Hezbollah đã phóng bao nhiêu rocket vào Israel từ khi cuộc chiến ở Gaza bùng phát?

16:07:52 23/09/2024
Theo ông Danon, Israel sẽ sử dụng tất cả các phương tiện có trong tay để bảo vệ người dân của mình. Khoảng 70.000 người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa ở miền Bắc Israel và đang trở thành người tị nạn ngay trên chính đất nước mình.

Nga không muốn bấm nút đỏ hạt nhân

15:29:16 23/09/2024
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Nga không bao giờ muốn một cuộc chiến hạt nhân và cho rằng các cuộc thảo luận về thời điểm nhấn nút đỏ là không phù hợp.

Ukraine lên tiếng về kế hoạch chấm dứt chiến sự của "phó tướng" ông Trump

15:10:07 23/09/2024
Ukraine bình luận về những đề xuất khép lại chiến sự với Nga từ ứng cử viên phó tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa J.D. Vance.

LHQ và các nước kêu gọi Israel và Hezbollah tránh leo thang xung đột

14:58:28 23/09/2024
Trên mạng xã hội X, điều phối viên đặc biệt của LHQ về Liban Jeanine Hennis-Plasschaert cảnh báo rằng khu vực Trung Đông đang ở bên miệng hố của một thảm họa sắp xảy ra và không có giải pháp quân sự nào có thể đảm bảo an toàn cho cả hai...

Hạn hán khiến cháy rừng lan rộng ở Mỹ Latinh

14:56:34 23/09/2024
Nhiều chuyên gia nhận định biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hạn hán hiện nay tại Mỹ Latinh, khiến cháy rừng bùng phát trên diện rộng.

Lãnh đạo quân đội Israel phát cảnh báo cứng rắn với Hezbollah

14:43:05 23/09/2024
Tại căn cứ Tel Hanof của Không quân Israel, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi cam kết sẽ đưa người dân Israel quay trở lại nhà của họ ở phía Bắc.

Trung Quốc cắt giảm lãi suất chính sách ngắn hạn

14:33:41 23/09/2024
Tuy vậy, bà Frances Cheung, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối và lãi suất tại Oversea-Chinese Banking Corp nhận xét động thái này không gây bất ngờ cho thị trường vì điều này đã được dự báo trước.

Việt kiều tại Pháp hướng về quê hương dịp Tết Trung Thu

14:07:42 23/09/2024
Ngay sau khi bão tan, UGVF đã vận động ủng hộ và chuyển khoản lần một số t.iền 10.000 euro về ủng hộ đồng bào. Sau đợt vận động này, hội sẽ tổng hợp để sớm chuyển tiếp lần thứ hai.

Quân đội Hàn Quốc ra thông điệp cứng rắn với Triều Tiên về việc thả bóng bay mang rác

14:05:42 23/09/2024
Quân đội Hàn Quốc vốn đã kiềm chế không b.ắn hạ trực tiếp bóng bay mang rác, với lập luận rằng chúng có thể dẫn đến những vấn đề lớn hơn đối với an toàn của người dân.

Tổng thống Ukraine đến Mỹ trình bày kế hoạch chấm dứt xung đột

14:03:48 23/09/2024
Ngay khi đến Mỹ, Tổng thống Ukraine đã đến thăm một nhà máy sản xuất đạn pháo 155mm ở Pennsylvania. Điểm dừng chân tiếp theo trong chuyến thăm Mỹ sẽ là New York và thủ đô Washington.

Có thể bạn quan tâm

Game thủ "khóc thét" khi biết Liên Quân lại có động thái sát nhập mới với Vương Giả Vinh Diệu

Mọt game

16:46:07 23/09/2024
Ngay trong ngày hôm qua (12/03), cộng đồng Liên Quân Mobile lại được dịp bàn tán xôn xao trước thông tin về các hoạt động cập nhật mới.

Phim kinh dị 18+ 'Cám' vừa ra rạp đã 'thổi bay' phim của Hoài Linh

Hậu trường phim

16:37:10 23/09/2024
Phim kinh dị Cám vừa ra rạp hôm 20/9 đã thu về 50 tỷ đồng, đ.ánh bật phim Làm giàu với ma của Hoài Linh xuống vị trí thứ 3 sau 3 tuần xưng vương.

Điều bất ngờ trong lý lịch tư pháp của cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải

Pháp luật

16:32:08 23/09/2024
Trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil do bị can Mai Thị Hồng Hạnh làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, Viện KSND tối cao truy tố bị can Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) về tội Nhận hối lộ .

Ca sĩ Duy Mạnh áy náy, mong MC Phan Anh thông cảm

Nhạc việt

16:25:33 23/09/2024
Trên trang cá nhân, ca sĩ Duy Mạnh bày tỏ sự áy náy và ngại với MC Phan Anh khi một số điều trong show diễn chưa được đúng như ý mình .

Trương Ngọc Ánh quyến rũ ở t.uổi 48, thân thiết bên sao phim 'X-Men'

Sao việt

16:20:50 23/09/2024
Trương Ngọc Ánh dự một sự kiện tại TP.HCM, thu hút sự chú ý của truyền thông và nhiều ngôi sao trong làng giải trí.

Bữa cơm nhà nấu ngay món canh giàu protein, ít chất béo lại giúp cải thiện khả năng miễn dịch và giảm bệnh tật

Ẩm thực

16:08:09 23/09/2024
Vào những bữa cơm gia đình bạn hãy chuẩn bị một bát canh nấm cá cơm cho bản thân và gia đình mình thưởng thức nhé.

Tử vi hôm nay thứ 3 ngày 24/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải kết quả theo ý trời, Sư Tử vướng drama

Trắc nghiệm

16:07:08 23/09/2024
Bạch Dương: Một ngày nhiều may mắnKim Ngưu: Công việc thuận lợi, trôi chảySong Tử: Đạt nhiều thành tích trong công việcCự Giải: Kết quả theo ý

Pulisic làm lu mờ Leao

Sao thể thao

15:59:19 23/09/2024
Trên sân Meazza rạng sáng 23/9 (giờ Hà Nội), Christian Pulisic có bàn thắng để đời trong trận Derby della Madonnina thuộc vòng 5 Serie A mùa 2024/25.

Chàng Tây quyết ở rể Việt Nam vì mê kiểu gia đình nhiều thế hệ

Netizen

15:56:05 23/09/2024
Vốn định đưa vợ con về Anh, cuối cùng Richard đồng ý ở lại Việt Nam và ở rể vì coi trọng văn hóa gia đình nhiều thế hệ chung sống, muốn con mình gần gũi ông bà.

Lũ trên sông Mã, sông Chu dâng cao, nhiều nhà dân bị ngập lụt

Tin nổi bật

15:40:54 23/09/2024
Sáng 23.9, hầu khắp các nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa, nước lũ trên các sông lớn ở tỉnh này dâng cao, nhiều nơi đã vượt quá báo động 3.