5 điều cấm kỵ khi uống nước cam tránh gây hại
Nhiều người nghĩ rằng, nước cam tốt, nên có thể uống vào lúc nào cũng được. Thực tế, uống nước cam cũng cần phải khoa học, hợp lý.
Uống nước cam khi đang dùng thuốc kháng sinh là sai lầm. Nước cam chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc kháng sinh, từ đó giảm tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc.
Bạn nên uống nước cam sau khi đã điều trị kháng sinh để bồi bổ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy, bạn không nên uống nước cam, vì chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và khiến bệnh viêm loét nặng thêm. Bên cạnh đó, nước cam có tác dụng nhuận tràng, nếu bị tiêu chảy, bạn nên pha loãng với nước và uống từng chút một.
Bạn cần tránh uống nước cam ngay trước và sau khi uống sữa. Protein của sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây ra hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy.
Uống nước cam khi bạn vừa ăn sáng không có lợi cho sức khỏe. Nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.
Video đang HOT
Bạn không nên uống nước cam vào buổi tối, do tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói – tức sau khi ăn 1-2h.
Theo Hoàng Điệp/Báo Lao Động
Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết thế nào?
Từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, cả nước lại đứng trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết.
Việc chủ động phòng tránh là điều vô cùng quan trọng đối với các gia đình nào, đặc biệt là gia đình có con nhỏ.
BS. Lê Xuân Thủy, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra với 4 dạng gây bệnh. Cả 4 dạng này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bởi vậy việc phòng tránh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 11.
Các phụ huynh cần nắm được cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho con (Ảnh minh họa)
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh nên khi đã phát triển thành dịch, việc điều trị là vô cùng khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong).
- Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.- Có thể có nổi mẩn, phát ban.
Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 - 40%)
Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy:
Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần.
Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
- Phòng chống muỗi đốt:
Mặc quần áo dài tay.
Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, vợt điện diệt muỗi, kem đuổi muỗi..
Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Theo Khánh Hà
Đời sống & Pháp luật
Ngồi nhiều gây hại tương đương với hút thuốc lá Đôi khi, công việc khiến bạn phải ngồi lỳ một chỗ. Điều này rất có hại cho sức khỏe. Bởi vậy, hãy tập cách rời xa chiếc ghế của bạn nhiều hơn. Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch Một nghiên cứu trênTạp chí Dịch tễ học (Mỹ) dựa trên thông tin của 185.000 người trong 14 năm...