5 điểm yếu cần suy nghĩ của xe tay ga
Xe tay ga tiện lợi, dáng đẹp… được nhiều phái đẹp ưa chuộng. Tuy nhiên, xe ga cũng có rất nhiều điểm yếu mà bạn nên quan tâm.
Xe tay ga đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến của nhiều người tiêu dùng Việt vì tính tiện dụng, được trang bị những công nghệ hiện đại, kiểu dáng thời trang…
Dòng xe máy tay ga tại Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng bởi mức độ tiện lợi đi kèm với kiểu dáng thanh lịch, giúp tôn vóc dáng của người điều khiển. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm đáng kể đó, các mẫu xe ga mới tại Việt Nam vẫn có những nhược điểm cố hữu khiến người tiêu dùng… buộc phải chấp nhận.
1. Chi phí tốn kém
Xe tay ga có giá cao cản trở quyết định mua xe của nhiều người. Tuy nhiên, tiền mua xe chỉ chiếm khoảng từ 20% đến 30% tổng chi phí, còn lại là chi phí vận hành của nó như: phí xăng dầu, bảo dưỡng, thay thế. Điều này mới khiến người mua lo ngại hơn.
Bất cứ phụ tùng thay thế, bảo dưỡng nào của xe tay ga cũng có giá đắt hơn nhiều so với xe số
Bất cứ phụ tùng thay thế, bảo dưỡng nào của xe tay ga cũng có giá đắt hơn nhiều so với xe số, từ đơn giản nhất là hộp dầu nhớt thay định kỳ, cái bu-gi, cặp lốp… hoặc phức tạp hơn là hệ thống phun xăng điện tử (công nghệ được trang bị trên hầu hết xe ga hiện nay, nhưng tại Việt Nam việc sửa chữa chưa phổ biến và nếu hỏng, chỉ có nước về hãng mà thay nguyên bộ).
Đó là chưa kể khi có hỏng hóc lớn, chủ xe sẽ phải bỏ khoản tiền không nhỏ để sửa chữa, bảo dưỡng.
2. Giá thành cao
Trang bị nhiều công nghệ hơn, nhiều tính năng hơn, quy trình để sản xuất ra một chiếc xe tay ga cũng tốn kém hơn. Do đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi xe tay ga luôn có giá cao hơn nhiều so với xe số.
Một chiếc xe ga rẻ nhất tại thị trường Việt giờ cũng có giá gần 30 triệu đồng
Tại Việt Nam, dù có rất nhiều lựa chọn, nhưng nếu người mua hạn hẹp về tài chính, sẽ khó lòng mà mua nổi một chiếc xe tay ga. Một chiếc xe ga rẻ nhất tại thị trường Việt giờ cũng có giá gần 30 triệu đồng. Đó là số tiền không phải gia đình nào cũng có được.
3. Tốn xăng hơn
Nhìn vào thông số kỹ thuật có thể bạn sẽ thấy có những mẫu xe tay ga có mức tiêu hao nhiên liệu ngang với xe số. Nhưng đó chỉ là lý thuyết và trong điều kiện lý tưởng không ổ gà, ít gió, không leo dốc. Các xe đem thử nghiệm thực địa đã bị thay nhớt loãng để tiết kiệm xăng, trong khi thực tế vận hành lại dùng nhớt đặc.
Video đang HOT
Trên thực tế, xe tay ga có mức tiêu hao nhiên liệu lớn hơn nhiều so với xe số. Đặc điểm của xe ga là truyền động bằng hộp số vô cấp và dây đai, nên khi tăng, giảm tốc độ đột ngột, chiếc xe sẽ “ngốn” rất nhiều nhiên liệu.
Xe tay ga có mức tiêu hao nhiên liệu lớn hơn nhiều so với xe số
4. Nhanh “tã” hơn
Với đường kính bánh nhỏ để đạt được tốc độ tương đương so với các dòng xe bánh lớn thì xe tay ga phải có vòng quay lớn hơn vì thế máy nhanh tã hơn do ma sát.
Một trong những nguyên nhân chính khiến xe ga nhanh xuống cấp và hay hỏng hóc là ở việc thay dầu nhớt cho xe. Dầu nhớt bảo vệ động cơ bên trong, chống ăn mòn, làm mát và làm sạch động cơ, giúp tăng tuổi thọ, đảm bảo xe vận hành tốt. Nếu không thay nhớt trong một thời gian quá dài sẽ làm cho động cơ bị mài mòn nhiều, đóng cặn bẩn và xuất hiện hỏng hóc.
Với đường kính bánh nhỏ để đạt được tốc độ tương đương so với các dòng xe bánh lớn thì xe tay ga phải có vòng quay lớn hơn vì thế máy nhanh tã hơn do ma sát
Ngoài ra, dầu nhớt kém chất lượng, không phù hợp cũng là nguyên nhân dẫn đến hao mòn, giảm công suất, giảm tuổi thọ động cơ và gây hư hại các chi tiết khác trong xe tay ga.
5. Nhiều đặc điểm kém an toàn
Vốn dĩ xe tay ga thiết kế đã không bao gồm các yếu tố an toàn tối ưu. Ví như hành trình giảm xóc trước ngắn cộng với đường kính lốp nhỏ (AirBlade, Nouvo, Click, Lead….) nên khi phanh dễ bị té ngã. Tâm trọng lượng nằm xa tâm hình học của xe làm mất cân bằng, thiếu ổn định khi vận hành. So với xe số khi cùng trọng lượng thì cảm giác dắt, vận hành xe tay ga nặng nề hơn nhiều.
Hệ thống phanh kết hợp (Combi Brake) cải tiến hoạt động hiệu quả khi bố phanh còn mới. Tuy nhiên, khi đã dùng một thời gian thì nó là cải lùi vì tốc độ mòn của bố phanh đĩa thường chậm hơn bố của phanh tang trống sau. Bánh trước hãm trước trong khi tang trống bánh sau chưa kịp áp má phanh thì đã xòe ra đường (sai quy tắc thắng an toàn “phanh bánh sau trước và bánh trước sau”).
Theo Cartimes
Những hư hại dễ gặp phải khi xe máy tay ga "lội nước"
Vào mùa mưa bão, tình trạng xe máy bị "sặc" nước luôn khiến nhiều chủ phương tiện đau đầu, nhất là người sử dụng xe tay ga.
1. Rủi ro khi để xe tay ga dưới trời mưa
Nguy hại tới động cơ
Cấu tạo chung của dây cu-roa ở xe tay ga là được làm mát bằng gió nên khả năng chống thấm của hệ thống truyền động này rất thấp. Do vậy, khi bạn chạy qua các đoạn đường ngập nước, lượng nước bắn lên hoàn toàn có thể thâm nhập vào bên trong bộ phận truyền động này.
Khi "lội nước", nhiều chiếc xe tay ga còn đối mặt với tình trạng nước thâm nhập vào hộp chứa dầu
Hơn nữa, do đặc tính sử dụng hộp số vô cấp nên các xe tay ga hiện nay đều có vòng tua máy hoạt động khá lớn. Lượng nhiệt tích tụ quanh động cơ rất cao. Khi đó, chỉ một lượng nước bắn vào, làm giảm nhiệt đột ngột sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ ron máy, hay nghiêm trọng hơn là làm rạn nứt vỏ máy.
Khi "lội nước", nhiều chiếc xe tay ga còn đối mặt với tình trạng nước thâm nhập vào hộp chứa dầu, khiến khả năng bôi trơn của dầu giảm đáng kể, dễ gây hỏng hóc các bộ phận bên trong động cơ.
Phanh mất độ bám
Việc đi xe dưới trời mưa là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên, bạn vẫn có thể điều chỉnh kế hoạch của mình để hạn chế thấp nhất thời gian cùng chiếc xe của mình "tắm" mưa.
Khi xe vận hành trong mưa khả năng phanh của xe có thể giảm đáng kể. Do thiết kế của xe ga có trọng lượng tập trung chủ yếu ở phần thân sau, do đó, nếu chẳng may phanh bị ướt, khó bám, rõ ràng khả năng phanh sẽ giảm. Mà dù khả năng phanh không bị ảnh hưởng, bạn vẫn phải đối mặt với rủi ro khả năng bám đường của bánh xe giảm, khiến xe dễ bị trượt khi bạn cố gắng phanh quá gấp.
Khi xe vận hành trong mưa khả năng phanh của xe có thể giảm đáng kể
Bên cạnh đó, đa số xe tay ga đều sử dụng khá nhiều thiết bị điện tử. Việc sử dụng thường xuyên trong môi trường nước sẽ dễ gây ẩm mốc các thiết bị này, làm giảm tuổi thọ hay nặng hơn là tê liệt toàn bộ hệ thống, khiến xe bạn không vận hành được.
Điều kiện môi trường ẩm
Hầu hết các xe tay ga hiện nay đều sử dụng dây cu-roa để truyền động. Thiết kế này tỏ ra khá ưu việt bởi việc thay đổi tỷ số truyền rất mượt, lại khá an toàn và dễ sửa chữa, thay thế khi có vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, do phụ thuộc rất nhiều vào lực ma sát giữa dây cu-roa nên điều kiện môi trường ẩm chính là kẻ thù của hệ thống truyền động này.
Khi quá ẩm hay bị thấm nước, khả năng bám dính của dây cu-roa sẽ giảm đáng kể
Khi quá ẩm hay bị thấm nước, khả năng bám dính của dây cu-roa sẽ giảm đáng kể, cộng với mô-men xoắn quá cao của máy, khiến hệ thống truyền động không thể vận hành bình thường. Biểu hiện thường thấy của hiện tượng này là việc dù tăng ga nhưng chiếc xe của bạn vẫn trơ ra, không hề chạy, thường hay gặp vào mùa mưa.
Do vậy, điều đáng lưu ý là bạn không nên để chiếc xe của mình phơi mưa trong nhiều tiếng đồng hồ. Hãy đưa chiếc xe vào nơi khô ráo trừ trường hợp bất khả kháng.
2. Lưu ý khi đi xe tay ga dưới mưa và qua vùng ngập nước
Không phóng nhanh khi qua chỗ ngập nước
Khi đi vào những chỗ bị ngập nước, đa số chủ xe đều chọn giải pháp phóng nhanh qua đoạn đường này. Tuy nhiên đây là lựa chọn sai lầm, vì bô xe tay ga thường nằm ở vị trí thấp, nên khi rồ mạnh ga thì nước càng nhanh vào, dẫn đến hiện tượng thuỷ kích, gây chết máy giữa đường.
Không phóng nhanh khi qua chỗ ngập nước
Xe tay ga bị ngập nước dẫn đến chết máy giữa đường là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Thay vào đó, bạn nên chạy xe ở vận tốc thấp, tăng ga nhẹ nhàng để duy trì độ ma sát cần thiết ở dây cu-roa. Như vậy, nước sẽ khó đi vào động cơ và ống xả, hạn chế rủi ro xe bị "sặc" nước.
Không cố nổ máy
Một quan niệm sai lầm khi xe bị vào nước là cần nổ máy và rồ ga thật nhiều để nước nhanh bay hơi. Trên thực tế khi gặp tình huống này, bạn nên tắt máy và dẫn bộ qua vùng ngập. Sau khi để khoảng 5 - 10 phút cho nước bốc hơi, bạn hãy khởi động lại xe.
Không cố nổ máy khi đi vào chỗ ngập
Khi lái xe vào đường ngập nước và đột ngột chết máy, người sử dụng phải bình tĩnh xác định nguyên nhân chết máy để tìm hướng giải quyết.
Cách làm này cũng có thể áp dụng cho cho các dòng xe tay ga hoạt động bằng điện. Bạn không nên cố nổ máy vì sẽ gây cháy nổ, dẫn đến việc phải thay mới toàn bộ hệ thống điện.
Sử dụng lốp xe chuyên dụng
Dù dùng loại xe gì, trong điều kiện trời mưa và đường ướt, bạn cũng nên bạn chọn một bộ lốp có độ bám đường thật tốt. Theo nhiều chuyên gia, độ bám đường kém của lốp xe là một trong những nguyên nhân làm xe dễ trượt ngã gây nguy hiểm.
Lốp xe cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn cho chủ xe vào mùa mưa
Lốp xe cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn cho chủ xe vào mùa mưa.
Hiện nay, các dòng lốp Ninja và Samurai của Yokohama có khả năng đi mưa tốt. Hai dòng lốp này được chế tạo từ cao su có thiết kế đặc biệt theo tiêu chuẩn lốp xe thể thao, giúp khắc phục nhược điểm bám đường ướt kém, và ổn định tay lái và định hướng tốt hơn.
Theo Cartimes
3 lỗi lớn thường gặp trên xe máy tay ga Yamaha Grande và cách khắc phục Xe Yamaha Grande là phương tiện phù hợp xu thế và thị hiếu người dùng. Tuy nhiên, mẫu xe này lại mang trong mình khá nhiều căn "bệnh" tiềm ẩn gây bất tiện khi sử dụng. Mẫu xe tay ga Yamaha Grande là sản phẩm từng có thời điểm rất "hot" trên thị trường. Bên cạnh nhiều ưu điểm vượt trội so với...