5 điểm nóng có thể nổ ra “Thế chiến 3″ trong năm 2017
Với những thay đổi trong tình hình địa chính trị thế giới, năm 2017 báo hiệu nhiều khó khăn, những mối đe dọa ở các điểm nóng, có thể dẫn đến xung đột.
Ảnh minh họa.
National Interest mới đây đã đăng tải bài phân tích của Robert Farley, phó giáo sư Trường ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson (Mỹ), nhận định về những khu vực có khả năng kích hoạt Thế chiến 3 trong năm 2017.
Bán đảo Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói, thách thức lớn nhất với chính quyền Trump chính là chính sách với Triều Tiên.
Bình Nhưỡng tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân, chế tạo tên lửa đạn đạo nguy hiểm hơn, bất chấp khó khăn về kinh tế và bị quốc tế cô lập.
Người hàng xóm Hàn Quốc cũng rơi vào tình trạng bất ổn do bê bối chính trị. Xung đột trên bán đảo Triều Tiên có thể xảy ra theo nhiều cách, phó giáo sư Farley nhận định.
Kịch bản có thể là Mỹ tấn công phủ đầu nhằm ngăn Bình Nhưỡng đạt được tiến bộ trong việc chế tạo vũ khí. Triều Tiên nghi ngờ Mỹ can thiệp và ra tay trước, hoặc Bình Nhưỡng tự sụp đổ, gây ra tình trạng hỗn loạn.
Giống như Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, xung đột trên bán đảo Triều Tiên đồng nghĩa với việc kéo theo Trung Quốc, Nga và thậm chí cả Nhật Bản.
Syria
Tổ hợp phòng không S-400 Nga đưa đến trực chiến ở Syria.
Video đang HOT
Chiến thắng gần đây của Nga ở Syria đã mở đường để chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đưa cuộc nội chiến sang một giai đoạn mới.
Mỹ từ chối can thiệp vào Aleppo, tập trung hỗ trợ quân đội Iraq giải phóng Mosul, thành phố lớn nhất ở quốc gia này do Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chiếm giữ.
Chính quyền Obama duy trì lập trường không thách thức Nga và trong tương lai, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cũng không có lý do để đối đầu với Nga, ông Farley phân tích.
Nhưng trong bối cảnh giai đoạn nguy hiểm nhất đã qua, lực lượng Mỹ và Nga vẫn tiếp tục hoạt động gần nhau. Đợt không kích “nhầm” của Mỹ vào Deir Ezzor đã khiến 62 binh sĩ Syria thiệt mạng, làm trầm trọng thêm khả năng hợp tác Nga-Mỹ ở Syria.
Kịch bản tương tự xảy ra có thể khiến cho hai cường quốc có động thái đáp trả lẫn nhau. Sự hiện diện của nhiều nhóm khủng bố, phe ly khai theo đuổi mục đích khác nhau cũng càng khiến cho tình hình trở nên phức tạp hơn.
“Chiến tranh” mạng
Tác giả Farley lưu ý, Mỹ, Nga hay Trung Quốc hiện nay không ở trong tình trạng “chiến tranh” mạng. Dù Nga bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ hay Trung Quốc đánh cắp bí mật quân sự từ công ty Mỹ.
Mỹ có thể sẽ phải tăng cường an ninh mạng đề phòng Nga, Trung Quốc.
Việc Mỹ có thể phải đáp trả “hành động gây hấn” của Nga và Trung Quốc trong môi trường không gian mạng vẫn là điều mà các chuyên gia tranh cãi.
Những cuộc tấn công như vậy khá giới hạn, chỉ thành công được một lần. Nhưng nếu Nga hay Trung Quốc nghĩ rằng có thể “bắt nạt” Mỹ mà không lo sợ bị trả đũa thì Washington hoàn toàn có thể phản ứng, kéo các cường quốc vào vòng xoáy căng thẳng.
Nam Á
Những thông tin ban đầu cho rằng, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ tiếp tục chính sách của những người tiền nhiệm, thắt chặt mối quan hệ Mỹ-Ấn Độ.
Nhưng cuộc điện đàm giữa ông trump và Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã xóa tan những nhận định này. Ông Trump dường như muốn đóng vai trò trung gian hòa giải trong tranh chấp Kashmir, quan điểm như vậy có phần bất lợi cho Ấn Độ.
Các nhà phân tích ở Ấn Độ và Mỹ lo ngại, New Delhi có thể cảm thấy phải tăng cường đề phòng trước Pakistan, bằng cách chuẩn bị hoạt động quân sự gần khu vực biên giới.
Tàu chiến thuộc hạm đội Baltic của Nga.
Nếu như hai bên quyết đối đầu thì Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ bị kéo vào cuộc xung đột này.
Có lẽ mối nguy hiểm lớn nhất năm 2017 tập trung ở khu vực Baltic. Làn sóng nghi ngờ Nga bí mật giúp đỡ ông Trump đắc cử lại rộ lên trong vài tuần qua.
Tỷ phú Mỹ không cam kết sẽ tăng cường an ninh cho khối NATO như chính quyền Obama hiện tại. Điều này có thể khiến các nước châu Âu buộc phải tự mình tăng cường ngân sách quốc phòng, trước mối đe dọa từ Nga.
Trong giai đoạn ngắn hạn, sự hiểu lầm là hoàn toàn có thể xảy ra, ông Farley phân tích. Nga có thể đánh giá thấp toan tính của ông Trump đối với châu Âu và có những hành động khiến xung đột nổ ra.
Có thể nói, năm 2017 báo hiệu giai đoạn hết sức khó lường. Nhiều quốc gia phải “đau đầu” trong việc đánh giá những mối đe dọa và cả cơ hội. Các cố vấn của ông Trump chắc chắn sẽ phải làm việc nỗ lực để đưa nước Mỹ vượt qua những khó khăn này, tác giả Farley kết luận.
Theo Danviet
Chuyên gia Mỹ tiên đoán đáng sợ về Thế chiến 3
Chuyên gia quân sự Mỹ từng đoán đúng các cuộc xung đột trong quá khứ cho rằng, Thế chiến 3 có thể nổ ra trong 2 năm tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh minh họa.
Theo Daily Star, Giáo sư Paul D Miller, thuộc Đại học Quốc phòng ở Washington DC (Mỹ) nói Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tiếp tục đưa nước Nga trỗi dậy mạnh mẽ trong tương lai.
Ông Miller từng làm việc tại Nhà Trắng, trong chính quyền Bush và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong giai đoạn 2007-2009.
Nga phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander.
Giáo sư Mỹ là người dự đoán đúng chiến dịch sáp nhập bán đảo Crimea vào liên bang Nga năm 2014. Ông Miller tin rằng, nhà lãnh đạo Nga đặc biệt quan tâm đến diễn biến ở khu vực Baltic.
Tuyên bố của ông Miller được đưa ra cùng thời điểm với việc Nga xác nhận đưa các tổ hợp phòng không S-400 và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Iskander đến gần biên giới châu Âu.
Chuyên gia quân sự Mỹ dự đoán, xung đột sẽ khởi nguồn ở Latvia vào năm 2018, mở đầu chiến tranh giữa Nga và phương Tây. Xung đột bắt đầu ngay từ bên trong các nước Baltic, dưới hình thức ám sát quan chức cấp cao và đánh bom, ông Miller nhận định.
Các quốc gia vùng Baltic luôn là điểm nóng trong căng thẳng Nga-NATO.
Khi đó, ông Miller cho rằng, Ba Lan sẽ cố gắng kích hoạt điều khoản V của NATO, yêu cầu liên minh phòng ngự trước khả năng bị Nga tấn công.
Julian Lewis, người đứng đầu Ủy ban quốc phòng của Quốc hội Anh từng nói NATO và Nga có "đủ vũ khí hạt nhân" để hủy diệt lẫn nhau.
Trong khi đó, Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga ngày 22.11 tuyên bố, Moscow có quyền dùng mọi biện pháp trên lãnh thổ Nga để đáp trả sự bành trướng của NATO.
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star (Dân Việt)
Trump-Putin điện đàm, chiến tranh thế giới 3 được chặn đứng? Nhà chính trị nổi tiếng của Mỹ Alex Jones - người dẫn chương trình Margaret Howell bắt đầu phát sóng bằng một nụ cười và nói: "Bạn có nghe nói Thế chiến 3 đã bị hủy kể từ khi bà Hillary Clinton thất cử hay không?" Sau đó, cô tiếp tục nói, tổng thống đắc cử Donald Trump và Tổng thống Nga Putin...