5 điểm đến không thể bỏ qua khi đến Hà Giang
1. Cao nguyên đá Đồng Văn
Kỳ quan thứ nhất là Cao nguyên đá Đồng Văn, đã tạo nên khung cảnh đá xám, nơi người dân “sống trong đá, chết vùi trong đá” cực kỳ đặc biệt cho Hà Giang.
Hà Giang, mảnh đất xa xôi “chim bay hai lần gãy cánh” mới đến nơi, án ngữ nơi cực Bắc của Tổ quốc. Hà Giang cũng lại là một vùng đất đá cổ xưa vào bậc nhất của Trái Đất, để Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành Công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2010.
2. Dinh họ Vương – Viên ngọc xanh giữa lòng cao nguyên
Kỳ quan thứ hai là viên ngọc xanh giữa lòng cao nguyên đá – Dinh thự họ Vương. Dinh thự xinh đẹp hình chữ Vương được bao quanh bởi hàng cây sa mộc, vẫn được bảo tồn một cách nguyên vẹn sau bao thăng trầm lịch sử, mưa gió dập vùi, mang theo nó là một câu chuyện lịch sử vô cùng hấp dẫn.
Dinh thự họ Vương được khởi công năm 1019 và hoàn thành 10 năm sau đó với tổng kinh phí lên đến 150.000 đồng bạc trắng (tương đương 150 tỷ đồng Việt Nam bây giờ). Mỏm đồi hình mai rùa quý hiếm cùng những dãy sa mộc vươn cao mạnh mẽ đã mọc lên một ngôi nhà hình chữ “Vương” sừng sững như in dấu giữa trời xanh.
3. Cột cờ Lũng Cú – “Nơi bắt đầu nét vẽ đầu tiên của bản đồ Tổ quốc”
Kỳ quan thứ ba là Cột cờ Lũng Cú – “nơi bắt đầu nét vẽ đầu tiên của bản đồ Tổ quốc”, mà bất kỳ ai là con lạc cháu hồng đều muốn được chinh phục một lần điểm cực Bắc thiêng liêng.
Quãng đường 1,5 cây số lên cột cờ Lũng Cú, vượt qua 389 bậc thang đá và leo thêm 140 bậc thang xoắn ốc ngay trong lòng cột cờ, ta sẽ đặt chân được tới đỉnh cột cờ Lũng Cú, Hà Giang – điểm cực bắc của Tổ quốc. Nơi có lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 54m2, ẩn dụ của 54 dân tộc anh em, phần phật tung bay trong gió.
Video đang HOT
4. Con đường Hạnh phúc – 50 năm con đường của máu và hoa
Kỳ quan thứ tư là Con đường Hạnh phúc – con đường của máu và hoa. Con đường dài khoảng 200 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. Mã Pì Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong “tứ đại đỉnh đèo” tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.
Con đường Hạnh phúc là cầu nối mang lại ánh sáng cho rẻo cao, không chỉ nhuốm công sức mà cả máu và mạng sống của bao thanh niên xung phong một thời. Năm nay cũng là kỷ niệm 50 năm ngày hoàn thành Con đường Hạnh phúc Hà Giang – Đồng Văn.
5. Đèo Mã Pì Lèng – “Bất đáo Pì Lèng phi phượt thủ”
Chỉ là một chút ví von ngô nghê của tác giả từ câu “Bất đáo trường thành phi hảo hán” (Chưa đến Vạn Lý trường thành chưa phải là hảo hán) thì với cảnh quan hùng vĩ mang tầm đệ nhất hùng quan, những cung đường hiểm trở có một không hai như đèo Mã Pì Lèng thì “Bất đáo Pì Lèng phi phượt thủ” (Chưa đến Pì Lèng chưa phải là phượt thủ bậc thầy).
Mã Pì Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “Sống mũi ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Tuy nhiên, theo một số người Mông bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi mèo”.
Lẽ ra, đèo Mã Pì Lèng cũng có thể xếp vào hàng “tứ đại kỳ quan” của Hà Giang, tuy nhiên, rất tiếc là đèo đã bị “bê tông hóa”. Và dù khung cảnh xung quanh vẫn rất hùng vĩ, nhưng chính bản thân những mỏm đá lởm chởm, bản sắc của đèo đã không còn được như xưa.
Lên Mèo Vạc trong dịp nghỉ lễ 2/9, thưởng thức đặc sản ẩm thực vừa lạ vừa quen!
Sự đơn sơ, dân dã và nét sắc từ văn hóa dân tộc chính là điểm đến lý tưởng trong chuyến hành trình đến cao nguyên đá.
Mèo Vạc Hà Giang là huyện nằm trong địa bàn Công viên Địa chất Toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang. Địa danh này là một thung lũng nhỏ đầy quyến rũ được bao quanh bởi các dãy núi đá vôi và là nơi sinh sống của dân tộc H'Mong - một điểm đến cho du khách Việt muốn muốn có những trải nghiệm văn hóa địa phương.
Đèo Mã Pí Lèng và Sông Nho Quế
Từ thị trấn Đồng Văn, chạy khoảng 20km xuyên qua rừng đá tai mèo ta sẽ bắt gặp đèo Mã Pí Lèng hiện ra sau màn sương mờ ảo. Với độ cao 1.200m một bên là vách núi dựng đứng, một bên là bờ vực sâu thẳm, bên dưới là dòng sông Nho Quế uốn lượn màu xanh ngọc. Đây là con đèo được mệnh danh là "con đèo đẹp nhất Việt Nam" mà bạn khó có thể bỏ qua khi đến với Mèo Vạc.
Dưới chân đèo là con sông Nho Quế nằm trải dài đến thượng nguồn, con sông hiền hòa xanh ngắt vào những ngày đầu mùa hạ hoặc sang thu mang chút trong trẻo buổi sớm của tiết trời hơi mờ sương. Tháng 9 đến tháng 11 là khoảng thời gian đẹp nhất của dòng sông Nho Quế, khi dòng nước chuyển sang màu xanh ngọc.
Làng văn hóa dân tộc Pả Vi Hạ
Mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông nằm ngay trong khuôn viên cao nguyên đá Đồng văn, thuộc thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc. Làng văn hóa được xây dựng vào tháng 12/2016, có diện tích trên 27.000 m2. Không gian nơi đây được bài trí theo kiến trúc 3 bông hoa đào, mỗi bông được xếp bởi 10 ngôi nhà trình tường đất sét, lợp ngói âm dương theo phong cách người Mông. Những ngôi nhà mọc liền kề nhau, bao quanh là cao nguyên đá hùng vĩ; đường làng sạch sẽ, dọc các con đường được trồng hoa, cây cảnh tạo cảnh quan cho ngôi làng.
Làng bao gồm các hạng mục chính: nhà văn hóa 5 gian truyền thống và trưng bày sản phẩm 3 gian thiết kế theo kiến trúc nhà khung gỗ; nhà trình tường mái lợp ngói âm dương 2 tầng; bãi đỗ xe; khu vui chơi và các hạng mục dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu lưu trú và trải nghiệm của du khách tại đây.
Tại làng văn hóa du khách còn được trải nghiệm dệt lanh, may vá thổ cẩm, nấu rượu và đan lát... Lưu trú tại làng văn hóa chắc chắn du khách sẽ hài lòng bởi đây là một mô hình mới, có sự chỉn chu, chuyên nghiệp trong dịch vụ theo phong cách đồng bào Mông mà vẫn đầy đủ tiện nghi. Với mức chi phí khoảng 200.000/người/đêm, du khách được trải nghiệm không gian sống và các thói quen sinh hoạt của người Mông.
Ẩm thực Mèo Vạc
Khám phá ẩm thực Mèo Vạc cũng là một trải nghiệm không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại đây cũng có rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn mang đặc trưng miền núi.
Thắng cố
Món ăn không còn xa lạ gì với nhiều người, cũng là đặc sản của Sapa, Lào Cai, tuy nhiên nếu có dịp ghé thăm Mèo Vạc thì cũng không nên bỏ lỡ món ăn này nhé. Bởi đây được xem là món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng ở Mèo Vạc với công thức chế biến mới lạ, sử dụng nguyên liệu từ nội tạng động vật để chế biến món ăn.
Cháo ấu tẩu
Nhắc đến đặc sản Mèo Vạc, Hà Giang thì không thể không nói đến món cháo ấu tẩu được rất nhiều người yêu thích. Cháo ấu tẩu ở Hà Giang được làm từ nguyên liệu là củ ấu tẩu - một loại củ có chất độc cực mạnh. Qua cách chế biến tài tình của đồng bào Tây Bắc, nó trở thành món ăn có ích cho sức khỏe.
Cháo ấu tẩu ăn kèm thịt băm, các loại rau thơm, tiêu, hay măng chua. Bên cạnh vị bùi, béo ngậy và dễ nhận ra bát cháo hơi đắng, lạ miệng. Với những du khách đi một chặng đường xa đến Mèo Vạc mà được ăn một bán cháo ấu tẩu sẽ thấy cơ thể sảng khoái, người khỏe khoắn trở lại.
Rêu nướng
Ngoài thắng cố và cháo ấu tẩu, Mèo Vạc còn nổi tiếng với món rêu nướng gác bếp. Món ăn được sử dụng nguyên liệu chính từ rong rêu dưới nước được người ta đem vớt lên, sơ chế sạch sẽ cho hết nhớt rồi đem nướng chín. Điểm đặc biệt của rêu nướng chính là ngoài thưởng thức như một món ăn ngon ở Mèo Vạc, thì nó còn tốt cho sức khỏe như giúp lưu thông khí huyết, giải nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng, giúp ổn định huyết áp...
Nguồn: Tổng hợp
Ngỡ ngàng ngắm hoa Tam giác mạch trái mùa tại Hà Giang Mùa hoa Tam giác mạch thường kéo dài từ tháng 9 đến Tết Nguyên đán hàng năm. Tuy nhiên, từ tháng 4 đến nay, du khách đến với cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang vẫn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp mỹ miều của hoa Tam giác mạch trái mùa đang đua nhau khoe sắc. Tháng 5, du khách đến với Hà...