5 dấu hiệu ung thư hàng đầu bạn cần biết
Kiến thức là sức mạnh khi nói đến việc phòng chống bệnh ung thư.
Bác sĩ phẫu thuật vú và là trợ lý giáo sư phẫu thuật, Luona Sun (Mỹ), cho biết: “Nếu bạn được chẩn đoán sớm và tuân thủ các phương pháp điều trị thích hợp, tiên lượng thực sự rất tốt”.
“Tôi nói với các bệnh nhân của tôi, đừng sợ hãi về bản thân kết quả chẩn đoán, mà hãy nhìn nhận đầy đủ các sự kiện và chủ động tham gia vào các phương pháp điều trị của bạn”, bác sĩ Sun chia sẻ.
Dưới đây là 5 dấu hiệu của bệnh ung thư mà mọi người nên biết, theo trang web về sức khỏe của Mỹ Eat This, Not That!
1. Khối u không giải thích được
Các cục u không rõ nguyên nhân trong vú có thể là dấu hiệu của ung thư vú.
Bác sĩ Stacy Ugras ở Mỹ cho biết: “Tự nhận thức về vú là một phần quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú.
Chúng tôi đang có một số kết quả thực sự tốt, ngay cả với căn bệnh mà ban đầu có vẻ rất hung hãn.
Nếu phát hiện khối u trong quá trình tự kiểm tra, hãy nhớ tìm kiếm sự chăm sóc vì luôn có cách chúng ta có thể làm để điều trị nó”.
Hãy trao đổi với bác sĩ khi bạn có những nghi ngờ. Ảnh SHUTTERSTOCK
2. Chảy máu sau khi mãn kinh
Video đang HOT
Chảy máu bất ngờ sau khi mãn kinh có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
Bác sĩ Eloise Chapman-Davis cho biết: “Cho dù bạn có xuất hiện một đốm máu hay chảy máu nhiều, đó thường là bất thường và có thể là dấu hiệu của ung thư tử cung hoặc cổ tử cung.
“Một số người sẽ nói, ‘Tôi đã ngừng kinh nguyệt và sau đó nó quay trở lại’. Nhưng không có chuyện đó”, bác sĩ Chapman-Davis lưu ý.
Theo bác sĩ Chapman-Davis, sau khi mãn kinh, mọi người có thể thấy một giọt máu khi lau và đôi khi dẫn đến chẩn đoán muộn vì họ nghĩ rằng nó có liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh trĩ và họ bỏ qua nó.
“Cách duy nhất để biết là điều tra chính xác nơi mà máu chảy ra”, bác sĩ Chapman-Davis nhấn mạnh.
3. Đau lưng
Các bác sĩ cảnh báo đau lưng có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy.
Bác sĩ Allyson Ocean cho biết: “Đau lưng, đặc biệt là đau lưng khiến ai đó thức giấc vào ban đêm, là một triệu chứng cổ điển.
Các triệu chứng phổ biến khác là sụt cân, đau bụng và vàng da (vàng mắt và da), hậu quả là khi khối u làm tắc nghẽn ống dẫn mật”.
4. Đầy hơi và đau bụng
Đầy hơi và đau không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đầy hơi và đau không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng.
Bác sĩ David Fishman cho biết: “Các triệu chứng ban đầu rất dễ bị bỏ qua và có thể bao gồm đầy hơi, đau bụng, nhanh no và đi tiểu thường xuyên.
“Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, chảy máu âm đạo bất thường, tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân, táo bón và đau lưng.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này trong hai tuần và chúng không bình thường đối với bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và nếu thích hợp, hãy yêu cầu xét nghiệm thêm để xem buồng trứng của bạn có bất thường hay không.
Các dấu hiệu có thể là vấn đề không liên quan đến ung thư nhưng được bác sĩ đánh giá sẽ rất tốt cho bạn”.
5. Ợ chua
Ợ chua mạn tính có thể là dấu hiệu của ung thư thực quản.
“Mọi người đều có thể bị ợ chua không thường xuyên. Nhưng một sự thay đổi đáng kể trong các triệu chứng trào ngược có thể là nguyên nhân đáng lo ngại”, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Felice Schnoll-Sussman cho biết.
“Nếu bạn có các triệu chứng trào ngược thường xuyên hơn so với trước đây, nếu các triệu chứng ngày càng trở nên tồi tệ hơn, hoặc chúng không được kiểm soát, hoặc nếu bạn bắt đầu gặp khó khăn, đau đớn hoặc thức ăn bị vướng khi nuốt…, bạn nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá”, bác sĩ Schnoll-Sussman khuyên, theo Eat This, Not That!
Vì sao người lạnh toát dù trời nóng?
Các bác sĩ lý giải về hiện tượng dù trời nóng nhưng nhiều người vẫn thấy lạnh toát.
Chị Ngô Quỳnh Nga (trú tại TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) tìm tới bác sĩ khám vì triệu chứng tê ở tay và đặc biệt thi thoảng thấy tim đập nhanh hơn kèm khó thở, vã mồ hôi, người lạnh toát. Ban đầu, chị Nga cho rằng đó là di chứng hậu COVID-19 nên ngại đến bệnh viện khám. Khi tình trạng ngày càng nặng hơn, có lúc dù thời tiết nóng người vẫn lạnh toát, thân nhiệt bị hạ chị mới đi khám.
Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ cho biết chị Nga không có bất thường về tim mạch nhưng đường huyết cao bất thường. Khi nghe bác sĩ nói nguyên nhân do đái tháo đường, chị Nga hơi bất ngờ bởi chị vốn gầy, ăn rất ít nên không nghĩ mình mắc bệnh đái tháo đường.
Nhiều người lạnh toát dù trời nóng. (Ảnh minh họa)
Trường hợp của bệnh nhân Tống Duy Ngôn (56 tuổi, trú tại Hà Nam) thì có biểu hiện khác. Ông Ngôn cho biết mình bị rối loạn đại tiện. Ông đã đi kiểm tra nhiều nơi nhưng không ra bệnh. Ban đầu bác sĩ chẩn đoán ruột kích thích nhưng tình trạng không giảm dù đã điều trị theo hướng ruột kích thích.
Kết quả chẩn đoán bác sĩ cho rằng ông bị rối loạn thần kinh thực vật. Bản thân ông Ngôn từng bị đột quỵ nên để lại di chứng như vậy.
Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Viết Thắng, khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, rối loạn thần kinh thực vật là trạng thái mất cân bằng hoạt động của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm, làm rối loạn hoạt động của các cơ quan do hệ thần kinh thực vật chỉ đạo và gây ra các triệu chứng đa dạng trên toàn hệ thống.
Hệ thần kinh thực vật (hay hệ thần kinh tự chủ) làm nhiệm vụ chi phối hoạt động của tất cả chức năng tự động trong cơ thể. Cụ thể, nó kết nối não bộ với hệ tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục và các tuyến tiết...
Hệ thần kinh thực vật cấu tạo gồm hệ thần kinh giao cảm (đóng vai trò kích thích hoạt động) và hệ thần kinh phó giao cảm (đóng vai trò ức chế hoạt động). Bình thường, hai hệ thống này luôn hoạt động cân bằng với nhau, đảm bảo cho các cơ quan làm việc chính xác và hiệu quả.
Theo bác sĩ Thắng, rối loạn thần kinh thực vật nguyên nhân là rối loạn về các chức năng nhưng nó cũng ảnh hưởng tới người bệnh như bệnh đái tháo đường, Parkinson, giai đoạn đầu của bệnh ung thư hoặc người điều trị hóa trị trong chữa bệnh ung thư cũng gây rối loạn thần kinh thực vật.
Căng thẳng, stress kéo dài sẽ tạo ra những áp lực trên hệ thần kinh, kích thích tăng tiết adre-naline và cor-tisone vào máu, dẫn tới rối loạn hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
Bênh rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng nhiều tới các cơ quan trong cơ thể. Người bệnh đến khám thường than phiền họ bị tê tay, tê chân. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có dấu hiệu tê ở ngực, bụng, tay chân và có triệu chứng về vận động. Người bệnh có thể đau mỏi cơ tay, cơ chân hoặc run tay, chân. Tim đập nhanh, hồi hộp, rối loạn tiểu tiện, đại tiện, thậm chí rối loạn cương ở nam giới.
Đối tượng dễ mắc bệnh này đó là người bị rối loạn về chức năng thần kinh như rối loạn lo âu, mất ngủ. Ngoài ra, những người bị đái tháo đường lâu ngày cũng có thể bị rối loạn thần kinh thực vật.
Khi bị rối loạn thần kinh thực vật bệnh nhân cần điều trị nguyên nhân chứ không phải là triệu chứng. Ví dụ nguyên nhân do đái tháo đường thì điều trị bệnh đái tháo đường thật tốt, kiểm soát đường huyết. Nếu điều trị ổn định bệnh lý là nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật thì các triệu chứng cũng giảm đi.
Để phòng bệnh, bác sĩ Thắng cho rằng bạn cần có cuộc sống vui vẻ và tập thể dục thể thao. Bạn có thể tham gia các lớp thể dục, thể thao, thiền, yoga. Cơ thể khỏe mạnh sẽ giảm nguy cơ mắc rối loạn thần kinh thực vật.
Chế độ ăn giàu protein ảnh hưởng đến bàng quang như thế nào? Chế độ ăn giàu protein mang lại nhiều lợi ích cho những người muốn giảm cân hoặc đang tập luyện để tăng cơ. Dù vậy, việc duy trì chế độ ăn này trong thời gian dài lại không tốt cho hệ tiết niệu, trong đó có bàng quang. Trong chế độ ăn giàu protein, khoảng 30 đến 50% lượng calo hằng ngày sẽ...