5 dấu hiệu trong kỳ kinh nguyệt ‘nhắn nhủ’ cơ thể chị em đang có vấn đề về sức khỏe
Nếu chú ý đến những triệu chứng xảy ra trong thơi ky đen đo, ban sẽ biết phân nao về tình hình sức khỏe của mình.
Nếu lượng máu thoát ra trong kỳ kinh nguyệt của bạn nhiều hơn bình thường và bạn đang phải tìm cách để ngăn tình trạng này thì đây có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung. Khi kinh nguyệt ra quá nhiều cân phải tới gặp bác sĩ phụ khoa đê thăm khám kịp thời.
Kinh nguyệt ra ít cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bất thường trong cơ thể nữ giới. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do áp lực tâm lý, mắc chứng rối loạn nội tiết tố, các bệnh lý tại tử cung và buồng trứng. Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, học tập và làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
Nếu bạn có kinh nguyệt bất thường, không đêu hoăc qua thưa thơt thì có thê bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang hay gặp vấn đề với tuyến giáp. Để phát hiện bệnh sớm và có hướng chữa trị bệnh nên đi khám phụ khoa định kỳ.
Video đang HOT
Điều này thực sự có thể là dấu hiệu bạn cần chú ý. Đầu tiên bạn cần phải loại trừ khả năng mang thai và sau đó hãy đánh giá mức độ stress của minh. Giảm cân bất thường và cảm thấy stress có thể ngăn chặn chu kỳ rụng trứng. Tư đo cân phai co lich hoc tâp va nghi ngơi, lam viêc hơp ly.
5. Chuột rút trong ngày đèn đỏ
Những cơn chuột rút xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt có thể cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm. Bạn có thể đang mắc một số bệnh như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng,… Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.
Kỳ "rớt dâu" vừa trôi qua, bạn đừng vội làm ngay 5 việc nếu không muốn tử cung gặp vấn đề
Cứ tưởng chỉ cần kiêng khem một số thứ trong ngày đèn đỏ nhưng sau khi kết thúc, con gái cũng nên nắm rõ những điều sau để tránh làm tổn thương vùng kín của mình.
Kinh nguyệt có tác động không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của phái nữ. Thế nên, dù kinh nguyệt luôn đem lại cảm giác phiền phức thì bạn vẫn nên chú trọng tới khoảng thời gian này mỗi tháng.
Trong kỳ "đèn đỏ", để giảm bớt cảm giác đau đớn, các chị em thường mách nhau những cách kiêng khem như không mặc đồ bó sát, hạn chế ăn ngọt, không vận động mạnh... Tuy nhiên, bạn đừng chỉ nên kiêng cữ trong ngày hành kinh mà còn cần chú ý tới cả khoảng thời gian sau khi hết kỳ kinh để tránh gặp phải những vấn đề nghiêm trọng ở tử cung.
Dưới đây là một số việc không nên làm ngay khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.
Ăn uống đồ lạnh
Con gái thường được khuyên nên tránh ăn các loại thực phẩm lạnh trong kỳ kinh nguyệt nên sau khi kết thúc kỳ kinh, họ liền nhanh chóng tìm đến các món ăn lạnh như kem, nước đá... để thỏa mãn cơn thèm.
Vậy nhưng, việc ăn đồ lạnh khi vừa hết kinh nguyệt cũng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho tử cung. Do đó, dù thèm đến mấy thì bạn cũng nên đợi sau khoảng vài ngày mới dùng đồ lạnh nhé!
Quan hệ tình dục
Các chuyên gia vẫn thường khuyên rằng chúng ta không nên quan hệ trong thời kỳ "đèn đỏ" vì đây là lúc tử cung ở trạng thái mở, dễ gây viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra, sau khi hết kỳ kinh nguyệt, phái nữ cũng không nên quan hệ ngay bởi thời điểm này, các lớp biểu bì vừa bị bong tróc do cọ xát. Dù không còn chảy máu nữa nhưng nó vẫn chưa thực sự hồi phục và tái tạo hoàn toàn.
Nếu cố tình quan hệ tình dục sau kỳ "đèn đỏ", con gái có thể phải đối mặt với nguy cơ viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu... nên tốt nhất hãy đợi khoảng 3 ngày sau khi hết kinh nguyệt.
Vận động mạnh
Thường thì sau khi hết kinh nguyệt, nội mạc tử cung của phái nữ sẽ chưa thể hồi phục hoàn toàn. Vì thế, nếu vận động mạnh sau thời kỳ này thì nguy cơ cao bạn có thể bị xuất huyết tử cung. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến toàn bộ chu kỳ kinh nguyệt mà còn dễ gây viêm nhiễm.
Sau kỳ kinh nguyệt, bạn vẫn có thể vận động nhưng nên chọn những bài tập nhẹ như yoga, ngồi thiền...
Đi khám phụ khoa
Để không gây ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra thì tốt nhất bạn nên đặt lịch đi khám phụ khoa sau 3 - 7 ngày kết thúc kỳ kinh nguyệt. Bởi đây là thời điểm cổ tử cung mềm hơn, từ đó sẽ giảm bớt khó chịu và giúp bác sĩ dễ lấy dịch âm đạo hơn.
Đi kiểm tra ngực
Nghe không liên quan lắm nhưng trong ngày đèn đỏ, các cô gái thường có cảm giác đau tức ngực, thậm chí sờ vào còn thấy cục sần bên trong. Thế nên, việc đi kiểm tra ngực trong giai đoạn này sẽ khiến các bác sĩ khó phân biệt giữa tăng sản lành tính với khối u nhỏ.
Thời điểm đi khám ngực tốt nhất là 1 tuần sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt. Đây là lúc các estrogen đã trở lại mức ban đầu, ngực cũng trở lại bình thường, mềm hơn, hiện tượng đau, căng cứng không còn nữa và các nốt tăng sản cũng giảm hoặc không còn tồn tại.
Source (Nguồn): Sohu
Theo Helino
Dùng băng vệ sinh cần tránh 5 điều để không làm vùng kín bị tổn hại Băng vệ sinh là thứ không thể thiếu trong mỗi kỳ "rớt dâu" của phái nữ nên việc dùng chúng như thế nào để tránh làm tổn hại tới "cô bé" luôn là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Lười thay băng vệ sinh Đa phần, lượng kinh nguyệt sẽ tiết ra nhiều khoảng 3 ngày đầu hành kinh, sau đó...