5 dấu hiệu ở răng miệng cảnh báo bạn nên gặp bác sĩ ngay
Sâu răng, nhức răng hay sưng nướu là những vấn đề răng miệng rất phổ biến. Trong một số trường hợp, người mắc không được chủ quan vì bệnh đang nặng hơn mức bình thường, cần phải đến nha sĩ ngay.
Nướu bị sưng đỏ hoặc chảy máu khi đánh răng, khi ăn thì cần phải gặp nha sĩ ngay – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nướu viêm đỏ, chảy máu
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nướu bị sưng đỏ hoặc chảy máu khi đánh răng, khi ăn thì cần phải gặp nha sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị trước khi bệnh tiến triển nặng, theo Reader’s Digest.
Với viêm nướu, khi bệnh còn nhẹ thì nha sĩ có thể vệ sinh nướu và điều trị dễ dàng. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng thì có thể phải phẫu thuật.
Ngoài ra, sưng nướu đôi khi là triệu chứng cảnh báo một số vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường loại 2, bệnh bạch cầu hoặc thậm chí là ung thư, các chuyên gia cho biết.
Mủ trong răng, nướu là một triệu chứng khác cần phải được điều trị ngay. Đây là dấu hiệu rõ ràng của nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan rộng và gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Trong trường hợp xấu, vi khuẩn gây nhiễm trùng ở răng nướu có thể lây đến não và làm tử vong. Viêm nhiễm ở răng nướu không được điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Dùng kháng sinh, dẫn lưu mủ hoặc lấy tủy răng có thể giúp điều trị hiệu quả nhiễm trùng răng nướu, theo Reader’s Digets.
Tê răng
Cảm giác tê ở răng hoặc răng mất cảm giác đều là những dấu hiệu cần phải đến nha sĩ khám ngay. Với trường hợp tê răng, nha sĩ có thể sẽ cân nhắc có lấy tủy răng hay không. Vì khi răng bị nứt hoặc sâu nhiều, dây thần kinh có thể đã chết và gây ra cảm giác tê.
Ngoài ra, nghiến răng hay cắn phải vật gì cứng sẽ làm răng bị tổn thương. Nếu tổn thương nặng đến mức làm ngăn cản máu đưa dinh dưỡng đến nuôi răng thì sẽ gây cảm giác tê, theo Reader’s Digets.
Hàm sưng
Không chỉ răng nướu mà các vấn đề về hàm cũng cần phải được điều trị ngay. Người bệnh không nên chủ quan nếu bị sưng hàm, cứng hàm, khó mở hoặc đóng miệng. Khi mắc bệnh, họ cần phải tìm đến nha sĩ để được điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Sưng hàm có thể là triệu chứng răng đang bị nhiễm trùng, bị u nang trong nướu hoặc thậm chí là một khối u.
Đau miệng quá 14 ngày
Đau miệng là tình trạng hết sức bình thường và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu vết sưng lạ bị đau, cơn đau lan ra xung quanh và kéo dài trên 14 ngày thì cần phải đến gặp nha sĩ để kiểm tra răng miệng. Thậm chí, đây có thể là dấu hiệu của ung thư miệng, theo Reader’s Digets.
[ẢNH] Những đặc điểm của cha mẹ dễ di truyền cho con cái
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những đặc trưng trên cơ thể như mí mắt, lúm đồng tiền, cân nặng, mụn trứng cá hay khả năng đặc biệt... là những yếu tố dễ di truyền từ bố mẹ sang con cái.
Theo các nghiên cứu khoa học, cằm của em bé thường được di truyền nếu bố hoặc mẹ có cằm đặc biệt
Ví dụ, nếu bố hoặc mẹ có cằm lớn hoặc cằm lẽm... thì không ngoại lệ em bé cũng sẽ được thừa hưởng cấu tạo cằm như vậy
Mí mắt cũng là yếu tố được di truyền tuyệt đối
Điều đặc biệt là mí mắt của người cha hầu hết sẽ được di truyền cho con cái của họ, thậm chí nhiều em bé khi mới sinh ra chưa có những điểm giống hoàn toàn với mí mắt bố nhưng theo thời gian sẽ thay đổi và được di truyền yếu tố này
Các nghiên cứu chỉ ra, hầu hết các trường hợp bị hói đầu là theo gen di truyền
Theo đó, nếu người cha bị hói thì nguy cơ con trai bị hói lên tới 50% và thậm chí nếu người cha không bị nhưng ông nội bị hói thì nguy cơ này vẫn chiếm 25%
Mụn trứng cá cũng là yếu tố di truyền cho cả bé trai và bé gái
Nếu cả bố và mẹ đều bị mụn trứng cá thì nguy cơ em bé sau này sinh ra sẽ bị mụn cao gấp 20 lần so với những gia đình không có tiền sử mắc triệu chứng này
Bên cạnh các yếu tố như tóc, da hay mắt, thì tình trạng răng miệng của con cái cũng sẽ được di truyền từ người cha hay mẹ, trong đó gen của cha vẫn chiếm ưu thế
Gen di truyền về răng miệng từ cha luôn trội hơn so với mẹ bao gồm các đặc điểm hình dạng và kích thước răng. Do vậy, nếu người cha có vấn đề về răng miệng thì con cái anh ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ, nếu người cha có hàm răng thưa, không cân đối hoặc răng vẩu... thì người con sẽ gặp vấn đề tương tự
Tuổi thọ cũng là một yếu tố di truyền. Nếu những người trong gia đình (ông bà, bố mẹ) có tuổi thọ trung bình cao thì con cái mà họ sinh ra cũng sẽ được thừa hưởng đặc trưng như thế này
Tuy nhiên, tuổi thọ mỗi người dài hay ngắn còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố khác ngoài di truyền như: môi trường sống, thói quen ăn uống, điều kiện làm việc...
Cân nặng: Theo nghiên cứu, nếu cơ thể đời cha mẹ thuộc loại dễ béo, con cái cũng dễ có thân hình tương tự
Cụ thể, nếu chỉ một người, bố hoặc mẹ béo, tỷ lệ sinh con dễ béo là 30%. Nếu cả hai cùng béo, tỷ lệ này là 50-60%. Do đó, cần đặc biệt lưu ý chế độ dinh dưỡng cho những trẻ thuộc loại dễ béo này
Má lúm đồng tiền thuộc gen trội và rất dễ di truyền từ bố mẹ sang con cái
Vì vậy, nếu ít nhất một trong hai cha mẹ có lúm đồng tiền, thì đứa trẻ cũng sẽ có lúm đồng tiền
Bệnh máu khó đông truyền từ mẹ sang con trai khi mẹ có nhiễm sắc thể X với gen bệnh
Nguyên nhân là do, bé trai chỉ có một nhiễm sắc thể X, không có gì để bù đắp gen đột biến nên sẽ phát triển bệnh
Những khả năng đặc biệt: chơi đàn, hát, múa, kinh doanh... của cha mẹ cũng có thể di truyền cho đời con cái
Tuy nhiên, để trẻ em có thể kế thừa và phát huy tốt những khả năng đặc biệt từ cha mẹ, các bậc phụ huynh cần biết khai thác và cùng trẻ phát triển những năng lực ấy
Hạn chế bệnh răng miệng Mắc bệnh về răng miệng là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, ăn uống ra sao để hạn chế mắc bệnh về răng miệng lại không được mấy người lưu tâm. Ảnh minh họa. Theo các bác sĩ Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt trung ương, người nội trợ có thể lên thực đơn cho bữa ăn hằng ngày rất đơn...