5 dấu hiệu nhận biết sớm táo bón ở trẻ
Biếng ăn, quấy khóc, đi ngoài lâu… là dấu hiệu giúp mẹ phát hiện sớm tình trạng táo bón ở trẻ, từ đó giảm biến chứng có thể xảy ra.
Theo số liệu từ Bệnh viện Nhi Đồng 1, có khoảng 10% trẻ em bị táo bón, 30% trẻ có tình trạng nghiêm trọng cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Táo bón thường xuyên gặp phải ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chúng thường không biểu hiện rõ ràng, nếu kéo dài lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như suy dinh dưỡng, khó chịu khi ăn uống hay vui chơi,…
Do đó, việc mẹ luôn quan sát, kịp thời phát hiện sẽ giúp ngăn chặn táo bón nhanh chóng, bảo vệ sức khỏe cho bé tốt hơn. Dưới đây là 4 dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng trạng sức khỏe ở trẻ.
Đi tiêu ít hơn
Theo Mayo Clinic – một trung tâm y tế học phi lợi nhuận của Mỹ, các dấu hiệu, triệu chứng của táo bón ở trẻ em có thể bao gồm đi tiêu ít hơn ba lần một tuần, thời gian đi ngoài dài hơn. Mẹ hãy quan sát thật kỹ, ghi chép lại để sớm phát hiện, trị dứt điểm. Thông tin mang tính chất tham khảo bởi số lần đi ngoài có thể phụ thuộc vào cơ địa, độ tuổi, lượng thức ăn trong ngày. Thông thường, số lần đi tiêu của trẻ khỏe mạnh sẽ dao động như sau:
- Trong tuần đầu tiên của cuộc đời: trung bình 4 đến 8 lần mỗi ngày.
- Trong những tháng đầu đời: dao động khoảng 3 lần mỗi ngày.
- Đến 2 tuổi: số lần đi ngoài đã giảm xuống 2 lần mỗi ngày.
- Từ 3 tuổi trở lên: trẻ đi ngoài ít nhất 3 lần mỗi tuần.
Trẻ ít đi ngoài là triệu chứng báo hiệu tình trạng táo bón. Ảnh: S hutterstock.
Thường xuyên quấy khóc
Vì còn nhỏ nên bé yêu chưa thể nói rõ ràng cho mẹ biết tình trạng cơ thể của mình. Do đó, khi bị táo bón, trẻ sẽ thường quấy khóc để thể hiện sự khó chịu và khiến mẹ chú ý đến. Với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, tiếng khóc chính là một trong những cách giao tiếp với bố mẹ.
Biếng ăn vô cớ
Khi gặp trường hợp trẻ quấy khóc liên tục và không hợp tác trong việc ăn uống, mẹ đừng vội la mắng. Thay vào đó, phụ huynh hãy hiểu rằng đây rất có thể là biểu hiện của việc đang bị táo bón. Khi bị táo bón, lượng thức ăn không được tiêu hóa, thải ra ngoài, khiến trẻ khó chịu, nên sẽ quấy khóc, không chịu ăn uống. Tình trạng này nếu kéo dài dễ dẫn đến chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, còi xương.
Video đang HOT
Táo bón là tình trạng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Ảnh: 123rf.com
Chướng bụng, khó tiêu
Thức ăn không được tiêu hóa hết, bị dồn ứ trong đường ruột của trẻ, gây hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Lúc này, mẹ có thể dùng tay để thử kiểm tra, nếu thấy bụng trẻ cứng hơn bình thường, khi ấn vào bị đau, rất có thể trẻ bị táo bón.
Khó khăn mỗi lần đi ngoài
Nếu mẹ quan sát thấy trẻ có những biểu hiện sau mỗi khi đi ngoài như: nhăn nhó, khó chịu, căng thẳng; mặt đỏ bừng lên, vã mồ hôi; gồng mình, khóc to vì đau rát, rặn khó khăn thì khả năng cao là trẻ táo bón.
Trẻ bị táo bón thường có phân khô, cứng, vón cục, nên bé không thể dễ dàng tống đẩy phân ra ngoài, điều này có thể gây tổn thương vùng hậu môn. Trường hợp nặng nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây chảy máu, kéo dài có thể gây bệnh trĩ.
Quan sát biểu hiện đi ngoài của bé giúp mẹ nhận biết táo bón sớm hơn. Ảnh: S hutterstock.
Mẹ nên làm gì khi trẻ táo bón ?
Từ việc quan sát những dấu hiệu trên, mẹ có thể nhận định được bé có đang bị táo bón hay không. Nếu có, phụ huynh cũng đừng quá lo lắng. Một số giải pháp hữu ích sau sẽ giúp mẹ xử lý tình trạng ở trẻ.
- Trấn an và vỗ về để trẻ cảm thấy thoải mái hơn, đặc biệt là trong quá trình trẻ đang đi ngoài. Mẹ có thể cho trẻ ngâm chân vào nước ấm 5-10 phút, để kích thích đi ngoài dễ dàng.
- Xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ từ 3-5 phút sau khi cho bé bú.
- Xem xét kỹ chế độ ăn để kịp thời điều chỉnh, nên bổ sung nhiều chất xơ, rau củ vào khẩu phần ăn của trẻ, để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa: do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện dễ dẫn đến thiếu hụt lợi khuẩn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón thường thấy ở trẻ. Để bổ sung lợi khuẩn cho trẻ, mẹ có thể ưu tiên chọn những loại sữa mát cho bé dùng thêm, giúp bé tiêu hóa dễ dàng, tránh táo bón.
Mùa nắng nóng, uống nước thế nào là đúng?
Mùa hè nắng nóng, cơ thể mất nước và các chất điện giải qua mồ hôi, lượng mồ hôi bài tiết rất lớn và thậm 3 lít/giờ, có thể gây ra những rối loạn do thiếu nước và điện giải.
Trong mồ hôi, thành phần chính là nước chiếm 98%, 2% là muối (natri) và sản phẩm chuyển hóa. khi cơ thể mất nước sẽ gây ra các rối loạn chuyển hóa, kém hấp thu, biểu hiện khô miệng (khát nước), nước bọt quánh, hạ huyết áp, mạch nhanh, tiểu ít dẫn đến ăn không ngon, khó nuốt, chán ăn. trẻ em thì ăn không tiêu, thường nôn trớ, táo bón, biếng ăn.
Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết cho cơ thể con người. Nước chiếm tới 60-70% trọng lượng cơ thể. Ở bào thai, trẻ em tỷ lệ này còn cao hơn nữa. Người trưởng thành bình thường nặng 50kg, chứa tới 29 - 32kg nước. Con người có thể nhịn ăn một vài ngày, thậm chí một vài tuần, nhưng không thể thiếu nước. Một người chỉ cần mất 5 - 10% nước thì coi như mất nước trầm trọng, khi mất đến 15 - 20% là hết hy vọng cứu chữa.
Nhu câu nươc hăng ngày của môi ngươi không hoàn toàn giông nhau
Nhu cầu nước hàng ngày
Mỗi ngày, người trưởng thành cần 35g nước cho 1 kg thể trọng. Nhu cầu nước của trẻ em cao gấp 3 - 4 lần. Trung bình mỗi người cần 6 - 8 cốc nước/ngày (tương đương 1,5 lít). Nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống. Nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể còn t ùy theo thời tiết, điều kiện sinh hoạt, tình trạng lao động, tình trạng sinh lý,..
Người càng cao tuổi lượng nước trong cơ thể càng ít. Ở trẻ sơ sinh lượng nước chiếm 75 - 80% cân nặng, nhưng người ở 60 -70 tuổi lượng nước chỉ chiếm 50% trọng lượng.
Nhu cầu nước theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Trung ương:
Theo cân nặng, tuổi với trẻ vị thành niên (10-18) tuổi nhu cầu nước là 40 ml/kg; từ 19 đến 30 tuổi hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40 ml/ kg; từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35 ml/kg, người trưởng thành trên 55 tuổi nhu cầu nước là 30 ml/kg.
Theo cân nặng: Trẻ em từ 1-10 kg nhu cầu nước là 100 ml/kg; trẻ em từ 11 - 20 kg nhu cầu nước là: 1.000 ml 50 ml cho mỗi 10 kg cân nặng tăng lên; trẻ em từ 21 kg trở lên nhu cầu nước là: 1.500 ml 20 ml/kg cho mỗi 20 kg cân nặng tăng lên.
Người trưởng thành trên 50 tuổi nhu cầu nước thêm 15 ml/ kg cho mỗi 20 kg cân nặng tăng lên.
Ngoài cung câp nươc, nươc ép hoa quả còn cung câp thêm nhiêu thành phân dinh dương có lơi cho sưc khỏe nhưng cũng cân chú ý khi sư dụng
Uống nước đúng cách
Trong điều kiện bình thường, chuyển hóa nước được điều hòa chặt chẽ, số lượng nước đưa vào hàng ngày luôn cân bằng với số lượng nước bài tiết ra khỏi cơ thể. Cân bằng này khiến trọng lượng cơ thể của người trưởng thành luôn ổn định trong một thời gian dài. Khi thời tiết nắng nóng cần thường xuyên bổ sung nước, tránh để thiếu nước đến khi có biểu hiện khô miệng, nước bọt quánh. Không nên uống nhiều một lúc các loại nước uống như: nước hoa quả, nước rau, nước OSEROL, nước có pha thêm chút muối,..
Uống quá nhiều nước một lúc không tốt cho sức khỏe: Nước trong cơ thể bài tiết ra ngoài, thành phần chính là nước và một số chất điện giải như natri, kali được hòa tan trong nước. Khi bổ sung nước vào cơ thể quá nhiều trong một thời gian ngắn, cảm giác khát không giảm thậm chí còn cảm giác khát hơn. Uống nhiều nước khiến mồ hôi bài tiết nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn vì mất nhiều chất điện giải. Uống nước càng chậm càng tốt, chia nhỏ lượng nước cần uống, sẽ giảm cơn khát tốt hơn.
Khi khát, nhiều người chọn uống nước đá, nước lạnh nhằm giải tỏa cơn khát, giải pháp này thực sự không tốt cho sức khỏe. Khi thời tiết nóng, uống nước đá nước lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn so với thân nhiệt, uống nước đá dễ dẫn đến bị viêm họng, những người bị sâu răng sẽ bị đau nhức, tê buốt. Nước uống phù hợp nhất là những loại nước để ở môi trường tự nhiên, nó phù hợp với nhiệt độ cơ thể.
Lựa chọn nước uống phù hợp
Bổ sung nước trong mùa nắng nóng vừa đảm bảo đủ nước và tăng cường cho sức khỏe cho cơ thể. Các loại nước được chế biến rất đơn giản từ rau xanh, hoa quả và rất nhiều các loại khác tùy theo sở thích của mỗi người, để bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, các chất chống oxy hóa,...
Một số loại nước thông dụng như
Chè xanh: Các nghiên cứu gần đây nhất đều khẳng định chè xanh là một thức uống rất có giá trị. Chè xanh là nguồn tốt nhất cung cấp nhiều loại flavonoid chống oxy hóa, fluor, nhiều vitamin. Nhiều bằng chứng cho thấy uống nước chè xanh có thể phòng ngừa nhiều loại ung thư, bệnh tim mạch, sỏi thận, sâu răng... Chú ý, trà thường uống vào buổi sáng, buổi trưa. Không nên uống vào buổi tối kích thích thần kinh, gây mất ngủ.
Nước dừa: Nước dừa là một trong nhiều loại nước uống giải khát thông dụng, cung cấp nhiều kali và các chất khoáng, sử dụng thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe. Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, nhiệt miệng, nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước.
Nươc dưa là loại nươc uông thông dụng đươc nhiêu ngươi lưa chọn trong thơi tiêt năng nóng
Nước cam, nước chanh: Nước cam, nước chanh cung cấp vitamin C, vitamin A, E,...giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch. Vì vậy, nhiều người lựa chọn uống nước cam, chanh để tăng cường sức đề kháng, chống lại dịch bệnh hiện nay là rất tốt. Ngoài cam, chanh, các loại quả khác cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: bưởi, đu đủ, xoài, dưa hấu, cà rốt,...
Nước râu ngô: Nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu, thải độc cho cơ thể nên tốt cho người cao huyết áp, bệnh thận, giảm cân. Nước râu ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho việc kích thích loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thế, tăng cường chức năng gan, chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Nước rau má: Rau má là loại rau rất thông dụng vừa để ăn và chế biến nước giải khát, rau má cung cấp nhiều vitamin A, C, E,...chất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Rau má rửa sạch có thể ăn sống , xay nhuyễn lấy nước hoặc dùng để nấu canh trong bữa cơm hàng ngày.
Nước cà rốt: Cà rốt có chứa nhiều glucoza, lecithin, caroten, dầu thực vật, muối kali, magiê, sắt, caxi... Cà rốt nhiều carotene, khi vào cơ thể nó được chuyển hóa thành vitamin A rất cần cho sự phát triển của cơ thể, giúp sáng mắt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ cho da dẻ mịn màng.
Nhu cầu nước theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Trung ương:
* Theo cân nặng, tuổi với trẻ vị thành niên (10-18) tuổi nhu cầu nước là 40 ml/kg; từ 19 đến 30 tuổi hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40 ml/kg; từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35 ml/kg, người trưởng thành trên 55 tuổi nhu cầu nước là 30 ml/kg.
* Theo cân nặng: trẻ em từ 1-10kg nhu cầu nước là 100 ml/kg; trẻ em từ 11 - 20kg nhu cầu nước là: 1.000 ml 50ml cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên; trẻ em từ 21kg trở lên nhu cầu nước là: 1.500 ml 20 ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.
* Người trưởng thành trên 50 tuổi nhu cầu nước thêm 15 ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.
Sữa chua hay váng sữa tốt hơn cho trẻ nhỏ? Váng sữa và sữa chua đều rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Để sử dụng hiệu quả những loại thực phẩm này, các mẹ nên tìm hiểu kỹ về công dụng của chúng và lựa chọn phù hợp với tình hình sức khỏe của từng bé. Lợi ích của sữa chua và váng sữa Sữa chua được tạo thành nhờ...