5 dấu hiệu KHÔNG HỀ ĐAU, dễ bị bỏ qua nhưng lại cảnh báo cơ thể đang kêu cứu mắc ung thư giai đoạn đầu
Ai cũng nghĩ mắc ung thư thì sẽ gây đau nhưng ở giai đoạn đầu, dấu hiệu của ung thư sẽ không hề đau vì vậy rất khó phát biết.
Những căn bệnh về thể chất, đặc biệt là ung thư, thường không xuất hiện đột ngột mà có liên quan đến thói quen sinh hoạt không lành mạnh của chúng ta.
Khi nói đến ung thư, người ta sẽ sợ hãi cho rằng đó là án tử, rơi vào ai thì người đó chịu. Xong thực tế, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới: 1/3 số bệnh ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa được, 1/3 số bệnh ung thư có thể chữa khỏi nhờ phát hiện sớm và 1/3 số bệnh ung thư có thể điều trị bằng các biện pháp y tế để kéo dài sự sống và giảm đau.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: Bệnh nhân ung thư gan tiến triển từ tế bào gan bình thường, sau đó tăng sinh bất thường, xuất hiện các tổn thương tiền ung thư rồi mới gây ung thư gan, quá trình này có thể kéo dài đến 10 – 20 năm. Trong khoảng thời gian này, nếu như bệnh nhân có thể phát hiện các tổn thương ung thư, họ có thể đi khám và điều trị kịp thời, có thể chữa lành hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư gan.
Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là hiểu đúng về bệnh ung thư, hiểu những dấu hiệu cảnh báo sớm của cơ thể, từ đó phòng và chữa bệnh một cách khoa học.
Ung thư vì sao hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu?
Hầu hết các bệnh ung thư đều không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, thậm chí nếu có biểu hiện thì chúng rất nhẹ và dễ bị bỏ qua, tại sao vậy?
Bởi vì lúc này khối u còn nhỏ nên mức độ tổn thương đối với cơ thể con người cũng rất nhỏ. Hơn nữa ở giai đoạn này, khối u ấy phải “đối đầu” với các hệ miễn dịch, hai bên cố gắng để duy trì trạng thái ổn định nên không biểu hiện các triệu chứng như đau dữ dội.
Ngược lại, khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu đau thì nghĩa là miễn dịch của con người đã “thua trận”, tế bào ung thư thoát khỏi sự kiềm chế của hệ thống miễn dịch và bắt đầu tấn công các cơ quan khác.
5 dấu hiệu KHÔNG HỀ ĐAU của bệnh ung thư
Không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư, nhưng không có nghĩa là cơ thể chúng ta không phát ra tín hiệu nguy hiểm. Các tế bào miễn dịch của con người cực kỳ nhạy cảm. Khi có tế bào đột biến, nó sẽ có một phản ứng bất thường nhẹ, nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Hãy cảnh giác với 5 tín hiệu sau đây của cơ thể.
1. Chảy máu không thể giải thích được
Ngoại trừ thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, việc chảy máu đột ngột ở bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể đều là biểu hiện bất thường, có khả năng là tín hiệu cảnh báo sớm các khối u trên cơ thể. Chảy máu thường gặp nhất là chảy máu mũi, ho ra máu và lẫn máu trong phân… có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư đại trực tràng…
Video đang HOT
2. Sốt liên tục
Sốt là phản ứng của các tế bào của con người đối với các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Thông thường, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ gây ra sốt nhưng sẽ không kéo dài quá lâu. Nếu sốt tiếp tục kéo dài hơn một tuần, thì bạn phải xem xét các bệnh khác ngoài cảm lạnh. Hầu hết bệnh ung thư giai đoạn đầu đều có triệu chứng sốt, chủ yếu là sốt nhẹ kéo dài 37 đến 38 độ C, đi kèm cảm giác mệt mỏi, cơ thể yếu ớt.
3. Giảm cân không rõ lý do
Nếu bạn không cố tình giảm cân mà cân nặng vẫn sụt nhanh trong thời gian ngắn thì có nghĩa là chức năng cơ thể đang có vấn đề, có thể là do khối u ác tính gây nên, và bạn cần đi khám kịp thời.
4. Xuất hiện các cục u bất thường
Các cục u bất thường xuất hiện trên cơ thể là đặc điểm rõ ràng nhất mà hầu hết các khối u có thể biểu hiện trong giai đoạn đầu. Khi các cục u dai dẳng hoặc tăng nhanh trên bề mặt của cơ thể, ví dụ như cục u bất thường trên vú, trên cổ, không đối xứng hai bên và có dấu hiệu lớn dần thì tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra thêm.
5. Khó nuốt và khó tiêu
Nếu thời gian gần đây, bạn cảm thấy khó nuốt, cổ họng vướng víu mà không liên quan đến chứng cảm cúm hay viêm họng nào thì nên đi khám thực quản sớm vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản. Ngoài ra, khi ăn uống ở chế độ bình thường mà bạn vẫn thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác đau ở rốn, bụng thì rất có thể bạn đã mắc bệnh dạ dày hay xuất hiện khối u nào đó ở hệ thống tiêu hóa.
Chúng ta nên làm gì để phòng chống bệnh ung thư?
Ung thư ở giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng gì khiến nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối khiến bệnh khó điều trị, rút ngắn thời gian sống.
Bác sĩ đề nghị những người trên 40 tuổi nên khám sức khỏe để phòng ngừa ung thư hàng năm. Khác với khám sức khỏe thông thường, cần thực hiện tầm soát khối u tương ứng tùy theo tình trạng cá nhân mỗi người bao gồm:
- Yếu tố giới tính
Phụ nữ tập trung vào tầm soát ung thư cổ tử cung, tầm soát ung thư vú, khám tử cung, buồng trứng và các khám phụ khoa khác. Trọng tâm của việc tầm soát phòng chống ung thư cho nam giới là tầm soát ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, tuyến tụy, tinh hoàn…
- Yếu tố nghề nghiệp
Các khối u sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Những người ở những khu vực ô nhiễm nặng, và một số nhóm nghề nghiệp có nguy cơ cao cần phải khám sức khỏe chống ung thư thường xuyên.
- Yếu tố di truyền
Một số loại ung thư do gen di truyền, nếu trong gia đình có nhiều thế hệ mắc cùng một bệnh ung thư thì cần khám sức khỏe tổng quát định kỳ và tầm soát loại ung thư đó.
Theo cuốn sách “Dấu vết ung thư” do Viện Ung thư Hoa Kỳ xuất bản, 77% trường hợp ung thư là do lối sống, trong đó di truyền chiếm 14% và môi trường chiếm 9%. Nói cách khác, sự xuất hiện của hầu hết các khối u có liên quan mật thiết đến lối sống không lành mạnh của chúng ta. Trong cuộc sống, điều chúng ta có thể làm là đi ngủ sớm và dậy sớm, không hút thuốc, ít uống rượu, tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều rau quả để kiểm soát cân nặng, béo phì có thể gây ra nhiều bệnh, trong đó có khối u.
5 vị trí cơ thể này nếu bất ngờ chảy máu thì coi chừng bạn đã mắc ung thư từ lâu mà không biết
Dấu hiệu của ung thư đôi khi không phải là đau, sốt mà là chảy máu từ những vị trí quen thuộc dưới đây.
Thông thường, chảy máu sẽ xảy ra khi con người bị chấn thương, số lượng máu chảy nhiều hay ít tùy vào từng thời điểm. Bên cạnh đó, các dạng chảy máu khác cũng vô cùng phổ biến như chảy máu mũi, chảy máu răng... xuất hiện do thời tiết, do ăn uống. Vì vậy, khi cơ thể bị chảy máu do khối u ác tính xảy ra, nhiều người thường nghĩ là bệnh vặt và không kịp thời đi khám.
Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu bỗng dưng thấy những bộ phận cơ thể dưới đây chảy máu, đó có thể là hồi chuông cảnh báo cho thấy tín hiệu của bệnh ung thư.
Cụ thể là:
1. Chảy máu mũi: Ung thư vòm họng
Đây là một trong những triệu chứng sớm nhất của ung thư vòm họng, nước mũi chủ yếu chảy ra từ một bên có kèm theo máu. Hầu hết bệnh nhân thường nuốt nước mũi và nhổ ra theo đường miệng vì vậy khiến nước mũi kèm theo máu dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua. Giai đoạn cuối có thể gây chảy máu liên tục.
Nếu bản thân thấy nước mũi có lẫn máu, đi kèm triệu chứng nghẹt mũi một bên, ù tai thì nên cẩn trọng khối u vòm họng, cần đến bệnh viện chuyên khoa để khám.
2. Ho ra máu: Ung thư phổi
Đau tức ngực, ho, sốt dai dẳng,... là những biểu hiện ban đầu thường gặp của bệnh ung thư phổi, ngoài ra người bệnh còn có triệu chứng rất dễ nhận biết là ho ra máu. Ho ra máu của ung thư phổi là tình trạng máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, trào, ộc ra ngoài theo đường miệng, mũi. Lý do chủ yếu là khi khối u to lên sẽ kích thích nhu cầu ho. Khi khối u vỡ ra sẽ xuất hiện hiện tượng ho ra máu.
Ho ra máu của ung thư phổi là tình trạng máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, trào, ộc ra ngoài theo đường miệng, mũi.
Bệnh nhân ho ra máu lúc đầu màu đỏ tươi, có bọt lẫn đờm, sau đó chuyển dần sang sẫm màu. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được làm các thăm dò chẩn đoán và điều trị sớm ở bệnh viện.
3. Máu trong phân: Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng rất có thể bị chẩn đoán nhầm thành bệnh nứt hậu môn, bệnh trĩ hoặc viêm ruột, bởi tất cả đều có thể xuất hiện máu trong phân, điều này có thể gây trì hoãn tình trạng bệnh.
Bệnh nhân mắc ung thư trực tràng sẽ có dấu hiệu đại tiện kèm máu đỏ, lẫn bên trong phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.
Bệnh nhân mắc ung thư trực tràng sẽ có dấu hiệu đại tiện kèm máu đỏ, lẫn bên trong phân.
Người bệnh thường dễ nhầm lẫn bệnh trĩ với ung thư trực tràng, tuy nhiên đại tiện ra máu do trĩ thường là máu tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với dịch nhầy.
4. Tiểu ra máu không đau: Ung thư bàng quang
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư bàng quang có triệu chứng đầu tiên là tiểu máu không đau, vì vậy bệnh dễ bị bỏ qua. Khi bị ung thư bàng quang có nghĩa là có tổn thương lớp lót mặt trong bàng quang (tiếp xúc nước tiểu), các tổn thương lớp lót trong gây tình trạng chảy máu và bệnh nhân có triệu chứng tiểu máu. Đặc biệt, nếu tiểu máu xảy ra trên người càng lớn tuổi thì phải thận trọng.
5. Chảy máu âm đạo bất thường: Ung thư cổ tử cung
Đây là một trong những hiện tượng phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung. Chảy máu âm đạo bất thường nghĩa là âm đạo tiết ra máu dù không phải chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt phụ nữ mãn kinh nếu bỗng dưng thấy "vùng kín" ra máu thì nên đi khám sớm.
Chảy máu âm đạo bất thường nghĩa là âm đạo tiết ra máu dù không phải chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, nếu bạn thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, màu sắc lạ (màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu) và có mùi khó chịu... thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, cần phải đi khám kịp thời để tăng cơ hội điều trị.
Bé trai 5 tuổi tổn thương nặng ở vùng kín do sai lầm của cha mẹ Bệnh nhi được gia đình đưa tới khám tại Khoa Nam học và Tiết niệu, Bệnh viện E do sốt, mệt mỏi kéo dài, đau đớn ở dương vật. Ảnh minh họa Các bác sĩ phát hiện cháu bé bị hẹp đầu dương vật, bao quy đầu viêm nhiễm lâu ngày, chảy mủ nặng nề. "Lượng mủ chảy ra từ bao quy đầu...