5 dấu hiệu đặc trưng của Omicron, có gì khác với các chủng khác?
Các triệu chứng của Omicron có thể hơi khác so với các biến thể khác của Covid-19. Vì vậy, điều cần thiết là phải chú ý đến các dấu hiệu mới khi nhiễm bệnh.
Sau đây là 5 dấu hiệu đặc trưng của Omicron, có nghĩa là rất khó xảy ra với các biến thể khác – kể cả Delta, theo Express.
Omicron đang từ từ lan dần đến khắp các nước trên thế giới. Do đó, điều quan trọng là cần phải xét nghiệm Covid-19 nếu phát triển bất kỳ dấu hiệu cảnh báo chính nào.
Cần chú ý đến 5 dấu hiệu đặc trưng của biến thể Omicron. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhưng các triệu chứng nhiễm Omicron có thể hơi khác so với các biến thể trước đây.
Trong khi các triệu chứng của các biến thể trước đây phổ biến nhất là ho, sốt cao, mất vị giác và khứu giác, thì Omicron lại có các triệu chứng đặc trưng riêng, theo bác sĩ Gary Bartlett, chuyên gia của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh.
Bác sĩ Bartlett cảnh báo rằng bệnh nhân có nhiều khả năng xuất hiện cảm giác ngứa ngáy kỳ lạ trong cổ họng.
Tình trạng mệt mỏi dai dẳng, đau nhức cơ và thậm chí đổ mồ hôi ban đêm đều có thể là dấu hiệu của nhiễm Omicron, theo Express.
Bác sĩ Bartlett cho biết, các triệu chứng của Omicron ban đầu có vẻ nhẹ hơn so với nhiễm biến thể Delta.
Biến thể Omicron cũng có thể gây ra các triệu chứng thông thường đã biết, như sổ mũi nghẹt mũi, sốt, ho, đau đầu, đau họng, mất vị giác khứu giác, bác sĩ Bartlett nói thêm.
Ngay cả chỉ gặp những triệu chứng nhẹ cũng nên làm xét nghiệm. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
5 triệu chứng đặc trưng riêng của Omicron bao gồm:
Ngứa cổ họng – trái ngược với đau họng
Ho khan dai dẳng
Cực kỳ mệt mỏi
Đau nhức cơ
Đổ mồ hôi ban đêm, theo Express.
Đây có thể là những triệu chứng đầu tiên và duy nhất của biến thể Omicron.
Có thể khó phân biệt giữa Covid-19 và cảm lạnh thông thường nếu không xét nghiệm PCR, bác sĩ Bartlett nhấn mạnh.
Test nhanh kháng nguyên giảm độ nhạy trước biến thể Omicron
Bác sĩ Bartlett nói thêm, đừng nghĩ rằng bạn từng nhiễm Covid-19 thì sẽ không lây nhiễm Omicron.
Tất cả mọi người đều cần phải cảnh giác, hãy chú ý đến tất cả các triệu chứng kể trên – ngay cả người đã tiêm mũi 3 vẫn có thể nhiễm Omicron.
Bác sĩ Bartlett cảnh báo, ngay cả chỉ gặp những triệu chứng nhẹ cũng nên làm xét nghiệm.
Các test nhanh chỉ nên áp dụng cho người không có triệu chứng, nhưng không nhạy trong việc phát hiện Covid-19 so với xét nghiệm PCR.
Bảo vệ, phát hiện sớm nhóm đối tượng nguy cơ mắc COVID-19, hạn chế tử vong: Rất cấp thiết
Bộ Y tế nhấn mạnh việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong rất cấp thiết.
Nhiều địa phương "đi từng ngõ, gõ từng nhà" rà soát đối tượng có nguy cơ nhằm vận động, tổ chức tiêm vaccine
Gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở người thuộc nhóm nguy cơ: nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm vaccine
Trong công văn mới nhất gửi Sở y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; bệnh viện trực thuộc trường đại học; y tế bộ, ngành về việc giảm nguy cơ tử vong người bệnh COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thêm vào đó, đã có nhiều nước ghi nhận biến thể Omicron.
Tại Việt Nam chưa ghi nhận biến thể này, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập và lây lan vào nước ta rất lớn. Cùng với các biến chủng đang lưu hành sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở người thuộc nhóm nguy cơ: nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng đầy đủ.
Nhiều địa phương "đi từng ngõ, gõ từng nhà" rà soát đối tượng có nguy cơ nhằm vận động, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19. Trong ảnh, tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người trên 50 tuổi tại BV Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Thái Bình
Vì vậy, Bộ Y tế nhấn mạnh việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong rất cấp thiết.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh, thành khẩn trương tổng rà soát đối tượng tiêm chủng trên địa bàn, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng đảm bảo bao phủ đủ mũi cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên; đặc biệt lưu ý các đối tượng thường xuyên di chuyển (18 đến 50 tuổi) và các nhóm đối tượng có nguy cơ.
Tổ chức tiêm vét tại nhà cho người cao tuổi, người có bệnh nền, người di chuyển khó khăn, hoàn thành trong tháng 12/2021.
Trong các cuộc họp thời gian qua cũng như trong nhiều văn bản chỉ đạo về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, công khác khám chữa bệnh, phát hiện sớm, điều trị COVID-19, lãnh đạo Bộ Y tế đều đã nhiều lần nhắc việc phải đặc biệt ưu tiên, quan tâm tiêm chủng cho nhóm đối tượng thuộc nhóm nguy cơ như người có bệnh nền, người trên 50 tuổi...
Trong văn bản mới nhất về hướng dẫn tiêm vaccine mũi bổ sung, nhắc lại, Bộ Y tế cũng nêu rõ tiêm liều nhắc lại cho đối tượng là người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế...
"Đi từng ngõ, gõ từng nhà", vận động tiêm vaccine để bảo vệ đối tượng nguy cơ trước dịch bệnh COVID-19
Theo các chuyên gia, các đối tượng nguy cơ như bệnh nền, người già, hệ miễn dịch suy yếu là đối tượng cần quan tâm đặc biệt để bảo vệ, bởi phần lớn số ca tử vong rơi vào đối tượng này. Với chiến dịch mới, các phường xã cần chủ động rà soát, nắm chắc danh sách tại địa phương mình quản lý.
Sở Y tế TP HCM cho biết, qua phân tích, nhận thấy phần lớn tỷ lệ tử vong rơi vào nhóm nguy cơ (trên 65 tuổi, có bệnh nền). Do đó, ngành y tế hiện đang dồn lực can thiệp bảo vệ người ở nhóm nguy cơ cao, lập danh sách, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, ưu tiên dùng thuốc Molnupiravir và được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Theo thông tin tại cuộc họp mới đây, TP HCM công bố có khoảng 14.816 người thuộc nhóm nguy cơ (trên 65 tuổi, có bệnh nền) vẫn chưa tiêm vaccine phòng COVID-19. Đây là nhóm có nguy cơ trở nặng và tử vong rất lớn nếu mắc COVID-19.
Trước tình hình trên, yêu cầu nhanh chóng phủ kín vaccine, bảo vệ nhóm nguy cơ trở thành nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế và cộng đồng.
UBND TP cũng đã có văn bản về việc bảo vệ đối tượng nguy cơ là một yếu tố trong 6 chiến lược y tế mới tại TP HCM. Ngành y tế TP HCM đã phát động nhiều giải pháp để bảo vệ đối tượng nguy cơ.
Theo đó, ngành y tế sẽ đi đến tận nhà các gia đình có người lớn tuổi, đối tượng nguy cơ để thăm khám, lập danh sách tiêm vaccine. Chiến lược này đã từng được các địa phương tại TP HCM thực hiện và nay được chú trọng tạo thành chiến dịch để bảo vệ họ trước diễn biến mới của dịch bệnh.
Tại An Giang lãnh đạo Sở Y tế cho biết, khoảng 90% số tử vong do COVID-19 có bệnh nền, trên 86% là người từ 50 tuổi trở lên; 83% số ca tử vong là chưa tiêm vaccine;
Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho biết, trong số các ca tử vong trên địa bàn tỉnh, chủ yếu do bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường; khoảng 65% tử vong chưa tiêm vacccine.
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP Đà Nẵng mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Thị Kim Yến yêu cầu các đơn vị, địa phương cần phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch nhằm sớm phát hiện, nhanh chóng khoanh vùng để khống chế dịch bệnh.
Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị các quận, huyện kiểm tra, rà soát tất cả các đối tượng là người cao tuổi, người có bệnh lý nền chưa được tiêm phòng, ngoài lý do chống chỉ định tiêm, để lên kế hoạch tiêm cho người dân. Những trường hợp không thể đi tiêm thì bố trí xe đến tiêm tận nơi và việc tiêm chủng này phải hoàn thành trước ngày 5/1/2022.
2 trường hợp cần trì hoãn tiêm vaccine COVID-19 Người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần là hai trường hợp cần trì hoãn tiêm vaccine COVID-19, theo Bộ Y tế ngày 21/12. Bộ Y tế ngày 21/12 vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 dành cho người từ 18 tuổi trở lên. So với hướng dẫn...