5 dấu hiệu đặc biệt trên mặt cảnh báo bệnh trong cơ thể
Một vài đốm mụn trên trán hay mắt thâm quầng liệu có đơn giản chỉ vì bạn thiếu ngủ hay không? Đó hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh trong cơ thể bạn.
1. Trán nổi mụn trứng cá
Y học cổ truyền cho rằng trán của chúng ta liên kết với hệ thống tiêu hóa, và khu vực giữa lông mày có liên quan đến gan. Vì thế, các nốt mụn ở vùng trán có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề và gan đang gặp rắc rối trong việc giải độc cho cơ thể.
Việc ăn nhiều đồ béo, ngọt và dùng đồ uống có cồn là nguyên nhân chính gây ra những nốt mụn tạm thời ở khu vực này. Để hạn chế sự xuất hiện của mụn vùng trán, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, thay các món ăn nhiều dầu mỡ và các loại thức ăn nhiều đường thành rau xanh và trái cây.
Đồng thời bạn cần uống nhiều nước để giúp cơ thể tinh lọc và loại thải các độc tố tích tụ từ thực phẩm.
Ảnh minh họa
2. Quầng thâm và bọng mắt
Quầng thâm và bọng mắt chủ yếu là do di truyền nhưng nếu nó xuất hiện đột ngột thì lại là vấn đề khác. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn có vấn đề do phải lọc bỏ quá nhiều độc tố.
Tuy nhiên quầng thâm mắt cũng có thể là dấu hiệu của chứng thiếu máu hoặc thiếu vitamin B12. Cách tốt nhất để hỗtrợ thận là uống đủ nước, chăm ăn các loại rau cải xanh, dùng nước chanh để loại bỏ độc tố và hạn chế các loại thức ăn chế biến sẵn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể.
3. Lưỡi có nhiều đốm trắng
Cả y học cổ truyền lẩn y học hiện đại đều nhất trí rằng lưỡi là một “bản đồ” phản ánh sức khỏe của chúng ta. Vì vậy hầu hết các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lưỡi trong các buổi khám sức khỏe tổng quát để phát hiện ra các triệu chứng bệnh phổ biến.
Khi lưỡi của bạn mất đi vẻ hồng hào nguyên nhân có thể là vì bạn bị thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu hụt vitamin B12 trong chế độ ăn. Nếu lưỡi của bạn có nhiều đốm trắng thì nguy cơ phát triển bệnh nấm miệng rất cao.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
4. Lông mặt rậm
Đối với phụ nữ, việc lông trên cơ thể phát triển quá mức như nam giới là điều vô cùng khó chịu, đặc biệt khi lông lại tập trung ở vùng mặt. Đây là một triệu chứng của chứng rối loạn nội tiết tố và bạn cần đến phòng khám để được kiểm tra và tư vấn cách chữa trị cụ thể.
Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những bệnh rối loạn nội tiết nữ phổ biến nhất mà kết quả là làm cho lông mặt phát triển quá mức.
5. Gò má có đốm thâm
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng sự xuất hiện của các đốm thâm trên gò má là do lạm dụng mỹ phẩm, tẩy trang không kỹ hoặc là dấu hiệu cho thấy phổi không khỏe.
Các đốm thâm trên gò má có thể chỉ ra những rắc rối về hệ hô hấp, những người sử dụng thuốc lá và người bị hen suyễn thường có vùng da gò má mỏng thấy rõ các mao mạch và dễ bị thâm nám vùng da này.
Theo VNE
Nhìn biểu hiện ở mắt để biết bệnh trong cơ thể
Bạn cần kiểm tra mắt thường xuyên vì một vài biểu hiện ở mắt cũng giúp bạn phát hiện các bệnh khác trong cơ thể, ví dụ như bệnh tiểu đường, huyết áp.
Đôi mắt là "cửa sổ" vào cơ thể, vì vậy, nó có thể cảnh báo cho chúng ta biết nhiều căn bệnh đe dọa tính mạng đang ẩn chứa bên trong cơ thể. Hầu hết chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ cần kiểm tra thị lực, nhưng như vậy chưa đủ. Bạn cần kiểm tra mắt thường xuyên vì kiểm tra mắt cũng giúp bạn phát hiện các bệnh khác, ví dụ như bệnh tiểu đường, huyết áp.
Dưới đây là một vài biểu hiện ở mắt có thể tiết lộ về tình trạng sức khỏe của cơ thể bạn.
1. Mắt đỏ
Bệnh có thể gặp: Huyết áp cao
Khi một bác sĩ nhãn khoa chiếu ánh sáng vào mắt của bạn, họ nhìn thấy các mạch máu nhỏ trong võng mạc (võng mạc bao gồm các mô nhạy cảm ở mặt sau của mắt) thì rất có thể bạn bị huyết áp cao.
Huyết áp cao có thể làm cho các mạch máu xuất hiện ở dạng xoắn - hoặc thậm chí bung ra khiến mắt có màu đỏ. Một phần tư số người lớn bị huyết áp cao không biết họ có bệnh. Nguy hiểm hơn, bệnh huyết áp cao có thể gây ra đột quỵ.
2. Mắt có màu vàng
Bệnh có thể gặp: Bệnh tiểu đường
Mắt có màu vàng hoặc đọng nước mắt trong võng mạc, là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, sự thay đổi lớn về độ kính mà bạn đang đeo cũng là một dấu hiệu của bệnh. Chẩn đoán sớm là chìa khóa để tránh tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị.
Bệnh tiểu đường phát triển mà không điều trị có thể gây ra biến chứng, dẫn đến tử vong.
3. Vòng trắng quanh mống mắt
Bệnh có thể gặp: Cholesterol cao
Mống mắt là phần màu của mắt, nếu quanh mống mắt có vòng màu trắng thì đó là một dấu hiệu của mức cholesterol cao trong cơ thể. Một đầu mối khác giúp phát hiện bệnh là mãng vàng quanh mắt (xanthelasmas). Mãng vàng quanh mắt là một dạng của u vàng - là các mảng mỡ dưới da có màu trắng xuất hiện trên hoặc xung quanh mí mắt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có cả những triệu chứng này có nguy cơ mắc bệnh tim cao.
Ảnh minh họa
4. Mí mắt bên trong nhợt nhạt
Bệnh có thể gặp: Thiếu máu
Khi kéo mí mắt xuống, nếu các bên trong của mí mắt trông nhợt nhạt thì bạn có thể bạn đang bị thiếu máu - thiếu sắt vì sắt có tác dụng làm cho các tế bào máu đỏ. Bệnh thiếu máu có thể được điều trị bằng bổ sung sắt.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là một dấu hiệu của chảy máu trong mắt. Vì vậy, nếu gặp trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ sớm.
5. Mắt lồi ra
Bệnh có thể gặp: Vấn đề về tuyến giáp
Đôi to hay mắt trố có thể là do gen trong gia đình nhưng đôi mắt có vẻ như lồi ra lại có thể là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp hoạt động quá mức. Mức độ bất thường của hormone tuyến giáp khiến cho các mô xung quanh mắt sưng lên, làm cho nó xuất hiện tình trạng mắt như được đẩy ra ngoài.
6. Lòng trắng trong mắt chuyển sang vàng
Bệnh có thể gặp: Bệnh gan
Các bệnh về gan bao gồm cả viêm gan và xơ gan có thể biến lòng trắng trong mắt của bạn chuyển sang vàng. Nếu gặp triệu chứng này, bạn cần đi khám ngay lập tức. Màu sắc của mắt là do bilirubin - một chất hóa học được tạo ra bởi sự phân hủy của hemoglobin, phân tử oxy mang bên trong các tế bào máu đỏ. Vì vậy, khi mắt thay đổi màu sắc tức là sự chuyển hóa các chất này gặp vấn đề do gan đã không làm tốt chức năng của nó.
7. Con ngươi có kích thước khác nhau
Bệnh có thể gặp: Đột quỵ hoặc khối u
Con ngươi khi khỏe mạnh sẽ có cùng kích thước ở hai mắt và phản ứng tốt với ánh sáng. Nếu bạn thấy mắt mình không có đủ 2 yếu tố trên thì bạn nên đi khám sớm vì đây có thể là đầu mối cảnh báo nguy cơ bạn dễ gặp các vấn đề như đột quỵ, bệnh não, hay khối u thần kinh thị giác do chứng phình động mạch não hoặc bệnh mãn tính.
Theo VNE