5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần đặc biệt chú ý trong mùa đông
Trời lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là với người cao tuổ.i và người có bệnh lý nền.
Việc nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi trời lạnh là rất quan trọng để có thể cấp cứu kịp thời, bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Tại sao thời tiết lạnh lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Khi nhiệt độ giảm, các mạch má.u co lại để giảm lượng má.u lưu thông đến bề mặt da, giúp giữ nhiệt cho các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể. Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng huyết áp và khiến tim phải làm việc nhiều hơn, tăng nguy cơ đột quỵ.
Thời tiết lạnh có thể làm tăng độ nhớt của má.u, khiến má.u dễ bị đông và hình thành cục má.u đông. Cục má.u đông có thể di chuyển đến não và gây tắc nghẽn mạch má.u, dẫn đến đột quỵ. Nhiều người ít vận động hơn khi trời lạnh, điều này có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và các bệnh tim mạch, đều là những yếu tố nguy cơ của đột quỵ.
Thời tiết lạnh lại làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Getty Images
Một số đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ khi trời lạnh bao gồm: người cao tuổ.i (trên 65 tuổ.i) do mạch má.u lão hóa, kém đàn hồi, dễ bị tổn thương; người mắc bệnh lý nền như cao huyết áp, bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, rung nhĩ…), tiểu đường, rối loạn mỡ má.u; người có lối sống không lành mạnh.
5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần lưu ý khi trời lạnh
Tê yếu mặt hoặc tay chân
Tê yếu mặt hoặc tay chân là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất của đột quỵ. Cảm giác này thường xuất hiện ở một bên cơ thể, ảnh hưởng đến mặt, tay hoặc chân. Người bệnh có thể cảm thấy khó cử động, khó kiểm soát các chi, hoặc có cảm giác như kiến bò, kim châm.
Một bên mặt có thể bị xệ xuống, miệng méo sang một bên, đặc biệt rõ khi người bệnh cố gắng cười. Người bệnh gặp khó khăn khi nâng cả hai tay lên qua đầu cùng lúc. Một tay có thể yếu hơn hoặc không thể nâng lên được.
Rối loạn ngôn ngữ
Video đang HOT
Đột quỵ ảnh hưởng đến vùng não kiểm soát ngôn ngữ có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến rối loạn ngôn ngữ. Người bệnh có thể nói ngọng, nói lắp, phát âm không rõ ràng, hoặc hoàn toàn không thể nói được. Người bệnh gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói của người khác, dù họ có thể nghe rõ. Sử dụng từ ngữ sai, nói nhảm, hoặc không thể tìm được từ ngữ phù hợp để diễn đạt ý muốn.
Nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ là yếu tố mang tính quyết định trong việc điều trị. Ảnh: Istock
Các vấn đề về thị lực cũng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần được lưu ý. Thị lực giảm sút đột ngột ở một hoặc cả hai mắt, có thể kèm theo nhìn mờ, nhìn đôi, hoặc mất thị lực một phần có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quy. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể mất hoàn toàn thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Góc nhìn bị thu hẹp, người bệnh chỉ nhìn thấy được một phần của cảnh vật.
Người bị đột quỵ thường có cảm giác mất thăng bằng, lâng lâng, đầu óc quay cuồng, như sắp ngất xỉu. Một số trường hợp gặp khó khăn trong việc phối hợp các động tác, di chuyển loạng choạng, dễ vấp ngã. Nhiều người bệnh thường có cảm giác mất phương hướng, không gian xung quanh chao đảo.
Đau đầu dữ dội
Đau đầu dữ dội là một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ xuất huyết. Cơn đau đầu thường xuất hiện rất đột ngột và dữ dội, không có dấu hiệu báo trước. Mức độ đau thường rất mạnh, được mô tả là đau đầu dữ dội nhất mà người bệnh từng trải qua.
Đau đầu có thể lan tỏa khắp đầu hoặc tập trung ở một vùng nhất định, thường kèm theo các triệu chứng khác của đột quỵ như yếu liệt mặt, tay chân, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị giác, chóng mặt, buồn nôn, nôn. Nếu bạn gặp phải cơn đau đầu dữ dội, đặc biệt là khi kèm theo các triệu chứng khác của đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Thời gian là vàng trong điều trị đột quỵ.
Nguy cơ đột quỵ khi trời chuyển lạnh: Chuyên gia khuyến cáo cách phòng tránh
Thời tiết miền Bắc đang trở lạnh và bước vào mùa đông. Thời điểm này cũng là lúc tình trạng đột quỵ có nguy cơ gia tăng, đặc biệt ở người cao tuổ.i.
Nhận biết dấu hiệu
Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch má.u não, xuất huyết não) là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nửa người, nói đớ, nuốt bị sặc... Các biểu hiện này xuất hiện nhanh, đột ngột, thường tồn tại trên 24 giờ.
Bác sĩ Lê Văn Thiệu đang thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Dựa vào tiến triển của bệnh trong 2-3 tuần đầu, giới chuyên môn chia đột quỵ thành 5 loại:
- Cơn thiếu má.u não cục bộ thoáng qua: Khỏi hoàn toàn trước 24 giờ. Về sau, bệnh nhân có thể bị tai biến mạch má.u não thực sự nếu không quan tâm đến việc điều trị và phòng ngừa.
- Thiếu má.u não có hồi phục: Khỏi hoàn toàn sau 24 giờ bị liệt.
- Khỏi một phần và di chứng kéo dài.
- Không hồi phục hoặc nặng lên liên tục.
- Diễn tiến đến t.ử von.g.
Theo bác sĩ Thiệu, trong vòng vài giờ sau khi tai biến mạch má.u não xảy ra, các triệu chứng đột ngột xuất hiện như:
- Yếu liệt hoặc tê rần ở vùng mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là một bên cơ thể, chỉ một tay hoặc một chân.
- Lú lẫn, rối loạn lời nói hoặc hiểu biết (khó tìm từ hoặc không hiểu từ; nói líu ríu, lắp bắp).
- Không nhìn thấy ở một hay cả hai mắt, hoặc nhìn một hóa hai.
- Khó khăn khi bước đi, mất thăng bằng, chóng mặt hoặc khó phối hợp các động tác.
- Nhức đầu dữ dội mà không biết nguyên nhân. Suy giảm ý thức nhanh chóng. Mất thăng bằng, chóng mặt, nôn, kèm theo nhức đầu.
Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng đa số bị giảm sút tri giác (như lơ mơ, ngủ gà, có thể hôn mê). Bệnh nhân có thể liệt nửa người, liệt mặt và các cơ hầu họng (gây nuốt khó, sặc khi ăn uống, nói khó), tiểu tiện không tự chủ.
Khuyến cáo phòng tránh và điều trị
Bác sĩ Thiệu lưu ý, khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ, người nhà bệnh nhân nên thực hiện 3 việc:
- Liên hệ với trung tâm cấp cứu hoặc bệnh viện gần nhất, nơi có trang bị phương tiện điều trị tai biến mạch má.u não.
- Trấn an bệnh nhân.
- Theo dõi thường xuyên tri giác và tình trạng liệt của bệnh nhân.
"Đa số bệnh nhân và gia đình không nhận biết được cơn đột quỵ đang xảy ra, hoặc không biết là cần cấp cứu ngay khi bệnh khởi phát. Do đó, họ mất nhiều thời gian cho những phương pháp dân gian như cạo gió, cắt lể... Những việc này chẳng những không có tác dụng gì mà còn làm giảm cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân. Khả năng điều trị tai biến mạch má.u não rất hạn chế, khó khăn và tốn kém", chuyên gia nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các thuố.c làm tan cục má.u đông có thể khắc phục tình trạng tắc nghẽn mạch má.u ở tim và ở não khi cơn đột quỵ mới xuất hiện nhưng giá lại rất đắt (gần 20 triệu đồng/mũi). Bệnh nhân dùng thuố.c này phải được theo dõi bằng các kỹ thuật hiện đại và tốn kém như chụp SPECT hoặc MRI có tiêm thuố.c cản quang.
Vì vậy, theo bác sĩ Thiệu, đối với đột quỵ, cách nhất là phòng ngừa và tránh tái phát bằng các phương pháp sau:
- Ngừng hút thuố.c l.á, vì thuố.c l.á là nguy cơ chính của bệnh mạch má.u não. Người hút thuố.c l.á nhiều có thể bị đột quỵ dù chỉ ở tuổ.i trung niên.
- Điều trị tốt bệnh huyết áp cao (nguyên nhân chính gây đứt mạch má.u não).
- Phòng và điều trị tiểu đường (yếu tố nguy cơ gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu má.u ở não).
- Khắc phục tình trạng tăng cholesterol má.u cùng với triglyceride má.u.
- Phòng và trị bệnh đa hồng cầu (có thể gây cơn thiếu má.u não hay nhũn não).
Đột quỵ không còn là nỗi lo với những thực phẩm cực sẵn ở Việt Nam này Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây t.ử von.g và tàn tật trên toàn cầu. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, việc phòng ngừa đột quỵ không hề khó khăn như bạn nghĩ? Bí quyết nằm ở chính những thực phẩm quen thuộc hàng ngày, dễ dàng tìm kiếm và chế biến. Các loại rau màu xanh đậm Rau...