5 đại sư võ công cao cường trong truyện Kim Dung
Trong các tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung, võ học Phật Gia chiếm một mảng lớn. Nhiều vị đại sư không chỉ có võ công cao cường mà còn xuất hiện trong thời điểm quan trọng,
1. Tảo Địa Tăng (Vô Danh Thần Tăng) – Thiên long bát bộ
Mặc dù xuất hiện một cách khiêm tốn với bộ áo cà sa cũ nhưng Tảo Địa Lão Tăng (nhà sư quét lá, hay Vô Danh Thần Tăng) là nhà sư võ công cao cường nhất. Nhiều nguồn tài liệu thừa nhận ông là nhân vật lợi hại nhất trong tất cả các bộ truyện Kim Dung.
Tảo Địa Lão Tăng là vị sư Thiếu Lâm duy nhất luyện thành 72 tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm.
Tảo Địa Lão Tăng là nhà sư võ công cao cường nhất trong tất cả các bộ truyện Kim Dung.
Chỉ xuất hiện trong vài phân đoạn ngắn, vị lão tăng này làm được những điều tưởng chừng như cả thiên hạ không ai làm nổi.
Chưởng đánh gục Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn (những nhân vật võ công cao cường nhất Thiên Long Bát Bộ cho đến thời điểm đó) đủ thấy võ công của Thiếu Lâm Thần Tăng này cao thâm tới mức nào. Môt chương khac la khi vị lão tăng dùng một tay đỡ đòn Hàng Long Thập Bát Chưởng của Kiều Phong mà chỉ lui vài bước.
Tảo Địa Lão Tăng là vị sư Thiếu Lâm duy nhất luyện thành 72 tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm.
Việc mô tả xuất thân dung dị của lão tăng này cũng cho thấy quan điểm xuyên suốt của Kim Dung trong tất cả các bộ truyện của ông. Đo la những nhân vật rất đỗi bình thường đôi khi tiềm ẩn võ công đệ nhất, người tài đôi khi là những người âm thầm, lặng lẽ, ẩn mình trong số đông.
2. Hư Trúc – Thiên long bát bộ
Video đang HOT
Hư Truc xuất thân là 1 tiểu hòa thượng võ công thấp kém của chùa Thiếu Lâm. Sau bước đường phiêu lưu với rất nhiều kỳ duyên, vi hoa thương nay chẳng những có được một thân võ công thượng thừa, nắm giữ nhiều quyền lực mà còn phát hiện lai lịch không hề đơn giản của mình.
Hư Truc xuất thân là 1 tiểu hòa thượng võ công thấp kém của chùa Thiếu Lâm.
Những chiêu thức khiến Hư Truc vượt qua nhiều cao thủ để xếp số 2 trong danh sách này là Sinh Tử Phù, Bắc Minh Thần Công, Tiểu Vô Tướng Công Thiên Sơn Lục Dương Chưởng, Thiên Sơn Chiết Mai Thủ. Hơn thế nữa, Hư Trúc còn được truyền 200 năm công lực của 3 đại cao thủ phái Tiêu Dao là Vô Nhai Tử, Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy.
3. Phương Chứng Đại sư – Tiếu ngạo giang hồ
Trong Tiếu ngạo giang hồ, phái Thiếu Lâm được lãnh đạo bởi các nhà sư thuộc hàng chữ “Phương”, đứng đầu là 2 nhà sư Phương Chứng và Phương Sinh. Trong đó, Phương Chứng Đại sư là một đại cao thủ võ công đệ nhất.
Phương Chứng Đại sư là một đại cao thủ võ công đệ nhất cua Tiêu ngao giang hô.
Là chưởng môn phái Thiếu Lâm, trụ trì Thiếu Lâm Tự, Phương Chứng Đại sư đã luyện Dịch Cân Kinh, Thiên Thủ Như Lai Chưởng đến độ xuất thần nhập hoá. Ông nằm trong số ít cao thủ luyện thành Dịch Cân Kinh, 1 trong 10 chiêu thức võ công lợi hại nhất truyện Kim Dung.
Không chỉ thế, Phương Chứng Đại Sư còn có tuệ nhãn sắc sảo. Mặc dù đã ngồi tu hành hơn 40 năm trong chùa, không tiếp xúc với võ lâm giang hồ, nhưng vị đại sư này nhanh chóng nhận ra con người thật của Lệnh Hồ Xung cung như nhìn thấu bản chất gian trá, độc ác của Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần.
4. Nhất Đăng Đại Sư – Anh hùng xạ điêu
Nhất Đăng Đại Sư tên thật là Đoàn Trí Hưng, vốn là vị vua thứ 18 nước Đại Lý, là cháu nội của Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh (Thiên long bát bộ).
Trước khi xuất gia, ông đã được xem là một cao thủ với tuyệt kỹ Nhất Dương Chỉ của nhà họ Đoàn. Trong kỳ Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ nhất, ông đã trở thành một trong Thiên hạ ngũ tuyệt, hiệu xưng là Nam Đế uy danh lừng lẫy võ lâm (4 người kia là Vương Trùng Dương, Hoàng Dược Sư, Âu Dương Phong và Hồng Thất Công).
Nhất Đăng Đại Sư là cao thủ với tuyệt kỹ Nhất Dương Chỉ của nhà họ Đoàn.
Theo mô tả, Nhất Dương Chỉ của ông: “ngón tay phóng ra co vào như ý muốn; cánh tay cử động ung dung khoáng dật, điểm vào 36 đại huyệt với 36 thủ pháp khác nhau… Đi như rồng, bước như cọp, cánh tay rung rung như chuồn chuồn điểm thủy, đó chính là phong thái võ công của bậc vương giả trí dũng”.
Nhất Dương Chỉ của ông vừa là một chiêu thức võ học vừa ứng dụng trong y thuật cứu người. Ông từng cứu sống Hoàng Dung và Tiểu Long Nữ nhờ chiêu thức này.
5. Kim Luân Pháp Vương – Thần điêu đại hiệp
Kim Luân Pháp Vương – Đệ nhất quốc sư Mông Cổ, là nhân vật phản diện chính trong Thần điêu đại hiệp. Trong lần xuất hiện đầu tiên, lão cùng 2 đồ đệ Hoắc Đô và Đạt Nhĩ Ba xuất hiện tại Anh hùng đại yến để tỉ thí võ công với các cao thủ Trung nguyên nhằm tranh ngôi vị đệ nhất minh chủ võ lâm. Nhưng lần này lão đã thất bại thảm hại phải quay về Tây Vực.
Kim Luân Pháp Vương la nhân vật phản diện chính trong Thần điêu đại hiệp.
16 năm sau, Kim Luân Pháp Vương trở lại Trung nguyên. Lúc này, lão đã luyện đến tầng thứ 11 của Long Tượng Bát Nhã Công. Đây là môn công phu bí truyền của phái Thiếu Lâm Mật Tông ở Tây Vực, có tất cả 13 tầng. Người bình thường dẫu có khổ luyện đến mấy cũng chưa ai vượt quá được tầng thứ 9.
Nhưng Kim Luân Pháp Vương – ngoài thiên tư còn có ý chí phục hận, sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi luyện – mới đạt tới tầng thứ 11 của môn võ này. Tương truyền nếu muốn luyện hết 13 tầng của công phu này phải mất hàng trăm năm.
Dương Quá sau này dù đã luyện thành Ám nhiên tiêu hồn chưởng nhưng cũng phải có sự hỗ trợ từ Chu Bá Thông mới có thể thắng được Kim Luân Pháp Vương. Lão chết mà chưa thoả mong muốn cuối cùng là tìm đệ tử chân truyền cho môn Long Tượng Bát Nhã Công.
Theo Anh Tuấn/Baodatviet.vn
Môn khinh công lợi hại nhất phim truyện Kim Dung
Không chỉ là môn khinh công cái thế, Lăng Ba Vi Bộ của Đoàn Dự còn chính là sợi chỉ thần kỳ kết nối tất cả các tuyến nhân vật trong Thiên Long Bát Bộ.
Ai đã đọc truyện Kim Dung hẳn đều có lần mơ ước sử dụng khinh công đạp lá lướt bay giống như các cao thủ võ lâm. Trong những kiệt tác của mình, Kim gia đã viết về rất nhiều môn khinh công lợi hại như Lăng Ba Vi Bộ của phái Tiêu Dao, Bích Hổ Du Tường của Thiếu Lâm Tự hay Thê Vân Túng của phái Võ Đang. Trong số đó, lợi lại nhất chính là môn khinh công vô thượng Lăng Ba Vi Bộ.
Nhân vật lĩnh hội và phát huy đến đỉnh điểm thuật khinh công có 1-0-2 này chính là Đoàn Dự, thế tử của nước Đại Lý trong Thiên Long Bát Bộ. Đoàn Dự tình cờ học được môn khinh công này trong hang động của phái Tiêu Dao và từ đây, chàng dần dần bước đến con đường trở thành một trong số các nhất đại cao thủ trong thiên hạ.
Nhờ có Lăng Ba Vi Bộ mà mặc dù không biết tý võ công nào, Đoàn Dự vẫn giao đấu và đánh bại được Nam Hải Ngạc Thần, nhân vật thứ 3 trong Tứ Đại Ác Nhân, và trở thành sư phụ của tên ác nhân này.
Đoàn Dự (áo xanh) chạy thi với nhất đại cao thủ Kiều Phong.
Cũng nhờ Lăng Ba Vi Bộ mà tại lần tương ngộ với nhất đại kiêu hùng Kiều Phong, Đoàn Dự đã chạy thi với vị cao thủ số một đương thời này mà không hề kém cạnh. Chính Kiều Phong đã phải tự thừa nhận "trong khoảng mươi dặm thắng được Đoàn Dự thì không lấy gì làm khó, thế nhưng nếu đi ba bốn chục dặm thì cái cơ hội thắng được chàng sẽ khó mà biết, chạy đến sáu chục dặm trở lên thì mình thua là cái chắc". Và chính từ đây, vì mến tài Đoàn Dự nên Kiều Phong đã cùng chàng kết bái anh em.
Trong một lần khác, Đoàn Dự phải cõng Vương Ngữ Yên chạy trốn khỏi sự truy sát của quân Tây Hạ và trong căn nhà nhỏ bên suối, chàng đã giao thủ với nhất đại cao thủ của Giang Nam là Mộ Dung Phục. Võ công của Mộ Dung Phục vốn dĩ hơn Đoàn Dự gấp trăm lần, nhưng nhờ có tuyệt kỹ khinh công xuất quỷ nhập thần Lăng Ba Vi Bộ mà hắn không thể làm gì được chàng. Chỉ đến khi Mộ Dung Phục giở thủ đoạn đê hèn, giả bộ chém chết Vương Ngữ Yên, làm loạn bước đi của Lăng Ba Vi Bộ thì hắn mới bắt được chàng.
Do hữu duyên nên Kiều Phong (Chung Hán Lương thể hiện) và Đoàn Dự (Kim Ki Bum đóng) đã kết huynh đệ.
Sự tinh kỳ của Lăng Ba Vi Bộ còn được nhắc đến trong lần tương ngộ của Đoàn Dự với Hư Trúc và Thiên Sơn Đồng Lão. Khi đó, Hư Trúc và Thiên Sơn Đồng Lão bị rơi xuống từ đỉnh núi cao vạn trượng, rơi trúng vào người Mộ Dung Phục. Biết sức mình không thể đỡ nổi trọng lượng ngàn vạn cân như thế, Mộ Dung Phục đã dùng phép Đẩu Chuyển Tinh Di gia truyền, đẩy Hư Trúc và Thiên Sơn Đồng Lão văng vào người Đoàn Dự. Chàng đã vận dụng Lăng Ba Vi Bộ đón lấy 2 người, gắng sức chạy thật nhanh để giảm dần sức nặng vạn cân ấy, tránh cho 3 người cái chết tan xương nát thịt.
Không chỉ là môn khinh công cái thế, Lăng Ba Vi Bộ của Đoàn Dự còn chính là sợi chỉ thần kỳ kết nối tất cả các tuyến nhân vật trong Thiên Long Bát Bộ, góp phần cực kỳ quan trọng để biến bộ truyện này của Kim gia trở thành kiệt tác hàng đầu của dòng tiểu thuyết võ hiệp, làm say đắm trái tim của triệu triệu con người.
Theo Bảo Phương/Baodatviet.vn
Kiều Phong - đại anh hùng bất hạnh bậc nhất phim kiếm hiệp Dù võ công thuộc hàng nhất đại cao thủ nhưng đời tư của Kiều Phong (hay Tiêu Phong) lại khiến bao người xót xa. Với những người yêu mến Kim Dung, hẳn ai cũng nhận ra những nhân vật chính của Kim gia như Quách Tĩnh, Trương Vô Kỵ, Dương Quá... trước khi trở thành các quán tuyệt quần hùng, họ đều nếm...