5 đặc sản bánh mì từ Bắc vào Nam
Bánh mì xíu của Huế, bánh mì que Hải Phòng hay bánh mì Sài Gòn là những đặc sản ngon nhất khi ăn tại chính địa phương.
Bánh mì que
Bánh mì que còn gọi là bánh mì cay, đặc sản trứ danh Hải Phòng, khác hẳn các loại bánh mì ở Việt Nam. Bánh chỉ bằng hai ngón tay, dài khoảng một gang tay. Thành phần nhân chỉ gồm patê béo ngậy, rưới hoặc chấm chí chương, loại tương ớt của người gốc Hoa ở Hải Phòng có vị cay nồng, và màu đỏ bắt mắt. Bánh ngon nhất khi được hơ qua lửa cho nóng giòn. Bạn có thể tìm thấy đặc sản này trên nhiều đường phố Hải Phòng như Lê Lợi, Hàng Kênh, Đinh Tiên Hoàng… Mỗi chiếc giá 2.000 – 5.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ .
Bánh mì xíu
Bên cạnh những loại bánh truyền thống, bánh mì xíu cũng góp tên vào danh sách những món ngon nên thử khi đến Huế. Nhân bánh là những miếng thịt ba chỉ kho xíu kiểu Huế, óng màu nâu cánh gián, đẫm gia vị cay, mặn, ngọt hòa quyện. Một ổ bánh khoảng 10.000 đồng gồm thịt xíu rưới cả nước thấm bánh, ăn cùng rau răm, dưa leo, đồ chua.
Quầy hàng rong dưới chân cầu Tràng Tiền là địa chỉ bán bánh mì xíu được nhiều thực khách tìm đến. Nơi này bán đến 2 giờ sáng, có cả bánh mì bột lọc nổi tiếng ở địa phương. Ảnh: Hiệp Lê.
Video đang HOT
Bánh mì chả cá
Bánh mì kẹp chả cá phổ biến ở một số tỉnh miền biển, tuy nhiên có sự khác nhau ở từng địa phương. Tại Nha Trang, Phan Thiết, chả cá nguội được cắt thành miếng to khá dày, thường rưới kèm nước tương cay ngọt. Chả cá ở Vũng Tàu thì được nặn thành miếng thuôn dài sau đó chiên nóng rồi kẹp vào bánh mì, ăn cùng tương ớt. Giá mỗi ổ bánh khoảng 10.000 – 20.000 đồng. Ảnh: Indochina studio.
Nhắc đến Đà Lạt, bánh mì xíu mại nằm trong danh sách đặc sản của thành phố sương mù. Chén xíu mại nóng hổi phục vụ cùng ổ bánh mì ấm giòn. Xíu mại ở Đà Lạt không quá đậm vị, giữ nguyên màu thịt, chan ngập nước dùng trong veo, nổi ít váng mỡ béo, chứ không có sốt cà chua hay rim mặn như nhiều địa phương khác. Giá một suất ăn từ 10.000 – 30.000 đồng tùy số lượng viên xíu mại và ổ bánh mì. Ảnh: DMHai.
Bánh mì Sài Gòn
Thiên đường ẩm thực Sài Gòn sản sinh ra nhiều loại bánh mì lạ thu hút thực khách bốn phương như bánh mì ăn kèm thịt nướng, phá lấu, bì… Dù vậy, “bánh mì thịt Sài Gòn” mới là món bánh mì quen thuộc với người địa phương và thực khách có thể dễ dàng tìm thấy trên nhiều đường phố. Bánh thập cẩm kẹp nhân chả lụa, thịt nguội, pate, chà bông (ruốc) kèm dưa leo, đồ chua với ớt tươi xắt sợi, giá từ 15.000 – 50.000 đồng tùy lượng nhân. Ảnh: xuanhuongho.
Thích mê với món bánh mì quan tài nổi danh Đài Loan
Du lịch Đài Loan được xem là bước chân đến với thiên đường ẩm thực đặc sắc, nơi có vô số món ngon khiến bạn không muốn rời đi. Và nếu đã ghé thăm đảo ngọc xinh đẹp này thì đừng quên thưởng thức món bánh mì quan tài nổi danh.
Nghe qua tên gọi, người ta sẽ khó lòng đoán được liệu món bánh mì quan tài sẽ có hương vị như thế nào và liệu cảm giác khi thưởng thức có "ghê rợn" như danh xưng của nó. Mặc dù có tên gọi khiến người ta phải hoảng hốt nhưng bánh mì quan tài từ lâu đã trở thành đặc sản xứ Đài làm cho các tín đồ ẩm thực mê mẩn thương nhớ.
Món ăn này không quá cầu kỳ, nguyên liệu chế biến cũng hết sức đơn giản nhưng hương vị mà bánh mì quan tài Đài Loan mang đến lại vô cùng thơm ngon khó mà kiếm tìm ở bất cứ nơi nào khác.
Bánh mì quan tài xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1940 do đầu bếp bậc thầy họ Hsu sáng tạo ra, từ đó trở thành món ăn phổ biến được nhiều người dành cảm mến đặc biệt. Cái tên độc đáo của bánh phần nào đã gợi cho thực khách sự liên tưởng đến hình dáng độc đáo, duyên dáng của nó.
Thực chất đây chỉ là một lát bánh mì nướng giòn có độ dày khoảng 3 - 4cm, khoét rỗng ở giữa và có nắp đậy phía trên. Nhân bên trong bánh là cà rốt, đậu xanh, ngô, thịt, tôm và một số thành phần khác để tạo nên hỗn hợp sánh mịn với hương vị ngon khó cưỡng.
Điểm nhấn đặc biệt của bánh mì quan tài Đài Loan chính là nằm ở hỗn hợp nhân bên trong. Người ta sẽ chế biến thịt và gan gà kết hợp cùng đậu Hà Lan, khoai tây, cà rốt và thêm cả tôm, mực.
Ngày nay để tăng thêm sức hấp dẫn với du khách, món bánh xứ Đài đã có thêm vô vàn các biến tấu khác nhau như nhân sốt thịt bò và nấm, nhân hải sản. Nhiều nơi người ta còn kết hợp cả trái cây như chuối, xoài, đào, dâu... tạo nên một món ăn độc đáo với hương vị phong phú, thoải mái để bạn lựa chọn theo sở thích ăn uống của bản thân.
Bạn có thể ghé thăm các khu chợ đêm nổi tiếng Đài Loan để thưởng thức hương vị ngon đúng điệu của bánh mì quan tài. Hơn thế nữa, ngoài nếm món đặc sản thì bạn cũng có cơ hội được trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của miền đất xinh đẹp này.
Mặc dù mang tên khá "rùng rợn" nhưng với hương vị riêng biệt, hấp dẫn của mình, bánh mì quan tài thực sự chinh phục cả những vị khách khó tính trong hành trình khám phá ẩm thực Đài Loan.
Bởi thế nếu có cơ hội du lịch Đài Loan bạn đừng quên nếm thử hương vị món bánh mì có "1-0-2" này để cảm nhận trọn vẹn nét độc đáo không trộn lẫn với ẩm thực nơi nào khác.
Top 12 đặc sản Tây Ninh ăn một lần nghiện cả đời Tây Ninh chỉ cách Sài Gòn khoảng 100km, là địa điểm quen thuộc cho dân yêu xê dịch bung lụa cuối tuần. Không chỉ có cảnh đẹp mê li, đây còn là mảnh đất thỏa mãn mọi tâm hồn ăn uống với cả tá món ngon "mất lưỡi". Trứ danh ẩm thực Trảng Bàng Từ TP Hồ Chí Minh đến Tây Ninh có...