5 đặc điểm lạ xuất hiện trên bàn tay có thể là tín hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh xơ gan
Gan là một cơ quan rất quan trọng với chức năng thải độc cho toàn cơ thể. Do đó, nếu gan của bạn gặp vấn đề thì độc tố sẽ có cơ hội tích tụ lâu hơn.
Có thể nói rằng, sức khỏe của gan có ảnh hưởng lớn đến quá trình thải độc của cơ thể con người. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thường chủ quan bỏ qua mà không chú tâm tới việc nuôi dưỡng gan từ bên trong.
Nếu bạn muốn biết gan của mình có khỏe mạnh hay không, hãy nhìn vào phía bàn tay. Có 5 đặc điểm lạ xuất hiện trên bàn tay sẽ ngầm cảnh báo nguy cơ mắc bệnh xơ gan rất cao.
Nổi rõ gân xanh trên mu bàn tay
Nếu gan không thể lọc thải độc tố thì quá trình lưu thông máu đến các tĩnh mạch cũng sẽ bị cản trở. Hậu quả là các đường gân xanh sẽ nổi rõ hơn trên mu bàn tay, khiến đôi tay của bạn trông gầy gò, thiếu sức sống hơn.
Móng tay giòn, dễ bị vỡ
Móng tay được bao phủ bởi một lớp dày nên chuyện bị gãy hay nứt móng thường ít xảy ra. Đặc biệt, móng tay có mối liên hệ mật thiết với chức năng gan của bạn. Nếu gan khỏe mạnh, phần móng sẽ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo màu sắc hồng hào và độ cứng nhất định.
Trái lại, khi sức khỏe của gan bị đe dọa, điển hình là nguy cơ mắc bệnh xơ gan thì phần móng sẽ trở nên mỏng manh, dễ gãy hơn.
Ngứa bàn tay
Những người có gan kém sẽ bị ứ nước hoặc cảm giác nóng trong cơ thể, gây ngứa da. Ngoài ra, nếu chức năng gan không tốt, sự bài tiết của bilirubin sẽ bị ảnh hưởng, làm tăng hàm lượng bilirubin trong cơ thể.
Từ đó, nó cũng gây nên hiện tượng ngứa ngáy da tay. Nếu bạn thấy rằng vùng da tay của mình lúc nào cũng bị ngứa thì đó có thể là biểu hiện của sự tổn thương gan.
Video đang HOT
Lòng bàn tay có màu đỏ
Mỗi người sẽ có một làn da khác nhau nhưng chắc chắn màu của lòng bàn tay không phải là màu đỏ. Nếu lòng bàn tay xuất hiện màu đỏ thì khả năng cao bạn đang mắc bệnh xơ gan.
Thêm nữa, màu đỏ trên lòng bàn tay này cũng khác với kiểu mắc bệnh thông thường. Khi bạn ấn bằng ngón tay vào, phần màu đỏ của lòng bàn tay sẽ nhanh chóng chuyển sang màu trắng. Sau đó, phải mất một lúc thì phần màu đỏ mới xuất hiện trở lại.
Các ngón tay chuyển sang màu vàng
Nếu bạn là người hút thuốc trong thời gian dài thì ngón tay giữa và ngón trỏ sẽ có nguy cơ chuyển sang màu vàng. Nguyên nhân là do bệnh xơ gan gây ra, từ đó dẫn đến hiện tượng vàng cục bộ trên các ngón tay.
Gà
Phòng dịch COVID-19: Không có nhiệt kế, làm sao biết mình có đang bị sốt?
Bạn nghi ngờ mình bị sốt nhưng không có nhiệt kế bên cạnh, nhất là khi nghi ngờ mình bị nhiễm virus SARS-CoV-2?
Ảnh minh họa: Shutterstock
Đừng hoảng sợ, đã có các mẹo sau để biết mình có bị sốt hay không.
Sau đây là 6 cách để biết bạn có bị sốt hay không, ngay cả khi không có nhiệt kế bên cạnh, theo Bustle.
1. Sử dụng mu bàn tay, không phải lòng bàn tay
Cách phổ biến nhất để kiểm tra có bị sốt hay không là chạm lên trán hoặc cổ bằng mu bàn tay, kiểm tra xem có ấm hơn bình thường không. Không sử dụng lòng bàn tay, vì nó không nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ bằng mu bàn tay.
Có thể biết một người bị sốt nếu cảm thấy ấm hơn khi chạm vào, khắp cơ thể, không chỉ trán hay mặt.
2. Nhìn vào má
Một cách khác để kiểm tra xem có bị sốt hay không là xem má có đỏ hơn bình thường không. Một cơn sốt có thể khiến má trở nên đỏ ửng. Có thể là do cơ thể đang ở chế độ chiến đấu.
Nó có thể chỉ ra rằng cơ thể đang ở giữa một cuộc chiến.
3. Nhìn màu nước tiểu
Sốt có thể gây mất nước. Nếu bị sốt, cần phải uống nhiều nước.
Nhiệt độ tăng làm tăng quá trình trao đổi chất và khiến nhanh chóng bị mất nước, tiến sĩ Celine Thum, từ Dịch vụ Y tế Toàn cầu ParaDocs Worldwide, Inc., nói.
Bất kỳ thay đổi nào trong nước tiểu là đều cần lưu ý, đặc biệt là nếu thân nhiệt cũng tăng lên. Nước tiểu có thể có màu vàng hơn do mất nước xảy ra khi bị sốt.
Uống không đủ nước cũng làm cho nước tiểu đậm màu.
Sốt cũng có thể gây khô miệng và khát nước.
4. Hỏi người xung quanh
Việc hỏi xung quanh, "Có thấy nóng không hoặc "Có thấy lạnh không?" thực sự có thể giúp nhận biết bạn có bị bệnh hay không.
Sốt có thể khiến bạn cảm thấy thực sự nóng hoặc thực sự lạnh. Sự thay đổi thân nhiệt có thể gây run và ớn lạnh mặc dù không ai cảm thấy lạnh hay nóng.
Vì nhiệt độ thay đổi do cơn sốt, nên có thể cảm thấy nóng và lạnh. Nếu những triệu chứng này kéo dài hoặc đặc biệt dữ dội, cần gặp bác sĩ ngay.
5. Thử đi cầu thang
Sốt có thể khiến bạn kiệt sức, hoặc cảm thấy không còn sức lực sau khi làm một việc đơn giản, như chạy bộ hoặc đi lên cầu thang.
Mệt mỏi nói chung và li bì là hai triệu chứng đặc trưng của sốt. Nó có thể giúp nhận biết thân nhiệt đang tăng lên.
6. Kiểm tra mức độ đau nhức cơ thể
Đau đầu và đau nhức cơ thể cũng là dấu hiệu tiềm năng của sốt. Vì vậy, nếu bạn bị đau nhức người không có lý do hoặc đau đầu kèm với đổ mồ hôi hoặc mệt mỏi, bạn có thể bị sốt.
Phòng khám Mayo cũng lưu ý rằng cảm giác ớn lạnh do sốt có thể trùng với cơn đau và tốt nhất là bạn nên đi khám nếu đau nhức càng nhiều.
Tuy nhiên, cách chắc chắn nhất để kiểm tra sốt là sử dụng nhiệt kế, theo Bustle.
Vì vậy, bạn nên trang bị một cái nhiệt kế ở nhà, bạn có thể mua ở tiệm thuốc. Sốt là khi nhiệt độ trên 38 độ.
Nếu thực sự cảm thấy không khỏe, nên cố gắng gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu sốt cao đến 40 độ, cần đi cấp cứu ngay.
Tiến sĩ Thum nói thêm rằng khó thở, nôn mửa, phát ban, lừ đừ, đau hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày cần phải đi khám.
Nếu sốt trong thời gian ngắn, hoặc dưới 39,5 độ, có những điều bạn có thể làm ở nhà. Hạ sốt bằng cách giữ nước, nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt và dùng băng dán hạ sốt, theo Bustle.
Những cách để hạn chế chạm tay lên mặt trong mùa dịch Dùng giấy khô, để tay luôn bận rộn, dùng khẩu trang, đeo găng tay... là những cách để bạn không chạm tay lên mặt hạn chế nguy cơ mắc Covid-19. 1. Dùng khăn giấy khô: Chúng ta có xu hướng chạm vào mặt nhiều hơn tưởng tượng và điều đó đe dọa rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là trong dịch Covid-19....