5 đặc điểm của người đàn ông xứng đáng để bạn gửi gắm cả đời
Hạnh phúc không chỉ là tình yêu đẹp giữa hai người mà quan trọng hơn là cả hai cùng tiến bộ, cùng cố gắng vì một tương lai phía trước và đứng trước đối phương, bạn luôn được là chính mình.
1. Yêu chính con người của bạn
Hạnh phúc không chỉ là tình yêu đẹp giữa hai người mà quan trọng hơn là cả hai cùng tiến bộ, cùng cố gắng vì một tương lai phía trước. (Ảnh minh hoạ)
Một người đàn ông đáng để bạn gửi gắm cả đời là người đàn ông biết trân trọng vẻ đẹp, ưu điểm và bao dung những khuyết điểm của bạn. Người đàn ông tốt sẽ giúp bạn hướng đến một lối sống tích cực hơn, giúp con đường chung của hai người ngày càng tốt đẹp.
Nếu bạn phải cố trở thành một con người khác khi yêu để hợp với chàng, thì đó không phải người đàn ông để bạn có thể nắm tay suốt cuộc đời. Hạnh phúc không chỉ là tình yêu đẹp giữa hai người mà quan trọng hơn là cả hai cùng tiến bộ, cùng cố gắng vì một tương lai phía trước và trước đối phương, bạn phải được là chính mình.
2. Quan tâm đến cảm nhận của bạn ngay cả khi mâu thuẫn
(Ảnh minh hoạ)
Video đang HOT
Khi đang yêu, người đàn ông sẽ thể hiện sự quan tâm đến người phụ nữ của mình, cảm nhận của bạn luôn được anh ấy coi trọng. Tuy nhiên, khi xảy ra mâu thuẫn, nhiều chàng sẽ bướng bỉnh cứng đầu và nói lí lẽ, không cần biết người còn lại thế nào.
Những người đàn ông này nếu kết hôn, khi chuyện tiền bạc, con cái đều trở thành những vấn đề có thể mâu thuẫn thì khó lòng, cảm nhận của bạn được chàng để ý đến.
3. Tôn trọng sự bình đẳng, quyền riêng tư
Người đàn ông đáng để gửi gắm là người không cho rằng mình là cái rốn của vũ trụ. Khi anh ta có suy nghĩ rằng mình là đàn ông nên mình có quyền làm những điều mà một người phụ nữ như bạn không được phép làm thì sẽ khó lòng ủng hộ bạn trong công việc cũng như sự nghiệp của bạn sau này.
Hãy chọn người cho bạn cảm thấy mình được tôn trọng, một người bạn đời và một chỗ dựa tinh thần cho bạn.
4. Dám đương đầu với khó khăn thử thách
Một người đàn ông bản lĩnh như vậy mới có thể che chở cho bạn suốt những năm tháng sau này. (Ảnh minh hoạ)
Người đàn ông trưởng thành luôn hiểu rằng cách tốt nhất để có thể giải quyết được khó khăn là đối đầu với chính nó chứ không phải trốn tránh. Một người đàn ông bản lĩnh như vậy mới có thể che chở cho bạn suốt những năm tháng sau này.
5. Không lệ thuộc vào bố mẹ
Một người đàn ông hiểu được công sinh thành dưỡng dục, có mối quan hệ tốt với mẹ luôn là người đàn ông đáng quý. Tuy nhiên, một anh chàng quá lệ thuộc vào bố mẹ khi đã trưởng thành lại không phải là dấu hiệu tốt.
Mỗi con người đều cần hiểu và tôn trọng truyền thống, giá trị của tình thân gia đình nhưng cũng cần phải hiểu rằng, khi nào mình đã trưởng thành và phải có trách nhiệm tự quyết với chính cuộc đời mình.
Hãy cân nhắc chuyện tiến xa hơn nếu thấy chàng luôn luôn phụ thuộc vào bố mẹ, không có chính kiến hay bố mẹ của chàng can thiệp quá sâu vào mọi chuyện. Đó sẽ là người dù có kết hôn vẫn không thể tự quyết cuộc sống của mình.
Theo Tinmoi24
Làm cho nhau hạnh phúc, ấy là bình đẳng
Quan tâm đến nhau, làm cho nhau sung sướng, ấy là bình đẳng. Khi đó, mỗi thành viên trong nhà sẽ không còn lăn tăn bình đẳng hay không nữa. Đó mới là bình đẳng thật sự.
Các tổ chức chuyên trách của Liên Hiệp Quốc đã có những định nghĩa, khái niệm đầy đủ về bình đẳng giới. Riêng tôi nghĩ, bình đẳng giới là mọi giới (nam, nữ và cả "thế giới thứ ba") đều có những quyền ngang nhau về mọi mặt trong đời sống xã hội và trong gia đình. Trong lúc cộng đồng LGBT (cộng đồng những người đồng tính luyến ái) vẫn còn chịu nhiều kỳ thị, bình đẳng giữa nam và nữ đã được xác lập ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Quyền thì có rồi, nhưng hưởng được quyền đó hay không lại là chuyện khác, nên mới rộn chuyện. Mà muốn hưởng quyền, nam hay nữ cũng đều cần có năng lực, có phương pháp.
Ảnh minh họa
Hãy nhìn vào gia đình. Nhiều chị kêu đòi bình đẳng giới, mà bản thân cứ ngầm chống lại sự bình đẳng, thì lấy đâu ra bình đẳng? Nhiều năm rồi, tôi không mó tay vào việc quét nhà, lau nhà, vì quét, lau cho đã, vợ rõ ràng đã thấy thế, mà vẫn quét, lau lại. Tự ái chứ! Và thấy tốn công vô nghĩa quá, nên miễn làm, nghỉ ngơi cho khỏe. Tôi biết, có những bà vợ cũng đi làm "bên ngoài" như chồng, nên đã phân công việc nhà cho chồng, để có sự sẻ chia, bình đẳng. Chẳng hạn có bà giao cho chồng "quyền" tự ủi quần áo của mình. Thế nhưng, hễ ông chồng lười ủi một bữa, bà vợ lại cảm thấy như thiên hạ đang đổ dồn ánh mắt vô soi mình "sao để chồng ra đường với áo quần luộm thuộm thế", rồi làm luôn việc ấy cho lành. Thế là việc chồng việc. Ông ấy luộm thuộm thì người ta cười ông ấy chứ mắc chi mình lại lăn tăn? Trong suy nghĩ, mình đã không bình đẳng, sao có bình đẳng được?
Có lần, tôi đăng lời than trên mạng xã hội, rằng tại sao chỉ có đàn ông mang tiền về đưa vợ mà không có chuyện ngược lại, liền bị các chị xúm vô mắng: thế ông có đi chợ không, ông có làm việc nhà không, để ông giữ tiền cho gái ăn à. Chao ôi, tôi chỉ biết rút kinh nghiệm sâu sắc: lần sau không đăng vấn đề nhạy cảm ấy lên nữa. Đăng là đăng đùa, nhưng cũng có nhiều chục phần trăm sự thật. Không hiểu sao, đàn ông cứ bị khoác lên mình trách nhiệm "trụ cột kinh tế gia đình", thế là lao vào kiếm tiền quần quật. Một ông bạn già đồng nghiệp của tôi than, rằng đàn ông cứ như cái máy cày, bởi lúc quen bạn gái, ông ấy cũng phải có tiền "lo" cho bạn gái; cưới vợ về, ông ấy phải đưa tiền "lo" cho cả nhà. Mà tiền thì không tự có. Tiền rõ ràng do mình làm ra. Vậy mà mỗi khi cần xài, lại phải ngửa tay xin vợ, mới đau. Bất bình đẳng thiệt chứ chẳng chơi.
Ảnh minh họa
Có quyền như nhau, nhưng quyền có được thực thi như nhau không? Một vấn đề cũng quan trọng không kém: có phải ai cũng muốn thực thi quyền ấy? Nếu tôi thấy chơi sướng hơn làm, thì mắc chi phải giành "quyền được lao động"? Nếu vợ tôi vui với việc nội trợ, sao tôi lại tước đi niềm vui ấy của cổ? Đàn ông không đủ kiên nhẫn để làm việc nhà, nên họ có thể kiếm tiền và dùng tiền ấy thuê người giúp việc làm thay mình; phụ vợ, liệu có được xem là "chia sẻ việc nhà"?
Tôi nghĩ, chẳng thể đòi hỏi sự bình đẳng tuyệt đối. Bởi, cấu tạo cơ thể mỗi giới mỗi khác, có như nhau (bình đẳng) đâu. Lớn hơn cả bình đẳng giới là niềm hạnh phúc. Làm sao dưới một mái nhà, người vợ, người chồng, người con cảm thấy hài lòng với cuộc sống, vui với việc mình đang làm, mới là quan trọng. Còn như, phân công lao động đâu đó tắp lự, mà mỗi người đều thấy nặng nề thì dù "bình đẳng" vẫn kém vui. Thế thì đâu hạnh phúc.
Cho nên tôi nghĩ, quan tâm đến nhau, làm cho nhau sung sướng, ấy là bình đẳng vậy. Khi đó, mỗi thành viên trong nhà sẽ không còn lăn tăn bình đẳng hay không nữa. Đó mới là bình đẳng thật sự.
Theo Tinmoi24
Đau đầu vì vợ phải xem phim sex mới làm "chuyện ấy" Vợ tôi không thích chồng "dạo đầu" mà lại tự khơi gợi cảm hứng bằng xem phim sex. Tôi phải làm sao đây chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hoà ơi?" Thay vì mong muốn chồng "dạo đầu", vợ tôi lại yêu thích khởi động bằng phim sex (Ảnh minh hoạ IT) Tôi là người đàn ông bình thường như bao người đàn...