5 công nghệ lấy nét tự động nổi bật trên smartphone
Lấy nét theo pha, Focus Pixel, lấy nét bằng laser, bằng hồng ngoại hay dùng camera kép là những công nghệ lấy nét được đánh giá cao, áp dụng cho camera trên điện thoại.
Camera là một trong những tính năng được người dùng đặc biệt quan tâm khi chọn mua smartphone. Ngoài việc tăng độ phân giải, máy ảnh trên điện thoại đã có nhiều cải tiến trong việc lấy nét tự động với 5 công nghệ nổi bật dưới đây, theo PhoneArena.
Lấy nét theo pha
Phase Detection Auto Focus (PDAF) là công nghệ lấy nét được học hỏi từ các máy ảnh DSLR. Trang bị này lần đầu được Samsung mang lên mẫu Galaxy S5, giúp máy phát hiện đối tượng và bắt nét nhanh hơn so với lấy nét theo tương phản. Ưu điểm của PDAF còn là khả năng lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.
Focus Pixels
Video đang HOT
Về cơ bản Focus Pixels mà Apple trang bị trên iPhone 6 và iPhone 6 Plus xây dựng dựa trên công nghệ lấy nét theo pha. Ánh sáng sẽ đi qua ống kính máy ảnh sau đó được phân tích để xác định đối tượng cần lấy nét. Quá trình này diễn ra khá phức tạp nhằm mang đến khả năng lấy nét nhanh, chính xác.
Lấy nét bằng laser
Công nghệ này có trên LG G3 với một bộ thu phát nhỏ ở mặt sau máy, gần camera. Khi chụp ảnh, cụm camera sẽ phát ra các tia sáng mà mắt người không nhìn thấy, sau đó tính toán ánh ánh sáng phản xạ để đưa ra các thông số lấy nét.
Lấy nét bằng hồng ngoại
Lenovo đã mang đến bất ngờ tại MWC 2015 khi trình làng smartphone Vibe Shot có dáng như một chiếc máy ảnh. Nhà sản xuất trang bị nhiều công nghệ chụp ảnh ấn tượng cho sản phẩm như cảm biến 16 megapixel với chống rung quang học, đèn flash 3 tông màu và cơ chế lấy nét hồng ngoại. Tương tự lấy nét bằng laser mà LG sử dụng, công nghệ của Lenovo cho phép bắt nét nhanh hơn 2 lần so với camera lấy nét truyền thống
Camera kép
Sử dụng hai hệ ống kính độc lập, HTC One M8 hay Honor 6 Plus của Huawei mang đến nhiều lợi thế trong việc lấy nét. Trên Honor 6 Plus, người dùng có thể chọn điểm lấy nét và độ mở ống kính sau khi đã chụp xong bức ảnh, tương tự cơ chế chụp ảnh trước lấy nét sau trên máy ảnh Lytro. Trong khi đó One M8 cho phép tạo ra những bức ảnh có chiều sâu hơn, bắt nét nhanh và chính xác hơn.
Đình Nam
Theo VNE
Nikon D7200 ra mắt với cảm biến 24,2 'chấm', 51 điểm lấy nét
D7200 nâng cấp khả năng bắt nét trong điều kiện thiếu sáng và tăng bộ nhớ đệm cho phép chụp được 100 kiểu liên tiếp.
Nikon D7200.
Dòng máy ảnh bán chuyên của Nikon hôm qua đã tiếp nhận một hành viên mới là D7200 với nâng cấp chủ yếu liên quan đến hệ thống lấy nét và chụp liên tục. Máy vẫn sử dụng cảm biến CMOS APS-C độ phân giải 24,2 megapixel, tăng nhẹ về số "chấm" so với model tiền nhiệm D7100 là 24,1 megapixel. Nikon tiếp tục không trang bị bộ lọc quang thông thấp trên cảm biến cho phép chụp ảnh chi tiết hơn.
Hệ thống lấy nét của D7200 có 51 điểm với mô-đun tăng độ nhạy sáng giúp chụp trong các điều kiện tối tốt hơn hẳn so với thế hệ trước. Máy có thể chụp liên tục 6 khung hình mỗi giây và chụp được 100 kiểu liên tục mỗi lần bấm máy.
Máy hỗ trợ ISO từ 100 đến 25.600, mở rộng tối đa lên mức 102.400 nhưng chỉ áp dụng với ảnh đen trắng. D7200 quay video chuẩn Full HD tốc độ 60 khung hình mỗi giây, pin được cải thiện chụp được 1.100 bức mỗi lần sạc.
D7200 sở hữu bộ khung vỏ bằng hợp kim ma-giê chống thời tiết khắc nghiệt, flash cóc đi kèm có khoảng đánh xa 12 mét. Màn trập tốc độ tối đa 1/8000 giây và tối thiểu 30 giây.
Màn hình phía sau có kích thước 3,2 inch độ phân giải 1.228.800 pixel dạng cố định. Kính ngắm có độ phủ 100% khung hình và hệ số phóng đại 0,94x.
D7200 bắt đầu bán ra vào tháng 4 với giá đi kèm bộ ống kính 18-140 mm f/3.5-5.6G ED VR giá 1.700 USD hoặc nguyên thân máy giá 1.200 USD.
Tuấn Hưng
Theo VNE
Pin sạc dự phòng chống cháy nổ Nhà sản xuất Schneider Electric (Pháp) công bố hai mẫu pin sạc dự phòng mới dành cho thiết bị di động, với khả năng chống cháy nổ khi sử dụng. Vỏ ngoài của pin dự phòng APC dùng chất liệu nhựa chống cháy - Ảnh: T.Luân Hai mẫu pin đó là APC M5 (dung lượng 5.000 mAh) và APC M10 (dung lượng 10.000...