5 công nghệ ấn tượng trên smartphone 2015
Nhiều hãng sản xuất đã mạnh dạn áp dụng phần cứng mới nhằm mang đến sản phẩm khác biệt. Dưới đây là 5 công nghệ tuyệt vời nhất có trên những model của năm nay.
Máy quét tròng mắt từ Fujitsu
Đầu năm nay, hãng công nghệ Nhật Bản đã ra mắt mẫu Arrows NX F-04G. Đây là smartphone đầu tiên trên thế giới có khả năng mở khoá bằng cách quét võng mạc của người dùng. Công nghệ này được cho là “tương lai của bảo mật trên di động” và có thể xuất hiện trên nhiều mẫu smartphone khác trong tương lai gần.
ShatterShield của Moto Droid Turbo 2
Nứt vỡ màn hình là cơn ác mộng đối với nhiều người dùng smartphone. Với mẫu Droid Turbo 2 của Motorola 2, mối lo này đã được hãng giảm thiểu bằng công nghệ ShatterShield.
Motorola đã dùng một khung nhôm để tạo ra một tấm đế siêu bền, sau đó ốp thêm các lớp kính và lớp cảm ứng kép trên màn hình AMOLED. Với kết cấu này, màn hình của máy sẽ được gia tăng độ bền đáng kể.
3D Touch từ Apple
Bằng cách trang bị Taptic Engine từ Apple Watch lên iPhone 6S, Apple đã mang đến một công nghệ cảm ứng mới mang tên 3D Touch, giúp người dùng có thể truy cập nhanh vào các tính năng khác nhau của ứng dụng chỉ với một cú chạm mạnh lên biểu tượng ứng dụng.
Video đang HOT
Với 3D Touch, Apple đã rút ngắn các thao tác trên iPhone mới, đồng thời mở ra cơ hội cho các nhà phát triển phần mềm bên thứ ba khai thác được tính năng này.
Cổng USB-C
Xuất hiện lần đầu trên chiếc tablet Nokia N1, sau đó đến MacBook 12 Retina, nhưng USB-C hiện chỉ có trên chiếc OnePlus 2 và một vài thiết bị Nexus mới ra mắt.
Tuy chỉ mới manh nha, nhưng USB-C được người yêu công nghệ trên toàn cầu đón nhận bởi nhiều tiện ích mà kết nối này mang lại. USB-C cho tốc độ truyền tải nhanh hơn, có khả năng kết nối với nhiều thiết bị trong tương lai, truyền dòng điện 100W ở 20 Volt, xuất video 4K hoặc 5K, và quan trọng là có thể cắm theo cả hai chiều tương tự như cáp lightning của Apple.
Màn hình viền cong từ Samsung
Trong quá khứ, Samsung từng thử nghiệm các mẫu di động màn hình cong nhưng đều không thành công. Đến năm nay, mọi chuyện đã thay đổi. Hãng ra mắt hai mẫu có màn hình cong ở viền là Galaxy S6 Edge và Galaxy S6 Edge Plus, nhằm cạnh tranh trực tiếp với bộ đôi iPhone mới từ Apple.
Điều đáng nói, viền cong trên các thiết bị này đều tỏ ra hữu dụng. Người dùng có thể nhận được những thông báo thông qua viền cong. Bên cạnh đó, viền cong trên những chiếc Galaxy S6 Edge và S6 Edge Plus cũng giúp model này có nét khác biệt trong thiết kế.
Duy Nguyễn
Theo Zing
Cảm ứng lực - xu hướng mới của làng smartphone
Nhờ có bộ đôi iPhone 6S và iPhone 6S Plus ra mắt gần đây của Apple, công nghệ cảm ứng lực trên di động đã ngày càng được người dùng đón nhận nồng nhiệt hơn, đồng thời trở thành xu hướng chung của làng công nghệ thế giới.
Công nghệ màn hình cảm ứng lực trên iPhone - Ảnh Apple
Dù sở hữu những tên gọi khác nhau như Force Touch hay 3D Touch, đây đều được hiểu là công nghệ cảm ứng lực trên các tấm màn hình smartphone. Nói một cách đơn giản, công nghệ cảm ứng lực sẽ cho phép thiết bị nhận diện được lực nhấn trên màn hình, thay vì chỉ định vị được nơi mà người dùng nhấn lên như trước đây.
Tùy vào quy chuẩn của mỗi nhà sản xuất, màn hình smartphone sẽ nhận diện được các mức độ lực nhấn khác nhau. Như mẫu iPhone 6S là 2 mức độ lực: nhấn mạnh, nhấn nhẹ (như bình thường). Qua đó, với mỗi lực nhấn, các nhà sản xuất sẽ quy định ý nghĩa của các lực.
Một màn hình cảm ứng lực chuẩn sẽ bao gồm những thành phần gì?
Để có thể cảm ứng lực nhấn, một chiếc smartphone sẽ cần tới một màn hình cảm ứng và một bộ rung phản hồi. Đầu tiên là màn hình kính. Tương tự những màn hình thông thường, màn hình cảm ứng lực cần có mức độ đàn hồi nhất định, giúp làm biến dạng những điểm nhấn lực khi người dùng chạm ngóng tay vào chúng.
Các thành phần bên trong màn hình cảm ứng lực - Ảnh Apple
Tiếp theo là bộ rung phản hồi. Nghe có vẻ cao siêu, nhưng tính năng rung phản hồi đã có từ rất lâu trên nhiều loại smartphone. Tuy nhiên, để việc cảm ứng lực hoạt động trơn tru, bộ rung này phải được hoàn thiện thật tỉ mỉ và chính xác. Trong trường hợp này, bộ rung phản hồi càng phản ứng nhanh với dao động của ngón tay càng tốt.
Tại sao màn hình cảm ứng lực lại trở thành xu hướng?
Với những sản phẩm đã được trang bị công nghệ cảm ứng lực, có 3 lý do chính khiến tính năng này sẽ trở thành xu hướng trong tương lai.
Nếu sở hữu một smartphone có màn hình cảm ứng lực, chúng ta sẽ có thêm nhiều phím tắt tiện lợi trên màn hình. Từ đó, khả năng tương tác với các ứng dụng sẽ thuận tiện hơn, đồng thời nâng cao trải nghiệm di động. Ví dụ, để sử dụng một tính năng trong phần máy ảnh, thay vì phải truy cập trực tiếp vào ứng dụng chụp ảnh, chúng ta có thể dùng cảm ứng lực để mở nhanh tính năng này.
Về cơ bản, điều này sẽ cho phép chúng ta hạn chế tối đa các thao tác dư thừa với màn hình smartphone. Thay vì mất tới 3 - 4 thao tác để có được tính năng ưng ý, chúng ta chỉ cần nhấn mạnh, hoặc rất nhẹ vào màn hình mà thôi. Ngoài ra, với những người có công việc bận rộn, cảm ứng lực còn giúp tiết kiệm thời gian sử dụng smartphone, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc.
Cảm ứng lực giúp tạo các lối tắt trên màn hình smartphone - Ảnh Apple
Đặc biệt, cảm ứng lực còn mở ra một chân trời mới cho các nhà phát triển ứng dụng trong tương lai. Thay vì bó buộc với những thao tác vuốt, chạm thông thường, các phần mềm, trò chơi sẽ có thêm nhấn mạnh, hoặc chạm nhẹ. Hãy tưởng tượng, với những tựa game có bộ điều khiển vốn chiếm rất nhiều không gian trên màn hình, cảm ứng lực nhiều cấp độ giờ đây sẽ thế chỗ cho những nút điều khiển đó.
Đổi lại, để có một ứng dụng, trò chơi hỗ trợ tối đa cho công nghệ cảm ứng lực, các nhà phát triển sẽ phải bổ sung, hoặc đập đi xây lại hoàn toàn ứng dụng đó.
Những cánh chim đầu đàn trong công nghệ cảm ứng lực
Rõ ràng, Apple đang là một trong những nhà sản xuất tiên phong với công nghệ cảm ứng lực trên di động. Ngoài bộ đôi iPhone 6S và iPhone 6S Plus nổi danh với công nghệ 3D Touch, Apple đã áp dụng thành công tính năng cảm ứng lực trên trackpad của máy tính Mac và đồng hồ thông minh Apple Watch.
Cũng cần phải nói rằng, trước Apple, một nhà sản xuất tới từ Trung Quốc là Huawei cũng đưa công nghệ màn hình cảm ứng lực lên smartphone Huawei Mate S của mình, đồng thời biến sản phẩm này trở thành chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới có công nghệ màn hình cảm nhận được lực nhấn.
Nhìn chung, với 2 tên tuổi lớn là Huawei và Apple, chắc chắn công nghệ cảm ứng lực sẽ còn nở rộ trong thời gian sắp tới. Đặc biệt là khi xuất hiện những tin đồn cho rằng, Xiaomi - một công ty công nghệ nổi danh tại Trung Quốc cũng tham gia vào lĩnh vực này.
Tuấn Hưng
Theo Thanhnien
iPhone 6S chính hãng: Cửa hàng nói hợp lý, khách chê đắt Nếu lấy giá iPhone xách tay (khoảng gần 17 triệu đồng), thêm 10% thuế VAT thì giá máy chính hãng mức 19 triệu đồng không cao. Đó là chưa kể máy chính hãng được đổi mới trong 1 năm. Mức giá bán lẻ dự kiến của iPhone 6S và 6S Plus chính hãng vừa được tiết lộ tại thị trường Việt Nam. Theo...