5 chốn cầu duyên linh thiêng ở Sài Gòn
Người đi lễ chùa Ngọc Hoàng, miếu Phù Châu, chùa Ôn Lăng thường dâng lễ chỉ đỏ, dừa, trầu cau, hoa tươi… với niềm tin tình duyên sẽ suôn sẻ.
Miếu Phù Châu (quận Gò Vấp) là địa chỉ cầu duyên nổi tiếng ở TP HCM, vì khách muốn đến viếng phải đi đò. Miếu được xây trên cồn đất nhỏ khoảng 2.500 m2 giữa sông Vàm Thuật, do đó còn có tên là miếu Nổi.
Bàn thờ Ngũ Hành Nương Nương trong miếu là nơi cầu duyên, bên cạnh cầu an và cầu may. Người ta thường rỉ tai nhau, người tới cầu duyên nên dâng lễ vật gồm dừa, trầu cau, hoa cúc, hoặc thêm cả hoa sen. Trong đó, trầu cau đại diện cho duyên tình lứa đôi, dừa theo tín ngưỡng Nam Bộ tượng trưng cho sự may mắn.
Chùa Bà Thiên Hậu (quận 5) thu hút cả nam nữ đến cầu duyên. Người cầu tình duyên tới đây thường thành tâm thắp hương hoặc dâng hoa quả. Nhiều bạn trẻ thường kết hợp đến chùa để chụp ảnh kỷ niệm với áo dài dịp Tết.
Ngôi chùa vốn là hội quán cổ bậc nhất của người Hoa ở Sài Gòn. Đến đây những ngày cận và trong Tết, du khách có cơ hội xem các đoàn lân sư rồng biểu diễn nghi thức “khai quang điểm nhãn”, để tạo sinh khí cho con lân, con rồng mới, mang đến vận may cho đoàn múa trong năm.
Chùa Ôn Lăng (quận 5) là địa chỉ cầu duyên nổi tiếng khác nằm ở khu người Hoa. Ngôi chùa gây ấn tượng với du khách bởi vẻ ngoài sặc sỡ và họa tiết tinh xảo đặc trưng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa. Hiện công trình là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Người ta tin rằng, cầu duyên ở chùa Ôn Lăng, ngoài dâng bánh trái, khách cần mua thêm cuộn chỉ đỏ được cắm kim luồn sẵn sợi, đặt tại bàn thờ Hoa Phấn phu nhân. Ngoài ra, nơi đây còn nổi tiếng với tục “đánh kẻ tiểu nhân” để cầu an, cầu may.
Chùa Ngọc Hoàng (quận 1) nổi tiếng linh thiêng từng chào đón cựu Tổng thống Mỹ Obama ghé thăm hồi tháng 5/2016. Ảnh: Quỳnh Trần
Video đang HOT
Gian bên trái từ cổng chùa vào là điện thờ Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ, cũng là nơi tọa của tượng ông Tơ, bà Nguyệt – những vị thần được tin là nắm giữ việc mai mối hôn nhân. Khách tới đây được nhân viên hướng dẫn thắp hương khấn tên mình cùng tên “người trong mộng” để được se duyên.
Đền Bà Mariamman (quận 1) cũng là nơi du khách có thể đến cầu nhân duyên. Nữ thần Mariamman được các tín đồ Hindu giáo tôn thờ để cầu mong mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khoẻ dồi dào, con cháu đông vui, và cầu hôn nhân suôn sẻ, tình yêu hạnh phúc.
Đền Bà Mariamman mang đậm nét kiến trúc Ấn Độ, còn có tên gọi khác là chùa Bà Ấn. Bên cạnh sự linh nghiệm trong việc thờ cúng, ngôi chùa thường thu hút khách tham quan bởi vẻ đẹp độc đáo và cách cầu nguyện lạ là úp mặt vào vách đá, thì thầm những điều mong muốn.
Những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng tại TP.HCM
Ngày lễ tình nhân năm nay diễn ra đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Vào mùng 3 Tết này, bạn có thể đến các ngôi chùa sau để cầu tình duyên cho mình.
Bên cạnh vẻ đẹp của kiến trúc ấn tượng, những ngôi chùa giữa lòng TP.HCM còn là điểm hẹn tâm linh thu hút du khách trong và ngoài nước đến hành hương bởi sự linh thiêng trong việc cầu duyên.
Do dịch diễn biến phức tạp tại TP.HCM, các nghi lễ tôn giáo và hoạt động 20 người trở lên sẽ bị hạn chế. Vì vậy, nếu đến chùa chiêm bái vào dịp Tết này, bạn lưu ý giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và tránh tụ tập nơi đông người.
Chùa Ngọc Hoàng
Có tuổi đời hơn một thế kỷ, ngoài kiến trúc Hoa độc đáo, chùa Phước Hải hay Ngọc Hoàng còn là địa điểm cầu tình duyên quen thuộc của người Sài thành. Nhiều người tin rằng đến đây chỉ cần thành tâm thắp hương, khấn vái và chạm vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, đường tình duyên sẽ thuận lợi hơn.
Chùa Ngọc Hoàng từng được nhà nước công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Trong chùa còn có điện thờ Phật Dược Sư để khách cầu sức khỏe, điện Thần Tài giúp tài, lộc mau tới...
Địa chỉ: Mai Thị Lựu, quận 1
Mỗi mùa Valentine, ngôi chùa thu hút giới trẻ đến vãn cảnh, cầu duyên.
Chùa Ông
Chùa Ông còn có tên gọi khác là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội quán, tọa lạc tại khu phố người Hoa, TP.HCM. Vào các dịp lễ, nhất là ngày đầu năm mới, chùa được nhiều người lui tới cúng bái, cầu tài lộc, bình an.
Ngoài ra, sự linh thiêng trong việc cầu duyên cũng thu hút đông đảo du khách hành hương. Bên cạnh những người "lẻ bóng", các cặp đôi yêu nhau cũng đến đây cầu duyên với mong ước tình yêu của họ được đơm hoa kết trái.
Địa chỉ: Nguyễn Trãi, quận 5
Chùa Ông là chốn cầu duyên quen thuộc của các nam thanh nữ tú.
Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu còn có tên gọi khác như chùa Bà Chợ Lớn, Phò Miếu. Đây là một trong những ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất quận 5, khu Chợ Lớn. Ngôi chùa gần 300 năm tuổi này từng được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993.
Bên cạnh tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc chùa kiểu Hoa, những người cô đơn có thể đến đây để cầu tình duyên, hy vọng sớm tìm được một nửa của mình.
Địa chỉ: Nguyễn Trãi, quận 5
Vào ngày 28 tháng chạp hàng năm, chùa tổ chức lễ cúng Bà và khai ấn, thu hút nhiều người đến viếng.
Chùa Bát Bửu Phật Đài
Ngôi chùa cầu duyên có tiếng tọa lạc tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Điểm đặc biệt nhất của công trình chính là kiến trúc hình bát giác cao 3 m được gọi là Bát Bửu Phật Đài. Ngoài cầu tài lộc, bình an, bạn có thể đến đây thắp nhang, khấn vái với niềm tin sớm tìm được người thương.
Lữ khách đến đây thường ghi lời cầu xin của mình, dán vào chuông chùa rồi đánh vang. Người ta quan niệm rằng, tiếng vang của chuông sẽ mang những điều cầu xin của bạn đến với đức Phật.
Địa chỉ: Mai Bá Hương, huyện Bình Chánh.
Ngôi chùa còn có tên gọi khác là Thanh Tâm hay Phật Cô Đơn.
Chùa Bà Ấn Độ
Chùa Bà Ấn Độ là một ngôi đền Hindu giáo của người gốc Ấn, thờ vị thần Mariamman. Tương truyền rằng chính nữ thần Mariamman đã mang lại mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khỏe cho người dân, dồi dào, hôn nhân suôn sẻ, con cháu đông vui... Vào ngày xuân, ngôi đền này tấp nập người ghé thăm, đặc biệt là giới trẻ đến cầu duyên.
Địa chỉ: Trương Định, quận 1
Ngoài kiến trúc Ấn độc lạ, chùa còn là nơi cầu tình duyên có tiếng.
Gợi ý nơi chụp ảnh áo dài Tết đẹp ở Sài Gòn Những điểm tham quan có kiến trúc cổ kính, đền chùa thường được chọn để thực hiện bộ ảnh Tết truyền thống tại TP HCM. Bảo tàng Mỹ Thuật toạ lạc tại số 97 đường Phó Đức Chính (quận 1). Bảo tàng hút khách nhờ phong cách kiến trúc kết hợp hài hòa giữa nét Á Đông và châu Âu. Đây vốn là...