5 chính sách của Obama sẽ bị Trump loại bỏ khi nhậm chức
Giáo dục, y tế và quan hệ ngoại giao là 3 trong nhiều lĩnh vực Trump sẽ đảo ngược chính sách khi làm Tổng thống Mỹ.
Ông Donald Trump dường như có một con đường rất rõ ràng cho các chính sách của mình
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có một con đường rất rõ ràng cho các chính sách của mình. Mặc dù Trump khẳng định rằng không có ý định phá bỏ di sản của Tổng thống Barack Obama, nhưng những lời hứa lúc tranh cử và đề xuất chính sách của ông lại cho thấy điều ngược lại.
Dưới đây là một số chính sách của chính quyền Obama mà Trump đang có ý định loại bỏ khi nhậm chức vào tháng 1.2017, theo News Republic.
1. Y tế
Một trong những chính sách lớn nhất của Trump là loại bỏ hoàn toàn Đạo luật Chăm sóc Giá phải chăng (ACA). Đây là đạo luật y tế của Tổng thống Mỹ Obama nhằm thành lập một thị trường bảo hiểm y tế và trợ cấp cho những người không có khả năng trả phí bảo hiểm hàng tháng.
Từ khi tranh cử, Trump đã ủng hộ loại bỏ một số quy định trong đạo luật. Và dường như ông Trump đã thể hiện mong muốn loại bỏ ACA của mình khi chọn đảng viên Cộng hòa Tom Price làm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ con người. Tom Price từng phản đối ACA trong Quốc hội.
2. Giáo dục
Trump không nói nhiều về giáo dục lúc tranh cử. Nhưng điều này không có nghĩa là ông sẽ không “đụng chạm” vào chính sách giáo dục của Obama. Chính quyền Trump có thể dễ dàng quay 180 độ trong một số quy định giáo dục khi Bộ trưởng Giáo dục vừa được Trump lựa chọn là bà bà Betsy DeVos. Các quy định này liên quan đến “charter school” – hệ thống trường học quỹ nhà nước nhưng hoạt động độc lập, và các phiếu cấp vốn cho học sinh.
Bà DeVos ủng hộ cả hai quy định trên và là người dùng khả năng chính trị để tác động với công chúng, kêu gọi nhà nước đầu tư vào trường học ở bang Michigan quê hương của bà.
Video đang HOT
Một trong những chính sách lớn nhất của Trump là loại bỏ hoàn toàn Đạo luật Chăm sóc Giá phải chăng (ACA) của ông Obama
3. Năng lượng và Môi trường
Lập trường của Trump về lĩnh vực năng lượng môi trường là rất rõ ràng. Ông từng nói nhiều lần rằng ông rất hoài nghi về sự thật đằng sau những nghiên cứu khí hậu về Trái Đất đang nóng lên.
Ông từng gọi sự ấm lên toàn cầu là một âm mưu được “nhào nặn” bởi Trung Quốc. Ông cũng tuyên bố sẽ nới lỏng các quy định năng lượng và thậm chí hoàn toàn dẹp bỏ các cơ quan bảo vệ môi trường.
4. Kiểm soát súng
Trump không hề ngại ngần khi nói đến súng. Ông ủng hộ súng và phản đối tất cả quy định nào nhằm hạn chế người Mỹ mua súng. Obama đã không thể giảm bớt việc bán vũ khí tại Mỹ ngay cả khi loạt vụ xả súng diễn ra. Tuy nhiên, ông Obama đã ký nhiều lệnh như yêu cầu các cơ quan liên bang cung cấp nhiều dữ liệu về súng hơn, rà soát các tiêu chuẩn an toàn súng, giúp lực lượng thực thi pháp luật tối đa hóa nỗ lực để ngăn chặn và truy tố các vụ bạo lực súng.
Còn Trump đã thẳng thừng tuyên bố sẽ bãi bỏ tất cả các hoạt động mà ông Obama đã ký liên quan đến mua bán súng, sở hữu súng hay bạo lực súng đạn.
Khác với Obama, ông Trump hoàn toàn ủng hộ việc mua bán và sở hữu súng
5. Quan hệ quốc tế
Trump sẽ sẵn sàng thay đổi hoàn toàn quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia khác, theo News Republic. Quyết định gỡ bỏ lệnh cấm vận với Cuba của ông Obama có thể bị đảo ngược, mặc dù một số công ty Mỹ được hưởng lợi từ biên giới mở với Cuba đang đề nghị Trump không thay đổi.
Quan hệ bất thường giữa Trump và Nga cũng có thể khiến nhiều “giao dịch” giữa hai nước thay đổi. Khi được hỏi về gỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga, Trump mới đây cho biết: “Chúng ta phải tiếp tục cuộc sống của chúng ta”.
Theo Danviet
Dân Phần Lan ngồi không nhận 13 triệu đồng/tháng
Quốc gia vùng Scandinavi sẽ là nước đầu tiên trả lương cho người lao động thất nghiệp, bắt đầu từ tháng sau.
Phần Lan. Ảnh minh họa.
Theo Independent, để kiểm tra tính khả thi của chính sách mới. Chính phủ Phần Lan sẽ lựa chọn 2.000 người tham gia.
Những người này được chọn ngẫu nhiên và không được phép đồng ý hay từ chối. Họ sẽ được nhận một khoản tiền hàng tháng.
Số tiền vào khoảng 560 euro (hơn 13 triệu đồng), được cấp mỗi tháng trong vòng hai năm. Người nhận tiền không cần phải chứng minh họ đang tìm việc hay có bất cứ giới hạn nào khác.
Những người được lựa chọn thuộc nhóm người đang thất nghiệp và chính phủ sẽ không điều tra xem họ còn nguồn thu nhập nào khác hay không.
Các nhà lãnh đạo Phần Lan hy vọng, chính sách này sẽ giúp nâng cao chất lượng sống của người dân, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và thúc đẩy tạo việc làm.
Nếu thành công, thử nghiệm sẽ được nhân rộng để trở thành mức lương cơ bản cho mỗi người Phần Lan thất nghiệp hàng tháng.
Một số nhà phân tích lo ngại cho rằng, chính sách này sẽ khiến cho nhiều người không muốn tìm kiếm việc làm vì nếu vậy, họ sẽ đánh mất lợi ích thất nghiệp. Đối với một số trường hợp, người đi làm những còn phải đối mặt với nhiều khó khăn tài chính hơn.
Người dân Phần Lan không làm gì cũng được 560 euro mỗi tháng.
Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang kiểm tra tính khả thi của chính sách cung cấp cho người dân mức lương cơ bản hàng tháng. Hồi đầu năm nay, chính phủ Thụy Sĩ có kế hoạch trả khoảng 2.000 bảng Anh nhưng người dân đã bỏ phiếu bác bỏ.
Ở Anh, người phụ trách tài chính của đảng Lao động, ông John McDonnell đã bày tỏ quan điểm ủng hộ nhưng đảng Bảo thủ nói, số tiền như vậy vượt quá khả năng chi trả của chính phủ.
Nhìn chung, chính sách này ở một số quốc gia có sự khác nhau nhưng nguyên tắc cơ bản là cung cấp cho người dân mức lương cơ bản hàng tháng.
Những người ủng hộ cho rằng, chính sách sẽ giúp người dân làm việc ít hơn, giảm bất bình đẳng và giảm tổng chi tiêu phúc lợi.
Số khác nói chính sách này quá tốn kém và làm giảm động lực của những người phải làm những công việc khó khăn.
Theo Danviet
"Phó tướng" tiết lộ ưu tiên chính sách của Tổng thống đắc cử Trump Phó Tổng thống Mỹ đắc cử Mike Pence ngày 2/12 đã đề cập tới những ưu tiên trong chính sách của chính phủ Mỹ sắp tới như vấn đề y tế, nhập cư và cải cách thuế. Phó Tổng thống Mỹ đắc cử Mike Pence. (Ảnh: GettyImages) Trả lời phỏng vấn Thời báo phố Wall của Mỹ, Phó Tổng thống đắc cử Mike...