5 “chìa khóa” của thị trường chứng khoán châu Á năm 2023
Năm 2022 được coi là năm ảm đạm với thị trường chứng khoán châu Á sau khi “bốc hơi” 5.000 tỉ USD vốn hóa, còn năm 2023 tình hình sẽ thế nào?
Mới đây, Bloomberg đưa ra nhận định về 5 yếu tố then chốt quyết định thị trường chứng khoán châu Á năm 2023.
Sự phục hồi của Trung Quốc
Việc Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế sẽ là chìa khóa thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế nước này, tạo động lực cho toàn khu vực tăng trưởng. Tuy nhiên, việc thị trường phục hồi đến đâu vẫn còn phải phụ thuộc vào các diễn biến bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc trong thời gian tới, nhất là sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới cũng như các lo ngại do đứt gãy chuỗi cung ứng.
Bloomberg dẫn lời chiến lược gia Amir Anvarzadeh, thuộc Công ty tư vấn tài chính Asymmetric Advisors (Nhật Bản), lưu ý sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đồng nghĩa với nhu cầu về nguyên liệu thô nhiều hơn và lạm phát cao hơn, nên cản trở lộ trình giảm tốc độ tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương toàn cầu. Bên cạnh đó, triển vọng đối với ngành bất động sản của Trung Quốc vẫn còn nhiều thách thức.
Thị trường chứng khoán các nước châu Á có thể gặp nhiều thách thức trong năm 2023 . REUTERS
Video đang HOT
USD giảm giá
Năm 2022, việc đồng bạc xanh tăng giá mạnh đã gây áp lực lên thị trường chứng khoán châu Á, đặc biệt là với những bên vay bằng USD và các nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, áp lực này đã giảm bớt khi kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng chính sách tiền tệ, cho phép USD giảm giá so với mức đỉnh hồi tháng 9.2022.
Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán châu Á sau khi rút gần 60 tỉ USD ra khỏi các thị trường mới nổi trong năm 2022. Bloomberg đánh giá, đây là dòng tiền lớn nhất mà các nhà đầu tư rút khỏi thị trường chứng khoán khu vực kể từ năm 2010 đến nay.
Thị trường chip
Năm 2022, các nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới của Hàn Quốc và Đài Loan như Samsung và TSMC đã có một năm khó khăn, nên giá cổ phiếu nhiều công ty trong lĩnh vực công nghệ giảm mạnh. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, nửa cuối năm 2023 sẽ chứng kiến các biến chuyển tích cực trong lĩnh vực công nghệ.
Bên cạnh đó, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden kiềm chế tham vọng công nghệ của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của TSMC cũng như các nhà sản xuất thiết bị và sản xuất chip khác của châu Á. Trong bối cảnh đó, sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc đối với ngành công nghiệp chip sẽ “trợ lực” thị trường này.
Chính sách tiền tệ của BOJ
Việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) bất ngờ quyết định tăng gấp đôi biên độ dao động lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm vào tháng 12.2022 đã làm thổi bùng kỳ vọng rằng BOJ sẽ chuyển hướng sang thắt chặt tiền tệ, thay vì duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo trong suốt thập niên qua. Động thái này sẽ thúc đẩy yen tăng giá, tạo áp lực lên các nhà xuất khẩu của Nhật Bản, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và sản xuất ô tô.
Bất kỳ sự thay đổi nào trong thời gian tới của BOJ sẽ tác động vượt ra ngoài thị trường Nhật Bản và cả châu Á, bởi vì các công ty và các nhà đầu tư Nhật Bản là những người mua chủ yếu các tài sản ở nước ngoài và yen là loại tiền tệ tài trợ rộng rãi trên toàn cầu.
Căng thẳng địa chính trị
Hiện nay, quan hệ Mỹ – Trung có vẻ được cải thiện hơn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức do bất đồng sâu sắc giữa hai nước. Chính điều này khiến giới đầu tư e ngại khi đặt cược quá lớn vào các cổ phiếu Trung Quốc. Các nhà phân tích cho rằng rủi ro địa chính trị là một trong những yếu tố tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ đi xuống sau phát biểu của các quan chức Fed
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 17/11 giảm điểm, khi các nhà giao dịch đánh giá các phát biểu mới nhất của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và lộ trình chính sách của Fed.
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ ngày 2/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 7,51 điểm, hay 0,02%, xuống 33.546,32 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 12,23 điểm, hay 0,31%, xuống 3.946,56 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 38,7 điểm, hay 0,35%, xuống 11.144,96 điểm.
Tám trong 11 lĩnh vực chỉ chốt của chỉ số S&P 500 giảm điểm, với lĩnh vực tiện ích công cộng và hàng tiêu dùng không thiết yếu giảm mạnh nhất, với các mức giảm tương ứng 1,79% và 1,27%. Công nghệ là lĩnh vực tăng mạnh nhất, với 0,21%.
Về triển vọng tăng lãi suất của Fed, Chủ tịch Fed tại St. Louis, James Bullard, ngày 17/11 nói Fed vẫn có nhiều việc phải làm, do chính sách tiền tệ thắt chặt cho đến nay chỉ có tác động hạn chế lên lạm phát. Fed cần tiếp tục tăng lãi suất lên các mức đủ cao để hạ nhiệt lạm phát.
Trong khi đó, Chủ tịch chi nhánh Fed tại Minneapolis, Neel Kashkari, ngày 17/11 nói rằng vẫn chưa rõ liệu Fed sẽ tăng lãi suất đến mức nào để đưa cân bằng nhu cầu.
Trước đó, ngày 16/11, Chủ tịch chi nhánh Fed tại San Francisco, Mary Daly, cho rằng lãi suất trong khoảng 4,75 - 5,25% có thể là phù hợp.
Đầu tháng này, Fed đã tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ tư liên tiếp, lên mức 3,75 - 4%.
Về tình hình nền kinh tế, báo cáo của Bộ Lao động công bố ngày 17/11 cho thấy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại nước này giảm 4.000, xuống 222.000 trong tuần kết thúc ngày 12/11.
Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của The Wall Street Journal dự báo con số 225.000.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch 17/11, chỉ số VN - Index tăng 23,36 điểm (2,8%) lên 969,26 điểm. Chỉ số HNX - Index tăng 4,41 điểm (2,4%) lên 187,86 điểm.
Chứng khoán thế giới trượt dốc sau khi Anh tăng lãi suất kỷ lục Chứng khoán thế giới đồng loạt trượt dốc vào cuối phiên giao dịch ngày 3/11, vài giờ sau khi Ngân hàng trung ương Anh (BoE) công bố mức điều chỉnh lãi suất cao nhất trong 33 năm kèm cảnh báo tình trạng suy thoái ở Anh sẽ kéo dài đến giữa năm 2024. Hoạt động giao dịch tại Sàn chứng khoán New York,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quan chức cấp cao Mỹ tới Pháp đàm phán về Ukraine, Iran và thương mại

Nhà Trắng điều chỉnh quy định tiếp cận báo chí sau phán quyết của tòa án liên bang Mỹ

Những kịch bản trong bầu cử tổng thống Romania khiến EU lo ngại

USD suy yếu, đồng rúp Nga trở thành đồng tiền có lợi nhuận nhất thế giới

Tổng thống D. Trump ký lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc

Ngành thiết bị chip Mỹ chuẩn bị gánh thêm chi phí tỉ đô vì thuế quan của Tổng thống Trump

Đại học Harvard bất tuân lệnh, Nhà Trắng 'khai hỏa' mặt trận mới

Phó Tổng thống Mỹ tiết lộ nước đầu tiên có thể đạt thoả thuận thương mại với Washington

Bulgaria bất ngờ từ chối bán lò phản ứng hạt nhân cho Ukraine

Tổng thống Trump ký lệnh mở đường di dời các cơ quan chính phủ ra khỏi Washington DC

Mỹ bất ngờ dỡ bỏ lệnh trừng phạt với quan chức cấp cao thành viên EU

Rủi ro đối với thương mại toàn cầu từ góc nhìn luật quốc tế
Có thể bạn quan tâm

Ronaldo sắp gia hạn với Al Nassr
Sao thể thao
13:58:58 16/04/2025
Clip nóng: "Ngọc nữ showbiz" cúi gập người xin lỗi trong ngày được thả, lộ biểu cảm lạ nghi mắc bệnh tâm thần
Sao châu á
13:52:21 16/04/2025
3 nghệ sĩ rời phố thị về Thạch Thất sống an yên tại nhà vườn rộng lớn, có nữ NSND mới 43 tuổi
Sao việt
13:48:30 16/04/2025
TikToker quen mặt quảng cáo sữa không rõ nguồn gốc bị "bế" lên VTV: Tự đặt "dấu chấm hết" khi đang nổi tiếng?
Netizen
12:56:34 16/04/2025
'Dưới đáy hồ': Kay Trần bị rêu nuốt, Karen đối đầu bản sao tà ác ở tầng hồ sâu thẳm
Phim việt
12:53:34 16/04/2025
Nhân viên quán nhậu bị đâm tử vong ở Long An
Pháp luật
12:52:58 16/04/2025
Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo
Tin nổi bật
12:49:04 16/04/2025
Trải nghiệm máy tính bảng Xiaomi Pad 7 kèm bàn phím và bút stylus
Đồ 2-tek
12:45:48 16/04/2025
Tổng thống Trump gia tăng áp lực, hối thúc Trung Quốc khởi động tiến trình đàm phán

Khám phá quốc đảo đẹp mê hồn ở Nam Âu
Du lịch
12:38:22 16/04/2025