5 “chàng” Kong trong lịch sử Hollywood, không tên khỉ khổng lồ nào lầy bằng George của “Rampage”
Cùng nhìn lại 5 tác phẩm về Kong ấn tượng nhất trong lịch sử điện ảnh để thấy ngày xưa khỉ khổng lồ đáng sợ và nghiêm túc thế nào, chứ không “biến thái” như cậu George trong “Rampage”.
Trải qua nhiều thời kỳ, các phiên bản phim về nhân vật Linh trưởng khổng lồ đã có sự lột xác ngoạn mục. Trong tháng này, khán giả điện ảnh sẽ tiếp tục được gặp lại nhân vật có sức mạnh đầy lôi cuốn này trong bom tấn Rampage (Siêu Thú Cuồng Nộ).
Trong khi Kong xuất hiện trên màn ảnh với rất nhiều phiên bản thì có lẽ chú khỉ George khiến người ta liên tưởng đến một Kong “biến thái” với những trò bựa nhây không thể tả. Để khởi động trước khi thưởng thức siêu phẩm này, chúng ta hãy cùng điểm lại top 5 phim về những con khỉ khổng lồ đáng được xem qua một lần.
1. King Kong (1933)
Với vai diễn Ann Darrow – cô gái xinh đẹp đã chiếm được trái tim của quái vật khổng lồ, nữ diễn viên Fay Wray đã trở thành một ngôi sao sáng chói tại Hollywood thời kỳ đó. Bên cạnh Fay, nhân vật được nhớ đến không kém chính là Robert Amstrong trong vai Carl Denham, tay làm phim tàn bạo đẩy mọi chuyện đi theo kế hoạch của bản thân để có được những thước phim chấn động trên Đảo đầu lâu.
Với sự hợp tác, góp sức của nhà sản xuất kiêm đạo diễn Merian C. Cooper và Ernest B. Schoedsack, Willis O’Brien (cùng với sự trợ giúp từ Marcel Delgado), đã tạo nên một bộ phim có kỹ xảo tiên tiến vào thời đó. Kong đời đầu này đã để lại rất nhiều cảnh phim kinh điển, trong đó bao gồm cảnh Kong phá hủy một ngôi làng bản địa, cảnh chiến đấu của Kong với bầy quái vật, và đoạn kết hùng tráng trên đỉnh tòa tháp Empire State. Đặc biệt, phần âm nhạc tuyệt vời của Max Steiner được làm ra không chỉ với tư cách là nhạc nền cho một bộ phim dài đầu tiên, mà còn là sản phẩm nhạc phim đầu tiên ghi âm bởi một dàn giao hưởng trọn vẹn.
2. Son of Kong (1933)
Ý tưởng sản xuất những tập tiếp theo để tiếp nối thành công đã được giới làm phim để ý tới ngay khi King Kong lần đầu tiên ra đời. Bằng chứng là sự xuất hiện của Son of Kong năm 1933.
9 tháng sau khi King Kong (1933) được công chiếu, Son of Kong ra đời. Mặc dù có những diễn viên gạo cội của bộ phim trước thủ vai, thế nhưng Son of Kong không thể nổi bật bằng “người đàn anh” của mình vì với chi phí quay khá eo hẹp. Bộ phim đánh dấu sự trở lại của ngôi sao màn bạc – Robert Armstrong trong vai Carl Denham, anh ta cùng đoàn thám hiểm quay lại Đảo đầu lâu để tìm kiếm kho báu và phải chạy trốn khỏi một quái vật khỉ đột bị bạch tạng mà thực chất là con của Kong.
“Con trai vua khỉ” gần như chỉ ngẫu nhiên xuất hiện trong phim và thậm chí không xuất hiện được đến nửa bộ phim. Phần lớn bộ phim chỉ tập trung lột tả những khủng hoảng trong lương tâm của Denham về cách cư xử của ông ấy đối với Kong trong phần phim đầu. Bộ phim có nội dung được lên ý tưởng khá thú vị và hợp lý, tuy nhiên nó không được lột tả hết khi quá ngắn, chỉ 70 phút. Khúc kết của bộ phim chính là một cơn địa chấn với hiệu ứng khá đẹp mắt, điều này rất thuận tiện cho việc viết lên các cốt truyện khác nhau cho những phần tiếp theo.
3. Mighty Joe Young (1949)
Được trình làng bởi huyền thoại John Ford, tác phẩm tiêu biểu năm 1949 Mighty Joe Young là sự hội ngộ của đội ngũ làm nên tuyệt phẩm King Kong năm 1933 – đạo diễn Ernest B. Schoedsack, biên kịch Merian C. Cooper, đồng kịch bản Ruth Rose và đặc biệt là “Phù thủy hiệu ứng” Willis O’ Brien.
Với một cốt truyện khác xoay quanh một con khỉ đột nổi loạn, tuy hiền lành hơn Kong nhưng vẫn là một sinh vật khổng lồ nguy hiểm, với tuyến nhân vật là Joe sống ở Châu Phi cùng với người bạn Jill Young (Terry Moore đóng), người đã nuôi chú Gorilla này từ nhỏ. Jill bị Max O’ Hara, một bầu show lắm lời, thuyết phục mang Joe đến mỹ để sử dụng như một vật câu khách chính cho hộp đêm với chủ đề rừng rậm của ông ta.
Để hoàn thành vai Max, đoàn làm phim một lần nữa tìm đến Robert Amstrong, người vốn chẳng xa lạ gì với vai Kong. Mighty Joe Young đạt đến cao trào với phân cảnh hỏa hoạn kinh hoàng ở cô nhi viện. Điều thú vị là phân đoạn dài này được quay với tông màu nâu trầm thay vì trắng đen. Để tạo ra các hiệu ứng chuyển động, O’ Brien được sự trợ giúp bởi một nhân viên trẻ Ray Harryhausen; và bộ phim đã giành giải Oscar cho hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất. Tuy nhiên, doanh thu phòng vé không như mong đợi đã dẫn đến việc hủy kế hoạch làm phần tiếp theo của bộ phim – Joe Meets Tarzan.
4. King Kong (2005)
Trong khi phiên bản 1976 của King Kong được làm ra với kịch bản được thay đổi khá nhiều, phiên bản làm lại năm 2005 lại được các nhà làm phim trung thành với phiên bản gốc năm 1933.
Sau thành công của loạt phim 3 phần Lord of the Rings, Peter Jackson hướng sự chú ý của mình vào việc vinh danh một trong những bộ phim mình yêu thích nhất. King Kong của Jackson được xem như một bom tấn phòng vé, đã xuất sắc giành giải Oscar danh giá cho hạng mục âm thanh và kỹ xảo hình ảnh, đồng thời cho thấy sự lột xác ngoạn mục của Naomi Watts trong vai Ann Darrow.
Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất của phim chính là thời lượng, bởi Jackson đã kéo dài thời lượng chuẩn từ 103 phút lên đến 190 phút. Sự dư dả này một mặt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hai phân cảnh, gồm phần thứ nhất khi nhà quay phim Carl Denham (Jack Black) chuẩn bị đi vào vùng đất hiểm họa để hoàn thành sản phẩm vĩ đại của mình; phần thứ hai là câu chuyện ở New York khi đoàn thám hiểm mang Kong về thành phố, nơi xảy ra trận chiến sinh tử của Kong trên tháp Empire State. Tuy nhiên, phần giữa có bối cảnh ở Đảo đầu lâu chính là lí do khiến bộ phim trở nên dài lê thê khi Jackson chuyển tâm điểm từ Kong sang bầy khủng long cùng những sinh vật hung bạo khác. Điều đó làm người ta nghĩ rằng Jackson có ý định làm một Công viên kỷ Jura cho riêng mình.
Dẫu vậy, bản thân nhân vật Kong vẫn là một tượng đài hùng vĩ với một loạt biểu cảm đa dạng trên gương mặt (như thường lệ, đảm nhận các kỹ xảo chuyển động vẫn là Andy Serkis); và hẳn là các fan của bộ phim Dead Alive sẽ vô cùng thích thú với dòng chữ “Sumatra Rat Monkey” xuất hiện trong cảnh khoang thuyền.
5. Kong: Skull Island (2017)
Bộ phim thứ hai trong chuỗi phim “Chạy thoát quái vật” của hãng Legendary – Kong: Skull Island năm 2017 thực sự là một bước cải tiến so với Godzilla năm 2014. Bộ phim có mạch nội dung được xoay chuyển linh hoạt, đôi khi pha chút sự ngớ ngẩn nhưng lại hết sức cuốn hút và hấp dẫn.
Một điều chắc chắn là với bộ phim này, tuyến nhân vật “con người” đã ít quan trọng hơn bao giờ hết, bởi hầu hết các chân dung người trong tác phẩm đều khá mờ nhạt. Nhân vật tỏa sáng duy nhất là Hank Marlow, được khắc họa bằng sự pha trộn giữa bản tính hài hước và đôi lúc là sợ hãi, do diễn viên John C. Reilly thủ vai. Là một phi công chiến đấu bị bỏ lại đảo Skull từ thời thế chiến thứ 2 (bối cảnh bộ phim năm 1973), Marlow đã chứng tỏ mình là nhân vật tốt bụng và vị tha nhất trong phim, một hình tượng hoàn hảo để thu hút khán giả.
Những nhân vật khác là một nhóm nhân vật theo mô típ cũ, gồm một nhà thám hiểm mạnh mẽ (Tom Hiddleston), một kẻ thích lý luận (Brie Lasrson), một quân nhân nhiệt huyết (Samuel L. Jackson), một nhân viên nhà nước (John Goodman), và nhiều nhân vật khác thuộc nhóm nhà khoa học cũng như binh lính. Tất cả cùng tham gia chuyến thám hiểm đổ bộ xuống Đảo đầu lâu và liên tiếp bị tấn công không chỉ bởi Kong mà còn bởi những sinh vật khổng lồ khác.
Nguồn: Screenrant
Theo Helino
Các quái vật khổng lồ oanh tạc và ghi danh lẫy lừng theo dòng phát triển của kỹ xảo điện ảnh
Trong những năm trở lại đây, người hâm mộ điện ảnh có thể nhận thấy sự trở lại của hàng loạt quái vật trong phim. Trước thềm "Rampage" ra mắt, cùng nhìn lại lịch sử điện ảnh của những sinh vật khổng lồ phá làng phá xóm trên màn bạc nhé!
Bom tấn mới nhất có sự góp mặt của "trái núi" Dwayne Johnson - Rampage (Siêu Thú Cuồng Nộ), dựa trên tựa game kinh điển cùng tên, cho thấy những quái vật khổng lồ đang có một sự trở lại ngoạn mục trên màn ảnh rộng. Và đó cũng là dấu mốc mới của lịch sử kỹ xảo điện ảnh vốn luôn song hành cùng những sinh vật đồ sộ này.
Trong những năm trở lại đây, người hâm mộ điện ảnh có thể nhận thấy sự "nóng" trở lại của những quái vật khổng lồ trên màn ảnh rộng thế giới. Có thể kế đến những cái tên quen thuộc như Godzilla cả phiên bản Mỹ và Nhật, Power Rangers, King Kong, Jurassic World, cho tới những "tân binh" như Pacific Rim hay sắp tới đây là Rampage. Đối với các nhà làm phim, những sinh vật có kích thước ngoại cỡ này luôn là một giấc mơ mà họ luôn ấp ủ đưa vào hiện thực thông qua tiến bộ của kỹ xảo hình ảnh. Ở một khía cạnh nào đó, việc đặt chúng bên cạnh những tòa nhà hay ngọn núi hùng vĩ chính là một trong số các "đỉnh cao" cần vươn tới của trí tưởng tượng con người từ thuở sơ khai của nghệ thuật thứ bảy.
Sự thật là, lịch sử điện ảnh chính là lịch sử của những màn phá hủy các thành phố lớn thông qua sức mạnh phi thường của những con thú đồ sộ được thả rông. Vậy chúng ta hãy cùng điểm danh những quái vật kinh điển nhất đã từng làm mưa làm gió trên màn bạc trước khi làm quen với chú gorilla lông trắng George nhé.
1. King Kong (1933)
Có lẽ King Kong là một trong số những quái vật khổng lồ đầu tiên trở nên nổi tiếng trong điện ảnh. Bộ phim theo chân chú linh trưởng ngoại cỡ đến từ một hòn đảo bí ẩn và tình yêu với một cô gái xinh đẹp, tuy nhiên vấp phải sự chống cựu từ con người do lo ngại sinh vật đồ sộ này sẽ phá hủy văn minh. King Kong không chỉ đặt nền móng quan trọng cho toàn bộ lịch sử của kỹ xảo điện ảnh, mà còn tạo nên mô típ kể chuyện thường thấy trong các bộ phim tương tự.
Nhân vật Kong được chính cha đẻ của kỹ thuật hoạt hình Stop Motion - Willis O'Brien - đích thân thực hiện đã để lại cho lịch sử điện ảnh rất nhiều những giây phút "để đời" như hình ảnh Kong leo lên tòa nhà Empire State ở New York, một tay cầm cô gái, tay kia đập tan những chiếc máy bay như đập ruồi.
King Kong là một tượng đài thường xuyên được các đạo diễn Hollywood dùng làm phép thử cho khả năng kỹ xảo của mình, mà gần đây nhất chính là phiên bản làm lại của Peter Jackson vào năm 2005 và Kong: Skull Island của Jordan Vogt-Roberts vào năm 2017 được quay tại Việt Nam.
2. The Lost World (1925)
Trước khi làm nên kiệt tác King Kong, Willis O'Brien đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của điện ảnh thế giới nói chung với sự ra mắt của The Lost World vào năm 1925. Bộ phim là tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Arthur Conan Doyle và là một "sân chơi" cho Willis thỏa sức dạo chơi với những sinh vật cổ đại có kích cỡ to lớn trong tưởng tượng của ông thông qua Stop Motion.
Tầm quan trọng của bộ phim đối với lịch sử điện ảnh đã được ghi nhận bởi Thư Viện Quốc Gia Hoa Kỳ. Khán giả có thể rất dễ dàng nhận ra sự ảnh hưởng của The Lost World lên các dòng phim hiện đại về quái vật và khủng long về sau này như Godzilla hay Jurassic Park.
3. Godzilla (1954)
Mặc dù lấy cảm hứng từ King Kong và hay The Lost World của Mỹ, nhưng Godzilla mới thực sự là cái tên đã khiến cho dòng phim này thực sự bùng nổ ở thị trường quốc tế. Được đạo diễn bởi Ishiro Honda và phần kỹ xảo bởi Eiji Tsuburaya, Godzilla giới thiệu một kỹ thuật mới trong việc mang lại sự sống cho một quái vật có kích thước phi thường như vậy: cho các diễn viên thay nhau khoác lên mình một bộ trang phục quái vật tha hồ đập phá trong một phim trường tí hon mô phỏng các thành phố Nhật Bản.
Bộ phim đã khiến "Kaiju" - từ tiếng Nhật của "Quái thú" trở nên nổi tiếng trong văn hóa đại chúng toàn cầu, mà điển hình chính là Pacific Rim. Kể từ đây, chúng ta đã có hàng loạt các phần tiếp theo, làm lại, spin-off, về Godzilla, cũng như các quái vật "đối thủ" của nó tới từ cả điện ảnh Nhật và Mỹ mà gần đây nhất là Shin Godzilla (2016) và Godzilla (2014).
4. Kraken - Clash of the Titans (1981)
Tiếp nối những thành công của Willis O'Brien, học trò cưng của ông là Ray Harryhausen đã tiếp tục thống trị màn bạc với vai trò "chăn" các quái vật Stop Motion trong điện ảnh trong mấy chục năm sau đó. Quái vật khổng lồ nổi tiếng nhất mà Ray từng thực hiện có lẽ không phải ai khác, chính là The Kraken trong Clash of the Titans - tác phẩm điện ảnh lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp.
Phiên bản làm lại năm 2010
Trong phim, Kraken là thú cưng của thần biển Poseidon và đã được thần Zeus thả ra để hủy diệt thành phố Argos. Nó đã bị hạ gục bởi người hùng Perseus khi anh sử dụng cái đầu của Medusa để biến nó thành đá. Clash of the Titans có thể được coi là một trong số những tác phẩm kinh điển nhất mọi thời đại và là một thành công vang dội về mặt kỹ xảo hình ảnh qua bàn tay của Ray Harryhausen.
Phim đã từng được làm lại vào năm 2010 với kỹ xảo máy tính ấn tượng và hình tượng quái vật Kraken hoàn toàn mới, mặc dù không mang lại thành công nào cho nhà sản xuất. Phần 2 của dòng phim Cướp biển vùng Caribbean cũng có phiên bản Kraken của riêng mình có hình dạng giống với loài Bạch Tuộc khổng lồ trong It Came from Beneath the Sea (1955), vốn cũng được thực hiện bởi Ray Harryhausen.
5. Mighty Joe Young (1949)
Quay trở lại với loài linh trưởng và Willis O'Brien, chúng ta phải nhắc tới Mighty Joe Young, một bộ phim đen trắng khác với đề tài quái vật mang nhiều tính "ăn theo" King Kong. Chú gorilla Mighty Joe Young trong phim không có kích thước khủng khiếp như Kong, nhưng lại truyền khá nhiều cảm hứng cho một dòng phim khá phổ biến một thời.
Vẫn được thực hiện bằng kỹ thuật Stop Motion truyền thống, bộ phim là lần đầu tiên chạm ngõ điện ảnh của Ray Harryhausen với vai trò một trợ lý của Willis O'Brien. Bộ phim đã từng được làm lại vào năm 1998, bên cạnh hàng loạt những bộ phim ăn theo chủ đề mối quan hệ giữa loài người và gorilla khác. Quan trọng nhất, chúng ta có thể thấy khá nhiều điểm tương đồng giữa Joe và George trong Rampage.
6. T-Rex - Jurassic Park (1993)
Vẫn được coi là một tượng đài điện ảnh cho tới tận ngày nay, Jurassic Park là một bước ngoặt quan trọng trong công nghệ kỹ xảo hình ảnh trong điện ảnh. Đây là lần đầu tiên các nhà làm phim chính thức bước ra khỏi cái bóng của kỹ thuật Stop Motion để khởi đầu cả một kỷ nguyên của CGI - kỹ xảo hình ảnh máy tính.
Phil Tippet - một họa sĩ hoạt hình nổi tiếng với các sản phẩm Stop Motion trong các tác phẩm kinh điển trước kia như Star Wars, Robocop... đã nhận trọng trách đưa những chú khủng long thời cổ đại vào thế giới loài người trong bộ phim của Stephen Spielberg. Qua hàng loạt những đoạn phim thử nghiệm sử dụng các búp bê khủng long Stop Motion, Tippet và Spielberg đã quyết định sử dụng công nghệ máy tính cho bộ phim.
Mặc dù vẫn có nhiều hạn chế về máy móc và kỹ thuật so với thời đại ngày nay, kỹ xảo mà họ sử dụng trong Jurassic Park phần đầu tiên vẫn chưa hề có dấu hiệu "hết đát" ngay cả khi so sánh với những bộ phim hiện đại của thế kỷ 21. Hình ảnh chú khủng long T-Rex khổng lồ phá hủy khu nhà tham quan của công viên khủng long sẽ mãi mãi hằn sâu trong ký ức của tất cả người hâm mộ điện ảnh.
7. Cloverfield (2008)
Những năm đầu thế kỷ 21, người hâm mộ dường như mất dần hứng thú với các quái thú ngoại cỡ quen thuộc trước kia, cho tới sự xuất hiện đầy bất ngờ của Cloverfield. Được đạo diễn bởi Matt Reeves và sản xuất bởi J. J. Abrams, sự ra đời của Cloverfield ở thời điểm đó chìm đắm trong một lớp màn "sương mù" của các bí ẩn. Suốt quá trình sản xuất, đoàn làm phim đã làm được một điều kỳ diệu khi giữ bí mật hoàn toàn về sự tồn tại của mình cho tới những ngày sát công chiếu của phim.
Cloverfield sử dụng cách thể hiện "found footage" - tận dụng từ góc nhìn tự nhiên của chính các nhân vật trong phim khiến cho phong cách này trở nên cực kỳ phổ biến sau này. Quái vật khổng lồ trong phim không xuất hiện quá nhiều do những thủ thuật tinh tế trong quá trình quay phim để tạo cảm giác như các nhân vật đang trải qua một trải nghiệm có thật, nhưng lại là một giải pháp "tiết kiệm" về mặt kỹ xảo hình ảnh.
Chỉ với một vài giây ngắn ngủi cuối phim, quái vật của Cloverfield chính là lần đầu tiên Hollywood có được một tên tuổi hoàn toàn mới lạ trong dòng phim này, cả về hình dạng lẫn cách thể hiện sau nhiều năm vắng bóng. Bản thân bộ phim cũng đã liên tiếp cho ra 2 phần phim liên quan, nhưng cũng khá độc lập trong 2 năm vừa qua là 10 Cloverfield Lane và The Cloverfield Paradox, cũng đều có sự ra mắt đầy kín tiếng và bất ngờ.
8. Kaiju - Pacific Rim và Pacific Rim: Uprising (2013 - 2018)
Những quái vật đồ sộ được gọi chung Kaiju theo tiếng Nhật trong dòng phim Pacific Rim chính là những "em bé" của thể loại phim đặc biệt này bên cạnh những phiên bản làm lại của các cái tên kinh điển như Kong hay Godzilla, nhưng chúng cũng đã gây được những tiếng vang không hề kém cạnh nhờ sự khác biệt của mình.
Lấy cảm hứng từ những quái vật từng thống trị màn ảnh rộng Nhật Bản bên cạnh Godzilla như Ghidora, Gamera... Kaiju của Pacific Rim không chỉ mang kích cỡ "vô đối", mà còn có rất nhiều hình dạng khác lạ, khả năng độc đáo cùng nguồn gốc thú vị.
Với sức mạnh kỹ xảo máy tính đã đạt tới những dấu mốc đáng nể, các Kaiju của Guillermo Del Toro đã đem lại làn gió mới cho người hâm mộ thể loại phim này một cách sống động nhất.
Chú gorilla George của Rampage hứa hẹn cũng sẽ trở thành một cái tên đáng chú ý trong đại gia đình những quái vật to lớn trong lịch sử điện ảnh. Và tất nhiên, một lần nữa các nhà làm phim lại có dịp thử thách giới hạn về sức mạnh kỹ xảo của mình trong việc hiện thực hóa không chỉ một chú linh trưởng lông trắng, mà còn cả những quái vật to vĩ đại khác trong phim, cũng như một cuộc chiến kinh thiên động địa, tàn phá những thành phố lớn. Rampage được ra rạp tại Việt Nam từ ngày 13/4/2018.
Trailer của "Rampage" (Siêu Thú Cuồng Nộ)
Theo Trí Thức Trẻ
Dàn người tình gợi cảm của khỉ Kong trên màn ảnh Vua khỉ có danh sách "người tình" toàn các mỹ nhân như: Brie Larson, Naomi Watts, Jessica Lange... Brie Larson - Kong: Skull Island (2017) Brie Larson là mỹ nhân mới nhất được khỉ Kong đem lòng yêu mến trên màn ảnh. Trong Kong: Skull Island, minh tinh sinh năm 1989 thủ vai phóng viên ảnh Mason Weaver trong đoàn thám hiểm tới...