5 cây phong thủy ‘ưa chịu khổ’, thích sống chậu nhỏ, ghét chậu to
Có những loại cây cảnh lại thích ‘chật chội’, không muốn được trồng trong những chậu to.
Khi trồng cây cảnh, đặc biệt các cây phong thủy nhiều người cho rằng trồng chậu càng to càng dễ phát triển. Tuy nhiên, có những cây lại thích chậu nhỏ, trồng chậu lớn dễ bị thối rễ, chế.t cây.
Cây kim ngân
Kim ngân là một trong những loại cây cảnh quen thuộc và được nhiều người trồng trong nhà hoặc trên bàn làm việc để giúp thu hút tài lộc. Tuy nhiên với nhiều người, cây kim ngân khá khó chăm sóc và dễ bị chế.t. Sở dĩ như vậy là do bạn chưa biết cách chăm chúng đúng cách và một nguyên nhân phổ biến là trồng trong chậu quá lớn.
Cây kim ngân có bộ rễ nông và cây dù lớn đến mấy thì bộ rễ vẫn không thể ăn sâu xuống đất. Bên cạnh đó, chúng cũng là loại cây chịu được hạn hán, không có nhu cầu tưới nước nhiều nên bạn không cần trồng trong chậu quá to để tránh làm cây bị úng hoặc thối rễ.
Cây kim ngân trồng chậu to dễ bị úng nước và thối rễ.
Lan quân tử
Mặc dù phần rễ của lan quân tử ăn sâu vào lòng đất nhưng bộ rễ của loại cây cảnh này lại khá mọng nước và mong manh nên để trồng được, bạn cần dùng đất tơi xốp, khoáng khí và thấm nước tốt.
Nếu đặt lan quân tử trong những chậu cây quá lớn, cây cảnh của bạn có thể phát sinh những vấn đề như dễ tích nước, khả năng thoáng khí kém… việc này rất bất lợi cho sự phát triển của bộ rễ lan quân tử. Do đó, khi trồng lan quân tử trong nhà, bạn nên sử dụng những chậu cây có kích cỡ nhỏ và không nên mua những chậu quá to.
Video đang HOT
Kim tiề.n là một loại cây cảnh có lá mọng nước và rễ cây cũng chịu được hạn nên khi trồng trong nhà, bạn không cần tưới nước quá nhiều. Vì vậy, nếu trồng trong chậu cây quá lớn, lượng nước được tới quá nhiều sẽ khiến cây kim tiề.n không thể hấp thụ được hết và có thể xảy ra tình trạng úng nước, thối rễ.
Trong trường hợp chậu cây kim tiề.n quá lớn, bạn có thể đổi chúng sang chậu có kích thước nhỏ hơn hoặc lót dưới đấy chậu gạch vụn, xốp… để tăng khả năng thoát nước và giúp đất thoáng khí.
Không phải ai cũng biết rằng lan càng cua là một trong những loại cây cảnh thuộc họ xương rồng. Và như chúng ta đều biết, xương rồng chính là thực vật mọng nước nên có khả năng chịu hạn rất cao và sợ đọng nước.
Bởi vậy, khác với nhiều loại cây cảnh thường thấy, lan càng cua không phù hợp trồng trong những chậu có kích cỡ quá lớn vì khả năng tích trữ nước của chậu cây cao nên có thể xảy ra tình trạng thối rễ hoặc động nước cho cây cảnh.
Hoa trường sinh được biết đến như một trong những loại cây cảnh tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu và sức khỏe dồi dào. Ngoài ra, những bông hoa trường sinh nhỏ li ti nhiều màu sắc và bắt mắt nên được nhiều người yêu thích và mua về trồng trong vườn nhà.
Tuy nhiên, khi trồng hoa trường sinh, bạn cần lưu ý không nên trồng chúng trong chậu quá to và chỉ nên trồng vào những chậu có kích cỡ vừa phải. Vì hoa trường sinh là loài mọng nước nên chúng rất sợ bị úng nước. Nếu trồng trong chậu to, cây cảnh này có thể gặp phải cảnh chế.t vì thối hoặc úng rễ và chẳng thể “sống trường sinh” như tên gọi của mình.
Nên trồng cây sung ở đâu?
Sung đóng vai trò cây phong thủy với ý nghĩa may mắn, sung túc, đủ đầy; nên trồng cây sung ở đâu là điều không ít người băn khoăn.
Với tên gọi mang ý nghĩa "đầy đủ", "sung túc", cây sung rất được người Việt Nam ưa chuộng. Nhiều gia đình trồng sung như một loại cây cảnh, cây phong thủy. Những quả sung mọc thành chùm, đan xen quấn quýt nhau được cho là thể hiện sự thịnh vượng của cả gia đình. Nhìn chung, loài cây này được cho là biểu tượng của may mắn, sức khỏe, tài lộc, thành công lâu bền.
Nên trồng cây sung ở đâu?
Nhiều người xếp sung vào nhóm cây "tứ linh" gồm đa- sung - sanh - si, bên cạnh nhóm cây "tam đa" là sung - vừng - tuế. Theo quan niệm phong thủy, cây sung rất hợp với những người tuổ.i Dần, Thìn, Tỵ và Mùi; mang lại năng lượng tích cực, giúp cân bằng và tăng cường may mắn, tài lộc cho những người thuộc các con giáp trên.
Nên trồng cây sung ở đâu?
Do cây sung mang nhiều ý nghĩa tốt lành, nó thường được trồng phía trước và trong vườn nhà, trước văn phòng hoặc các cơ sở kinh doanh. Người ta cho rằng vị trí trồng cây sung như vậy sẽ tạo ảnh hưởng tốt về phong thủy, mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho chủ nhân.
Cây sung phát triển rất nhanh, có thể đạt kich thước lớn nên việc trồng nó trước nhà sẽ tốn khá nhiều diện tích, cần phải cắt tỉa cành lá thường xuyên. Do đó ngày nay, khi trồng sung với mục đích làm cảnh hoặc phong thủy, nhiều người chọn cây sung bonsai, vừa đẹp và vừa tiết kiệm không gian.
Cây sung bonsai cần có dáng to đẹp, chắc khỏe vì mọi người quan niệm rằng, cây khẳng khiu nhỏ bé sẽ khiến vận khí giảm, trở nên èo uột. Nó cần được cắt tỉa thường xuyên để tránh trở nên quá rậm rạp.
Nếu muốn trồng cây sung to, trong điều kiện, đặc điểm nhà cửa vườn tược hiện nay, các gia đình nên trồng ở mé bên nhà hoặc sau nhà. Chúng sẽ được phát triển tự nhiên, cao lớn, cành lá và quả đều sum suê, đại diện cho sự hưng vượng của gia chủ. Quả và lá cây sung cũng rất hữu ích trong đời sống hàng ngày.
Cây sung có thể phát triển rất lớn.
Lưu ý khi trồng cây sung
Cây sung trưởng thành có thể phát triển rất to nên khi trồng trong vườn nhà, gia chủ cần chú ý để bảo đảm sự hài hòa của tổng thể cảnh quan.
Hiện nay trên thị trường có giống sung ta và sung Mỹ. Cây sung Mỹ dáng nhỏ, quả to. Cây sung ta thân xù xì, dáng cổ kính, quả sai hơn.
Sung cảnh không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song nếu muốn cây phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài, gia chủ cần chú ý bón lân và cắt tỉa. Cần điều tiết lượng nước tưới và số lần tưới để khống chế sinh trưởng của cây.
Phân bón cho cây sung có thể là phân chuồng ủ hoai hoặc NPK. Nên bón vào mùa mưa, hoặc bón xong phải tưới nước để tránh tình trạng cháy lá.
Những loại cây phát tài để bàn thờ hút tài lộc Hiện nay nhiều người thường chọn những loại cây tài lộc dùng để trưng trong nhà, trên bàn thờ nhằm mang đến tài lộc, vận hạn cũng như sức khỏe cho bản thân và gia đình. Trong phong thủy, những loài cây phát lộc giúp cho gia chủ thêm tài lộc, công việc, cuộc sống được suôn sẻ, gặp nhiều may mắn hơn....