5 câu nói khiến phụ nữ đức cạn phúc kiệt, đời sau phải nhận quả báo
Muốn một đời an yên, không để nghiệp lại cho con cháu thì phụ nữ phải cố gắng tránh tội khẩu nghiệp, đừng bao giờ nói những câu này.
Trong lời Phật dạy, tội nặng nhất con người phải gánh là tội khẩu nghiệp. Phụ nữ hưởng phúc báo nhiều hay ít, gánh nghiệp nặng hay nhẹ một phần phụ thuộc vào cái miệng ăn nói thế nào.
Một lời nói chứa đựng tâm ý xấu xa hòng hãm hại người khác thì sẽ là tội lớn. Lời nói dù không thể nhìn thấy nhưng có thể gây tổn thương khó ngờ. Vì thế, phụ nữ muốn một đời an yên, để phúc đức lại cho con cháu.
Trong lời Phật dạy, tội nặng nhất con người phải gánh là tội khẩu nghiệp – Ảnh minh họa: Internet
Lời tùy tiện đánh giá người khác
Đừng tùy tiện đánh giá tính cách, phẩm hạnh hay lối sống của người mà bạn chưa thật sự hiểu hết. Mỗi người đều có những nét đẹp riêng, cao quý hay thấp hèn cũng là một cá thể đáng được tôn trọng. Không ai đủ hoàn hảo để đánh giá ai tốt hay xấu. Đặc biệt, đừng tùy tiện nói lời xem thường gia đình người khác, vì bạn cũng muốn gia đình mình được tôn trọng.
Một người đàn bà thông minh sẽ không thích chê bai, đánh giá người khác. Vì họ muốn được người khác tôn trọng nên luôn học cách tôn trọng người khác.
Lời tục tĩu, khó nghe
Lời nói thốt ra sẽ thể hiện bản tính, tâm hồn của con người – Ảnh minh họa: Internet
Lời nói thốt ra sẽ thể hiện bản tính, tâm hồn của con người. Phụ nữ nói lời dễ nghe thì bụng dạ thiện lương. Phụ nữ nói lời tục tĩu, bậy bạ thì tâm tính khó lường, hẹp hòi. Vì thế, dù có tức giận đến đâu cũng đừng nói những lời khó nghe. Vì lời nói thốt ra sẽ thể hiện hình ảnh của bạn trong mắt đối phương, cũng là tạo hay phá phúc đức của riêng mình.
Lời xúc phạm, thương tổn người khác
Đàn bà độc mồm độc miệng là đang tự gieo nghiệp nặng nề cho bản thân và gia đình. Một lời xúc phạm, tổn thương người khác nghĩ thì đơn giản nhưng sẽ gây ra nỗi đau khó lành. Vì thế, muốn phúc đức vẹn toàn, con cháu đời sau được hưởng phúc báo thì đừng nói lời làm hại người khác. Nói thì dễ, nhưng bạn sẽ không biết hậu quả về sau thế nào.
Muốn phúc đức vẹn toàn, con cháu đời sau được hưởng phúc báo thì đừng nói lời làm hại người khác – Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Không nói hai lời
Một người đàn bà khôn ngoan luôn kiên định trong lời nói, thể hiện giá trị bản thân cao, không để ai xem thường. Ngược lại, đàn bà dại lại thường hai lời. Đây là kiểu người không rõ ràng, dễ khiến người khác xem thường, thậm chí gây hại cho người khác. Người nói hai lời sẽ tạo nghiệp không tốt, không có được lòng tin của ai, dễ cô độc cả đời.
Lời khiêu khích
Người nói lời lẽ khiêu khích, “cà khịa” người khác thường là người sân si, thích thể hiện – Ảnh minh họa: Internet
Người nói lời lẽ khiêu khích, “cà khịa” người khác thường là người sân si, thích thể hiện. Đây là kiểu người thường bị người khác tránh xa, không thích thân thiết. Và nếu những lời khiêu khích của họ gây hại cho người khác thì sẽ phải chịu tội nặng.
Phụ nữ nên giữ cái miệng của mình, nói những lời mang đến phúc đức cho bản thân và con cháu sau này, tránh tội khẩu nghiệp nặng nề về sau.
Phong Kim
Người phụ nữ bất hạnh thỉnh giáo thiền sư bí quyết hạnh phúc và câu trả lời khiến người người tỉnh ngộ
Trên đời ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, nhưng rốt cuộc hạnh phúc của nhân sinh là gì.
Người phụ nữ đi tìm bí quyết hạnh phúc
Một người phụ nữ bất hạnh tìm đến lão Thiền sư mong được Ngài chỉ dạy cho bí quyết nhân sinh hạnh phúc.
Lão thiền sư trang nghiêm trong tư thế kiết già, khung cảnh tĩnh lặng chỉ còn nghe tiếng suối chảy róc rách và tiếng lá khô xào xạc.
Thiền sư hỏi: "Xin hỏi nữ thí chủ, điều mà thí chủ đang bảo vệ là gì?".
Người phụ nữ chau mày suy nghĩ, rồi chắp tay đáp: "Bạch thiền sư, con u mê không hiểu Ngài đang muốn hỏi điều gì".
Thiền sư mỉm cười, ôn tồn giảng giải:
"Ta hỏi nữ thí chủ về điều mà thí chủ đang bảo vệ, vì điều đó quyết định thí chủ có được nhân sinh hạnh phúc hay không.
Người bảo vệ danh tiếng, thể diện, sĩ diện của bản thân, thì sẽ bực tức, oán hận khi có ai đó hạ nhục, coi thường mình.
Người bảo vệ gia tài, lợi lộc, thì khi bị mất mát tiền của sẽ đau như cắt từng khúc ruột, tranh đấu mãi khiến thân thể hao mòn.
Người bảo vệ sắc đẹp, thì ắt sinh lo buồn ủ rũ khi nhan sắc tàn phai theo năm tháng.
Người bảo vệ tình cảm nam nữ, thì không tránh khỏi thất tình khi bị hờ hững, phản bội.
Người bảo vệ tình cảm thân quyến, thì như ngọn cỏ trước gió, hễ người thân gặp phải chuyện gì thì chính mình cũng không gượng dậy được.
Không biết là, nữ thí chủ đang bảo vệ điều gì trong số đó đây?".
Người phụ nữ như bừng tỉnh ngộ. Cô nhận ra mình đang bảo vệ và ôm giữ tất cả những điều thiền sư nói. Thì ra, đấy chính là nguyên nhân cho nỗi bất hạnh đeo đẳng suốt cuộc đời cô.
"Bạch thiền sư, cảm tạ ngài khai thị. Vậy con phải bảo vệ điều gì thì mới có nhân sinh hạnh phúc đây?"
Thiền sư mỉm cười, nhẹ nhàng đáp:
"Thứ duy nhất mà thí chủ nên bảo vệ trên đời này chính là đạo đức. Người bảo vệ đạo đức thì không lo sợ khi mất tiền của, vì tiền của mất đi không hao tổn đến đức hạnh của anh ta. Người đó cũng không bực tức khi bị sỉ nhục, không thất vọng khi bị lạnh nhạt, không bất an khi gia đình có chuyện chẳng hay, không lo buồn theo năm tháng, vì sỉ nhục, lạnh nhạt, hoạn nạn và tuổi già cũng không động đến được đạo đức của anh ta. Anh ta sẽ vui vẻ khi được người chỉ ra lỗi lầm, cảm ơn khi bị người bôi nhọ, vì đó là cơ hội tốt để tu dưỡng đức hạnh. Người như vậy chẳng phải là nhân sinh hạnh phúc lắm ư".
Phúc đức đến từ thiện lương
Một vị doanh nhân thường lặng lẽ gửi tiền ủng hộ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù vậy, ông không bao giờ xuất hiện mà luôn nhờ người khác liên hệ giúp mình, bởi ông không muốn các em biết mình là ai.
Có người không hiểu hỏi nguyên cớ vì sao, ông đáp: "Một là để giữ gìn sự tôn nghiêm cho các em, để các em được giúp đỡ với lòng tự tôn. Hai là để các em không mang gánh nặng tư tưởng khi nghĩ tới việc báo đáp tôi thế nào".
Người ấy vẫn không hiểu, lại hỏi rằng: "Thế anh mong cầu điều gì?"
Ông nói: "Nếu chỉ để mong cầu thì có lẽ tôi đã không làm việc ấy. Những năm qua công ty tôi làm ăn khá thuận lợi, từ công ty nhỏ thành công ty lớn, từ công ty yếu thành công ty mạnh. Tôi luôn tự hỏi, phải chăng đó là ưu ái mà ông Trời dành cho mình? Bởi vậy, tôi làm chút việc tốt không phải vì muốn nổi danh, mà chỉ là để mình xứng đáng hơn".
Kỳ thực, những gì bạn làm cho người khác cũng chính là làm cho bản thân mình. Cho yêu thương, bạn sẽ gặt hái yêu thương; trao hy vọng, bạn sẽ tăng thêm hy vọng. Vậy nên, nếu bạn muốn được yêu thương, thì trước tiên hãy yêu thương người khác, nếu bạn muốn người khác đối xử tốt với mình, trước tiên hãy đối xử tốt với họ.
Sinh mệnh giống như một tiếng vọng, bạn dành lương thiện cho người khác, cuối cùng thiện lương lại quay trở về bên bạn. Dù bạn đối xử tốt với ai, thì nhìn xa hơn thực ra lại là tốt với chính mình. Khi bạn phát hiện thấy từng nhành cây, ngọn cỏ, từng bông hoa đều đang mỉm cười với bạn; khi bạn phát hiện ra rằng mọi chuyện đều hanh thông thuận lợi; khi bạn phát hiện ra những người xung quanh ngày càng yêu mến bạn, thì đó chính là tiếng vọng lại của thiện lương.
Lục tổ Huệ Năng từng giảng: "Mọi phúc lành đều không tách khỏi chữ Tâm".
Đúng vậy, trên mảnh đất trái tim nếu chúng ta ươm xuống những hạt giống lương thiện, thì sẽ có một ngày chúng kết trái đơm hoa.
Khi bạn trao đi thiện lương, có thể bạn sẽ không nhận được sự báo đáp ngay lập tức; nhưng nhất định vào một thời điểm khác, trong một hoàn cảnh khác, Trời xanh đã tự có an bài...
Theo Minh Ngọc/Khỏe & Đẹp
Đời người lắm lúc: Xinh đẹp thông minh, tưởng "phúc" nhưng là "họa", ngốc nghếch tưởng "họa" lại là "phúc" Đời người ai cũng muốn thông minh xinh đẹp nhưng đôi khi đó lại chưa hẳn là phúc. 1. Dung mạo xinh đẹp - Tưởng "phúc" nhưng là "hoạ" Câu chuyện thời Đức Phật tại thế, có một mỹ nữ sắc nước hương trời vô cùng diễm lệ. Từ khi còn nhỏ, nàng đã xinh đẹp như một đoá sen tinh khôi dịu...