5 câu hỏi chờ lời giải trong vụ thanh tra chùa Bồ Đề
Theo kế hoạch, chiều nay (19/8), UBND quận Long Biên sẽ thông báo chính thức kết luận thanh tra chùa Bồ Đề sau nghi án mua bán trẻ mồ côi chấn động dư luận. Xung quanh vấn đề này, nhiều người mong đợi bản kết luận sẽ trả lời được 5 câu hỏi dư luận đang quan tâm.
Như tin đã đưa chiều ngày 1/8, cơ quan cảnh sát điều tra nhận được đơn tố giác của anh Nguyễn Thành Long (trú tại Khu đô thị Việt Hưng, Giang Biên, Long Biên, Hà Nội) về việc cháu Cù Nguyên Công, cháu bé mà anh Long vẫn thường xuyên đón ở chùa Bồ Đề về nhà chăm sóc, bị mất tích.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng PC 45 đã phối hợp với Công an quận Long Biên, Hà Nội, tiến hành điều tra. Đến ngày 2/8, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Thanh Trang, làm quản lý khu nuôi trẻ mồ côi tại chùa Bồ Đề và Phạm Thị Nguyệt ở Yên Khánh (Ninh Bình) để điều tra về hành vi mua bán trẻ em. Qua tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra xác định, cháu bé bị bán với giá 35 triệu đồng.
Sau khi sự việc trên bị phanh phui, UBND quận Long Biên, Hà Nội đã phối hợp với Sở LĐTBXH, Sở Tư pháp, Hội Phụ nữ, Mật trận Tổ quốc TP Hà Nội lập 2 đoàn thanh tra, chia ra làm 5 tổ công tác tiến hành thanh tra toàn diện các hoạt động của chùa Bồ Đề.
Theo dự kế hoạch chiều nay, UBND quận Long Biên sẽ công bố công khai kết luận thanh tra toàn diện chùa Bồ Đề. Tuy nhiên, xung quanh bản kết luận thanh tra sẽ được công bố ngày hôm nay này, dự luận mong chờ bản kết luận sẽ trả lời được rõ 5 câu hỏi đang được mong chờ.
Câu hỏi thứ nhất: Sư trụ trì Thích Đàm Lan có liên quan đến việc mua bán trẻ em?
Vấn đề này trước đó đã ít nhiều được gợi mở khi đại diện lãnh đạo Hà Nội cho biết, theo chỉ đạo của thành phố, cơ quan điều tra đa vào cuộc và đã có kết luận bước đầu. Theo đó sai phạm chủ yếu liên quan bảo mẫu Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt và hiện cả hai đã bị khởi tố, tạm giam.
Đê câp đên trach nhiêm nhiệm của sư thây trụ trì Thích Đàm Lan, đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, quá trình điều tra xác định sư thây không liên quan việc mua bán trẻ em của hai nghi can trên. Ông Long cho biết, theo bao cao sơ bô ban đâu, đê xay ra sư viêc như vưa qua, sư thây Thich Đam Lan không hăn không co trach nhiêm nhưng không liên quan đên viêc mua ban tre em.
“Sư Lan là người tốt tính, vì việc đức việc thiện nên đã cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Qua sự việc này để lại cho các cơ quan quản lý nhà nước bài học lớn về quản lý trẻ bị bỏ rơi và lang thang cơ nhỡ, những người kém may mắn”, đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết.
Tuy nhiên, dư luận vẫn đặt câu hỏi để xảy ra sự việc trên, trách nhiệm của sư thầy trụ trì Thích Đàm Lan sẽ như thế nào?
Sau khi vụ việc mua bán trẻ em bị phát giác, chùa Bồ Đề đã khóa chặt khu nuôi dưỡng các trẻ nhỏ. Ảnh: Mỹ Dung
Video đang HOT
Câu hỏi thứ 2: Trước Cù Nguyên Công, tại chùa Bồ Đề liệu đã có cháu nhỏ nào bị bán?
Những ngày qua, sau khi vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề bị phanh phui, dự luận không ít người đặt câu hỏi liệu trước cháu nhỏ Cù Nguyên Công bị bán đã từng có cháu nhỏ nào phải chịu chung số phận?.
Sự nghi ngờ trên càng được đẩy lên cao sau khi nghi án buôn bán trẻ sơ sinh bị phanh phui, không ít người từng hoạt động thiện nguyện ở chùa Bồ Đề đã làm đơn tố giác với cơ quan công an về sự “biến mất” kỳ lạ của 11 cháu bé trong chùa.
Theo thông tin đến thời điểm này, 10 trong 11 cháu bé đang sống với gia đình chỉ có một cháu bé được cho làm con nuôi. Tuy nhiên, hiện có nhiều nguồn tin không thống nhất về số phận này. Vì vậy, dư luận vẫn đang chờ một lời khẳng định chắc chắn về số phận của 11 trẻ mồ côi này.
Câu hỏi thứ 3: Cuộc sống của các cháu nhỏ được nuôi dưỡng trong chùa Bồ Đề như thế nào?
Theo thông tin từ Công an quận Long Biên, việc nuôi dưỡng trẻ tại chùa Bồ Đề có từ hơn 10 năm qua. Manh nha của sự việc xuất phát từ một số người phụ nữ sinh con, nhưng hoàn cảnh éo le không thể nuôi dưỡng nên họ mang đến cửa chùa để nhờ nuôi giúp.
Khi được nhà chùa dang tay cứu giúp, rất nhiều mảnh đời bất hạnh đã được thay đổi cuộc sống, trưởng thành, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Vẫn theo Công an quận Long Biên, hiện trong chùa có 22 em nhỏ đang đi học văn hóa và đầu năm học mới này có thêm gần 10 cháu nữa đến trường. Vì vậy, nếu đưa các em vào các Trung tâm Bảo trợ xã hội thì cuộc sống sinh hoạt và học tập sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, điều dư luận quan tâm lúc này là trong suốt thời gian qua, các cháu nhỏ mồ côi đã được nhà chùa nuôi dưỡng trong điều kiện nào, đã có bao nhiêu cháu trưởng thành, cuộc sống hiện tại ra sao?
Câu hỏi thứ 4: Số phận trẻ mồi côi sẽ như thế nào sau vụ mua bán trẻ em bị phanh phui?
Cách đây một tuần, sau khi kết thúc việc thanh tra, Quận ủy Long Biên đã họp bàn và đưa ra 2 hướng để giải quyết “số phận” các trẻ nhỏ mồ côi đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề sau nghi án mua bán trẻ em rúng động dư luận bị phanh phui trong những ngày vừa qua.
Tại cuộc họp trên, Quận uỷ Long Biên đã thống nhất đề nghị lên lãnh đạo TP Hà Nội giải quyết vụ việc ở chùa Bồ Đề theo 2 hướng: một là duy trì sự hoạt động nuôi dưỡng người cơ nhỡ tại chùa Bồ Đề và đề nghị các cấp chính quyền vào cuộc quản lý theo qui định pháp luật.
Hai là, với những người già, trẻ em đang sống nhờ tại chùa Bồ Đề thì rà soát, lập kế hoạch để tìm kiếm các thông tin gia đình của trẻ, nếu còn người thân thì chuyển trẻ về với gia đình. Trường hợp không còn người thân thì chuyển về các cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận chăm sóc nuôi dưỡng.
Việc đề xuất 2 phương án này của Quận ủy Long Biên trùng với đề xuất của Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội trước đó. Hai ngày trước khi Quận ủy Long Biên họp, khi được hỏi về phương án giải quyết với những trẻ mồ côi đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề, ông Đặng Văn Bất, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội Hà Nội cũng cho biết, Sở đã yêu cầu các trung tâm bảo trợ xã hội thống kê, rà soát để báo cáo năng lực tiếp nhận các cháu ở chùa Bồ Đề khi có chỉ đạo chính thức của thành phố.
Ông Bất cho hay, về lý thuyết vẫn để ngỏ hai phương án. Một là cấp phép để chùa Bồ Đề thành lập trung tâm bảo trợ xã hội. Hai là giải tán cơ sở nuôi dưỡng trẻ tại chùa, rà soát, phân loại đưa các cháu về địa phương nếu có địa chỉ cụ thể. Những trường hợp không có địa chỉ sẽ được chuyển tới các Trung tâm bảo trợ xã hội công lập của thành phố.
Rõ ràng với các đề xuất đã được đưa ra, tới đây nhiều khả năng các cháu nhỏ mồ côi sẽ được gửi trả về gia đình (trong trường hợp xác nhận được địa chỉ) còn những trường hợp khác sẽ được nuôi dưỡng tại một trung tâm bảo trợ xã hội của Hà Nội. Tuy nhiên, hiện sư thầy Thích Đàm Lan cũng đang lên tiếng mong muốn tiếp tục nuôi dưỡng trẻ mồ côi tại chùa. Vậy số phận của các trẻ nhỏ này sẽ như thế nào sau bản kết luận thanh tra?
Câu hỏi thứ 5: Sau sự việc chùa Bồ Đề, Hà Nội có biện pháp gì để tránh xảy ra tình trạng tương tự trong tương lai?
Sau khi vụ việc mua bán trẻ em bị phanh phui, trao đổi với báo chí ông Đăng Văn Bât, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội khẳng định, trong thời gian gần đây, khi kiểm tra, rà soát trên toàn thành phố, Sở phát hiện thêm một số cơ sở khác, nhất là các cơ sở tôn giáo, cũng đang nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi như tại chùa Bồ Đề.
Đó có thể là một tiếng chuông cảnh báo nữa về tình trạng buông lỏng quản lý trong việc nuôi dưỡng trẻ mồ côi ở Hà Nội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra lúc này là, sau khi vụ việc xảy ra ở chùa Bồ Đề được phanh phui, Hà Nội sẽ có biện pháp gì để hạn chế tình trạng tương tự và giải quyết những trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi giống chùa Bồ Đề để không xảy ra một sự việc đáng tiếc?.
Theo_VnMedia
Ngày mai, công bố kết luận thanh tra chùa Bồ Đề
Theo kế hoạch, chiều ngày mai (19/8), UBND quận Long Biên sẽ công bố kết luận thanh tra toàn diện chùa Bồ Đề sau nghi án bán trẻ sơ sinh gây rúng động dư luận vừa qua.
Trước đó, tra lơi câu hoi cua phong viên vê vu viêc mua ban tre em ơ chua Bô Đê (Long Biên), ông Phan Đăng Long, Phó Ban tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội cho biết, theo chỉ đạo của thành phố, cơ quan điều tra đa vào cuộc và đã có kết luận bước đầu. Theo đó sai phạm chủ yếu liên quan bảo mẫu Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt và hiện cả hai đã bị khởi tố, tạm giam.
Đê câp đên trach nhiêm nhiệm của sư thây trụ trì Thích Đàm Lan, ông Long thông cho biêt, quá trình điều tra xác định sư thây không liên quan việc mua bán trẻ em của hai nghi can trên. Ông Long cho biết, theo bao cao sơ bô ban đâu, đê xay ra sư viêc như vưa qua, sư thây Thich Đam Lan không hăn không co trach nhiêm nhưng không liên quan đên viêc mua ban tre em.
"Sư Lan là người tốt tính, vì việc đức việc thiện nên đã cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Qua sự việc này để lại cho các cơ quan quản lý nhà nước bài học lớn về quản lý trẻ bị bỏ rơi và lang thang cơ nhỡ, những người kém may mắn", ông Long nhấn mạnh.
Khu nuôi tre mô côi cua chua Bô Đê luôn khoa chăt công sau khi sư viêc môt bao mâu ban tre nho bi phat giac. Anh: Nhất Minh
Liên quan đến bản kết luận sẽ được công bố vào chiều ngày mai, tuần trước, sau khi kết thúc việc thanh tra, Quận ủy Long Biên đã họp bàn và đưa ra 2 hướng để giải quyết "số phận" các trẻ nhỏ mồ côi đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề sau nghi án mua bán trẻ em rúng động dư luận bị phanh phui trong những ngày vừa qua.
Tại cuộc họp trên, Quận uỷ Long Biên đã thống nhất đề nghị lên lãnh đạo TP Hà Nội giải quyết vụ việc ở chùa Bồ Đề theo 2 hướng: một là duy trì sự hoạt động nuôi dưỡng người cơ nhỡ tại chùa Bồ Đề và đề nghị các cấp chính quyền vào cuộc quản lý theo qui định pháp luật.
Hai là, với những người già, trẻ em đang sống nhờ tại chùa Bồ Đề thì rà soát, lập kế hoạch để tìm kiếm các thông tin gia đình của trẻ, nếu còn người thân thì chuyển trẻ về với gia đình. Trường hợp không còn người thân thì chuyển về các cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận chăm sóc nuôi dưỡng.
Việc đề xuất 2 phương án này của Quận ủy Long Biên trùng với đề xuất của Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội trước đó. Hai ngày trước khi Quận ủy Long Biên họp, khi được hỏi về phương án giải quyết với những trẻ mồ côi đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề, ông Đặng Văn Bất, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội Hà Nội cũng cho biết, Sở đã yêu cầu các trung tâm bảo trợ xã hội thống kê, rà soát để báo cáo năng lực tiếp nhận các cháu ở chùa Bồ Đề khi có chỉ đạo chính thức của thành phố.
Ông Bất cho hay, về lý thuyết vẫn để ngỏ hai phương án. Một là cấp phép để chùa Bồ Đề thành lập trung tâm bảo trợ xã hội. Hai là giải tán cơ sở nuôi dưỡng trẻ tại chùa, rà soát, phân loại đưa các cháu về địa phương nếu có địa chỉ cụ thể. Những trường hợp không có địa chỉ sẽ được chuyển tới các Trung tâm bảo trợ xã hội công lập của thành phố.
Tuy nhiên, ông Phó giám đốc Sở cũng thừa nhận khả năng cấp phép cho chùa theo phương án một khó khả thi. "Nếu theo đúng các quy định về việc thành lập cơ sở bảo trợ ngoài công lập, việc cấp phép cho chùa Bồ Đề là rất khó. Về môi trường, cơ sở vật chất, diện tích đất trung bình... chùa đều không đủ điều kiện để nuôi dưỡng 106 trẻ em và 39 người cao tuổi. Chưa nói đến đội ngũ chăm sóc không được đào tạo các kỹ năng cần thiết", ông Bất nêu.
Vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề bị phanh phui khi chiều ngày 1/8, cơ quan cảnh sát điều tra nhận được đơn tố giác của anh Nguyễn Thành Long (trú tại Khu đô thị Việt Hưng, Giang Biên, Long Biên, Hà Nội) về việc cháu Cù Nguyên Công, cháu bé mà anh Long vẫn thường xuyên đón ở chùa Bồ Đề về nhà chăm sóc, bị mất tích.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng PC 45 đã phối hợp với Công an quận Long Biên, Hà Nội, tiến hành điều tra. Đến ngày 2/8, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Thanh Trang, làm quản lý khu nuôi trẻ mồ côi tại chùa Bồ Đề và Phạm Thị Nguyệt ở Yên Khánh (Ninh Bình) để điều tra về hành vi mua bán trẻ em. Qua tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra xác định, cháu bé bị bán với giá 35 triệu đồng.
Sau khi sự việc trên xảy ra, UBND quận Long Biên, Hà Nội đã phối hợp với Sở LĐTBXH, Sở Tư pháp, Hội Phụ nữ, Mật trận Tổ quốc TP Hà Nội lập 2 đoàn thanh tra, chia ra làm 5 tổ công tác tiến hành thanh tra toàn diện các hoạt động của chùa Bồ Đề.
Theo_VnMedia
Hôm nay sẽ có kết luận thanh tra chùa Bồ Đề Theo kế hoạch, hôm nay (11.8), UBND quận Long Biên sẽ có kết luận thanh tra toàn diện về chùa Bồ Đề - nơi liên quan đến nghi án mua bán trẻ em rúng động dư luận trong những ngày vừa qua. Trước đó, UBND quận Long Biên, Hà Nội phối hợp với Sở LĐTBXH TP đã quyết định lập đoàn thanh tra...